Thursday,
July 18, 2013 5:27:10 PM
SÀI
GÒN (NV) .- Một nhóm gồm 65 blogger ở
Việt Nam vừa ký tên vào tuyên bố sẽ thực thi nghiêm túc các nguyên tắc mà Hội
đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã đề ra.
Logo
cổ động cho tuyên bố thực thi nhân quyền của 65 blogger. (Hình: Internet)
Theo
đó, họ sẽ: Tiếp tục xúc tiến và truyền đạt đến dân chúng Việt Nam các quyền của
mỗi công dân bằng cách phân phối công khai bản Tuyên ngôn Nhân quyền, tổ chức
các diễn đàn công khai để thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam và vận động cho
những cải thiện cần thiết trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền.
Họ
cũng sẽ tiếp tục giám sát, báo cáo và bình luận công khai về sự cải thiện, thụt
lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với sự tập trung vào vấn đề chính sách
và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do chính quyền Việt Nam thực
hiện.
Trong
tuyên bố, nhóm blogger này giải thích, những mục tiêu mà họ nhắm tới chính là
thực thi các nguyên tắc của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Họ sẽ hành động
dựa trên các nguyên tắc đó và việc tuân thủ các nguyên tắc đó vốn là nghĩa vụ
của chính quyền Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Bản
chụp chữ ký của những blogger tham gia ký tên vào tuyên bố thực thi nhân quyền.
(Hình: Internet)
Nhà
cầm quyền CSVN đang tìm nhiều cách để có thể trở thành thành viên của Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Về
nguyên tắc, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm tăng cường việc
xúc tiến và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, giải quyết tình trạng vi phạm
nhân quyền và đưa ra khuyến nghị.
Do
vậy, để có thể trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, giai
đoạn 2014-2016, Việt Nam phải hợp tác với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và
duy trì “những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.
Đó
là lý do để các blogger khẳng định, chính quyền Việt Nam phải xem lại tình
trạng nhân quyền ở Việt Nam, dân chúng Việt Nam cũng phải có quyền tự do tư
tưởng và biểu đạt, bởi trách nhiệm thực thi “những chuẩn mực cao nhất trong
việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền” cần được áp dụng không chỉ trên bình diện
quốc tế, mà còn phải áp dụng ngay tại Việt Nam.
Dựa
trên các tiêu chí, nguyên tắc về bảo vệ và thực thi nhân quyền ở phạm vi toàn
cầu – điều mà nhà cầm quyền CSVN không thể chối bỏ khi vận động cộng đồng quốc
tế để được chọn làm thành viên Hội đồng Nhân quyền liên Hiệp Quốc, nhiệm kỳ
2014-2013, 65 blogger Việt Nam kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc chú ý
và chính quyền Việt Nam loại bỏ điều 258 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Điều
258 được đặt định để xử phạt những người bị cáo buộc là “lợi dụng các quyền tự
do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân”.
Trong
vài tháng qua, ba blogger: Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy đã bị
tạm giam với cáo buộc vi phạm điều 258.
Cũng
trong thời điểm này, một số blogger khác bị tạm giữ sau khi phân phát Tuyên
ngôn Nhân quyền, lý do bị tạm giữ cũng vì có dấu hiệu “lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.
Các
blogger Việt nhận định, điều 258 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam vi phạm điều 19
của Tuyên ngôn Nhân quyền. Điều 19 trong Tuyên ngôn Nhân quyền khẳng định: “Mọi
người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư
tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và
ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”.
Các
blogger Việt Nam tin rằng, bởi mỗi quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc phải thúc đẩy nhân quyền ở cả trong lẫn bên ngoài quốc gia đó,
Việt Nam cần loại bỏ điều 258 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam để dân chúng Việt
Nam được tự do học hỏi về nhân quyền cũng như thúc đẩy nhân quyền.
Các
blogger Việt Nam hi vọng, các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc sẽ thúc đẩy
Việt Nam thực hiện điều này khi Việt Nam vận động để được bầu làm thành viên
của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Việt
Nam sẽ phải tiếp tục có những cam kết về cải thiện nhân quyền. Cộng đồng quốc
tế nên xem việc loại bỏ điều 258 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam như một bằng
chứng về thiện chí và nỗ lực thực hiện những cam kết đó.
Cuối
tuyên bố, 65 blogger Việt Nam dẫn lời ông Ban Ki-moon - Tổng thư ký Liên Hiệp
Quốc: “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội
đồng Nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động” - để nhấn
mạnh: Là những người vận động cho tự do biểu đạt ở Việt Nam và là nạn nhân của
các vi phạm nhân quyền vì những hoạt động của mình, chúng tôi xem việc ứng cử
của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền như một cơ sở cho các cuộc thảo luận có
tính xây dựng về nhân quyền ở đất nước chúng tôi. (G.Đ)
--------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment