Monday, 26 November 2012

XUNG QUANH NGHỊ ĐỊNH MỚI CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỀ TÔN GIÁO (Trịnh Viên Phương - Danlambao)




27-11-2012

Hiện nay các tôn giáo ở Việt Nam đang xôn xao bàn tán về nghị định mới do chính phủ vừa ban hành về chính sách với tôn giáo. Nghị định này có tên là nghị định số: NĐ 92/2012/NĐ-CP ngày 08.11.2012 có hiệu lực từ ngày 01.01.2013 (gọi tắt là NĐ 92). Nghị định này được ban hành nhằm thay thế cho nghị định số: NĐ 22/2005/NĐ-CP ban hành ngày 01.03.2005 (gọi tắt là NĐ 22).

So sánh với NĐ 22 thì NĐ 92 thì đa số đều quan ngại nhà nước đang xiết dần cách quản lý các tôn giáo. Báo hiệu thời kỳ khó khăn cho các tổ chức tôn giáo dù có hay không có tư cách pháp nhân hiện nay ở Việt Nam. Đây là một bước lùi trong việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng cần được báo động trên các diễn đàn trong và ngoài nước.

Tổng quát về Nghị định 92:

NĐ 92 này gồm có 5 chương với 46 điều khoản. Quan trọng nhất là chương III về Tổ chức tôn giáo và chương IV nói về Hoạt động tôn giáo. Hai chương này có 36 điều khoản trong tất cả 14 mục có những quy mập mờ về thuật ngữ pháp lý và chồng chéo nhau về nội dung. Có những thuật ngữ mới lại được giải thích ngay trong phần nội dung lẽ ra những thuật ngữ pháp lý cần được giải thích ngay từ đầu trong chương I phần Những quy định chung. Rồi thì khi yêu cầu các tổ chức tôn giáo tra xem những văn bản pháp luật hay những quy định khác có liên quan thì không nói rõ đó là những quy định nào và văn bản nào rõ ràng để người thi hành dễ tìm thấy.

B. Một số điều khoản cho thấy không có sự tự do trong hoạt động tôn giáo tại Việt Nam

1. Trong khoản 1a điều 6 của nghị định này nêu: "Để được đăng ký hoạt động tôn giáo thì các tổ chức tôn giáo cần có hơn 20 năm đăng ký sinh hoạt tôn giáo và không bị phạt vi phạm hành chính". Đây được coi như là thách đố. Không có 1 tổ chức nào dù là chùa chiền hay nhà thờ đăng ký sinh hoạt với UBND xã hơn 20 năm trở lên mà không có vi phạm hành chính. Ban đầu người ta mới lập chùa, hay nhà nguyện thì xã đã đến phạt rồi. Rồi những khi cơ sở xuống cấp người ta chỉ xây cái tường chống trộm thì cũng bị dính văn bản phạt rồi. Sẽ không có tổ chức tôn giáo nào mới đăng ký sẽ lọt qua khoản này. Đây coi như là 1 bước lùi của NĐ 92 so với NĐ 22.

2. Nhà cầm quyền quá chen sâu vào các sinh hoạt tôn giáo: việc sinh hoạt, xây cất trùng tu, xử lý nội bộ các tôn giáo, các chương trình riêng tư của các tôn giáo... tất cả đều phải thông báo cho các cơ quan của chính quyền từ xã, huyện, tỉnh lên trung ương.

3. Việc đào tạo các chức sắc tôn giáo cũng phải bị ràng buộc học về Lịch sử Việt Nam và Pháp luật Việt Nam. Đây là 2 môn học bắt buộc do Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Công an đến trực tiếp các trường của tôn giáo để dạy 2 môn này theo các khoản 2 điều 14 và khoản 3 điều 42 của NĐ 92.

4. Việc xuất cảnh của các chức sắc tôn giáo cũng phải báo trước cho chính phủ biết và có lý do mới được đi ra nước ngoài. Cũng như việc nhập cảnh của các chức sắc tôn giáo nước ngoài đến Việt Nam giảng dạy thì hết sức nhiêu khê, phải qua Bộ Công an và Bộ Truyền thông - thông tin

5. Công dân nước ngoài sinh sống tại Việt Nam khi sinh hoạt tôn giáo cũng phải "xin phép" mới được đến sinh hoạt tại các cơ sở tôn giáo hợp pháp tại Việt Nam theo khoản 2 điều 40 và toàn bộ điều 41 của NĐ 92.

6. Việc thuyên chuyển các chức sắc tôn giáo thì phải đăng ký xin phép nơi đi và nơi đến. Trong NĐ 22 chỉ cần thông báo cho nơi đi và làm thủ tục nhập hẩu cho nơi đến.

7. Việc đăng ký theo học các khóa học hay chương trình đào tạo của tôn giáo thì chịu quản lý từ cấp xã, huyện, tỉnh và đến cấp trung ương. Người nước ngoài muốn theo học tại các trường tôn giáo được thành lập hợp pháp tại Việt Nam thì phải chịu quản lý ngặt nghèo của bộ công an

8. Việc tôn tạo, trùng tu các cơ sở tôn giáo hay công trình phụ trợ (hàng rào, nhà khách) đều phải xin phép.

C. Phản ứng của các chức sắc tôn giáo tại Việt Nam

Đa số đều cho rằng NĐ 92 là bước lùi về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như hiến pháp đã nêu. Đây là bước siết chặt các hoạt động tôn giáo so với NĐ 22. Một số ít các hòa thượng, Linh mục và mục sư thì cho hay họ chưa đọc kỹ nên không có ý kiến họ sẽ tham khảo ý kiến các luật sư và hẹn sẽ trình bày trong dịp khác.










No comments:

Post a Comment

View My Stats