Bauxite
Việt Nam
27-11-2012
Trong
một bài viết ngắn trên BVN – bài Thủ
đoạn thâm hiểm nhưng bản chất du côn phơi bày quá rõ http://www.boxitvn.net/bai/42892 – chúng tôi có tỏ ý tán đồng một giái pháp
do bạn đọc đề xuất nhằm trả đũa hữu hiệu với thủ đoạn khiêu khích mới đây của
bọn đế quốc cộng sản Tàu cho in bản đồ hình lưỡi bò lên hộ chiếu của chúng để
du khách TQ ngang nhiên cầm vào các cửa khẩu nước ta, đó là Nhà nước mua lại
bản quyền biểu tượng No-U đang phổ biến rộng rãi trong dân chúng, để dùng biểu
tượng đó khắc con dấu và nhất loạt đóng lên những tấm hộ chiếu ngang ngược của
bọn chúng, một khi du khách Trung Quốc thò hộ chiếu ra ở bất kỳ cửa khẩu quốc
tế nào.
Khi
đưa lại đường link bài viết này, BBT trang Ba Sàm có lời bình, cho rằng hình
thức đó e có phần “dân dã”. Nhưng các bạn BT trang BS không biết đấy thôi, rất
nhiều hiện tượng mà sử sách hiện lưu truyền ban đầu cũng phát sinh từ dân dã
rồi về sau mới dần dần chuyển thành chính thống, được giới văn gia bác học thừa
nhận – đó vẫn là một quy luật phổ biến xưa nay.
Nhiều
thành ngữ tục ngữ dân gian chẳng đã đi vào thơ ca của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Du… như những tư tưởng thâm thúy hay sao? Thậm chí có cả những
thành ngữ được cô đúc thành biểu tượng hẳn hoi và nhập tịch vào thư khố Triều
đình, như “21 Lê Lai 22 Lê Lợi” chẳng hạn. Hay những biểu tượng có thực như Gò
Đống Đa, Đá Liễu Thăng, Vết chân ngựa Gióng… cũng là do nhân dân truyền nhau
đời này qua đời khác mà nâng lên mức kỳ vĩ đấy chứ!
Chứng
tỏ trong nhiều trường hợp, với tấm lòng yêu nước hồn hậu, người dân bình thường
vẫn có sự mẫn cảm và tầm nhìn viễn kiến so với rất nhiều các vị quan chấp
chính vốn bị vô số những sợi dây trói về quan điểm, về đạo lý – và trong thời
buổi hiện tại là về quyền lợi vị kỷ – thít chặt lấy đầu óc khiến họ chẳng còn
làm gì nghĩ ngợi được nữa.
Tất
nhiên biểu tượng No-U thì khởi đầu là từ trí thức – TS Nguyễn Quang A – nhưng
nó đã nhanh chóng vào trong lòng dân và biến thành của dân ngay khi vừa ra đời.
Biểu
tượng No-U đã được in trên hàng loạt áo phông dùng cho người biểu tình phản đối
Trung Quốc xâm chiếm biển đảo trong suốt cả mùa hè năm 2011 ở Hà Nội, về sau
lại trở thành biểu tượng đặc trưng của hai đội bóng No-U Hà Nội và Sài Gòn. Và
cũng biểu tượng ấy còn đi vào nhiều hoạt động từ thiện ở nhiều nơi trên đất
nước ta. Ngay trên một trang mạng chính thống cũng có cả một bài mang tiêu đề No-U
mà nội dung gần như hoàn toàn thống nhất với tinh thần của cái hình vẽ biểu
trưng đến nay gần như đâu đâu cũng biết: phủ định đường lưỡi bò ngang ngược của
bè lũ chính quyền Bắc Kinh hống hách http://www.baomoi.com/NoU/122/6655682.epi).
Trong
bài phỏng vấn của phóng viên Thanh Phương đài RFI với TS Nguyễn Nhã như
chúng tôi đưa lại dưới đây, khi trao đổi về phương cách đối phó với hành vi của
TQ, ông Nguyễn Nhã có phát biểu: “Đối với một nhà nghiên cứu, một công dân,
một trong những cách phản đối mang tính ngoại giao, lịch sự đó là in bản đồ
lưỡi bò bị gạch bỏ trên mũ, như chúng ta đã in lên áo, để thể hiện thái độ phàn
đối hành động của Trung Quốc”. Rõ ràng không hẹn mà gặp, bạn Nguyễn Nhã
cũng có cùng một cách nghĩ như chúng tôi.
Biểu tượng NO-U
Đẹp
biết bao nhiêu một biểu tượng tượng trưng cho tinh thần yêu nước thời đại chúng
ta, vừa xuất hiện đã lan rộng trong dân chúng. Chắc chắn No-U sẽ sống
lâu dài như một biểu tượng quật cường của dân tộc Việt trong lịch sử.
BVN
****
1.
Bản đồ “lưỡi bò” bị học giả quốc tế phản bác ngày càng mạnh
Hộ chiếu mới của TQ
gây tranh cãi. Reuters
Theo
chiều hướng áp đặt chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông, Trung Quốc vừa tiến thêm
một bước với việc phát hành một hộ chiếu mới trên đó có in bản đồ của Trung
Quốc, đặc biệt có bản đồ đường «lưỡi bò», tức là bản đồ mà Bắc Kinh tự vẽ nên,
bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Bản đồ đường lưỡi bò này đang bị các
học giả quốc tế phản bác ngày càng mạnh, thể hiện qua cuộc hội thảo quốc tế mới
đây tại Sài Gòn.
Hộ
chiếu mới của Trung Quốc đã gây phản ứng mạnh không chỉ từ Chính phủ Việt Nam,
mà còn từ Chính phủ Philippines và Đài Loan. Thậm chí Ấn Độ cũng đã lên tiếng
phản đối, vì bản đồ in trên hộ chiếu mới của Trung Quốc lấn sang cả một phần
lãnh thổ của Ấn Độ.
Riêng
về phía Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị trong cuộc họp
báo ngày 22/11 đã tuyên bố : «Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển
liên quan ở Biển Đông».
Ông
Lương Thanh Nghị cho biết là đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc
hủy bỏ bản đồ in trên hộ chiếu nói trên. Phía Ấn Độ đã tỏ thái độ phản đối cụ
thể bằng cách đóng dấu bản đồ Ấn Độ lên các tờ thị thực nhập cảnh đối với công
dân Trung Quốc. Việt Nam cũng đã bắt đầu có biện pháp trả đủa tương tự như Ấn
Độ.
Theo
tiết lộ của tờ Tuổi trẻ, trong số gần 200 khách du lịch Trung Quốc nhập
cảnh vào Việt Nam ngày 23/11/2012 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức
năng phía Việt Nam đã đóng dấu hủy bốn hộ chiếu có in hình đường lưỡi bò, đồng
thời bộ đội biên phòng tại cửa khẩu này đã đóng dấu thị thực vào giấy thông
hành rời cho người nhập cảnh.
Tờ
báo trích lời Trung tá Trần Việt Huynh – Đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Lào
Cai – cho biết đến nay họ đã đóng dấu hủy vào 111 hộ chiếu của công dân Trung
Quốc có in hình đường lưỡi bò khi nhập cảnh vào VN. Đồn biên phòng cửa khẩu
quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh cũng đã áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho
người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam.
Đài
truyền hình Nhà nước Trung Quốc ngày 24/11/2012 trong phần tin thời sự có trích
dẫn phản ứng của một số du khách Trung Quốc sang Việt Nam đã bị từ chối in dấu
thị thực lên hộ chiếu mới. Có người còn nói là nếu cứ tiếp tục như vậy họ sẽ
không đến các nước như Việt Nam nữa. Điều đáng nói là theo báo chí chính thức
của Trung Quốc, Bắc Kinh đã phát hành hộ chiếu mới có bản đồ đường lưỡi bò từ
ngày 15/05/2012, tức là hơn nửa năm nay rồi, vì sao cho đến ngày 22/11/2012,
Việt Nam mới chính thức phản đối?
Ngoài
Lào Cai và Móng cái, các cửa khẩu quốc tế khác đã có những hành động trả đũa
như vậy hay không? Trung Quốc đã phát hành hộ chiếu mới có tính chất áp đặt chủ
quyền, mặc dù bản đồ đường lưỡi bò in trên đó đang bị giới học giả phản bác
ngày càng mạnh mẽ, thể hiện qua cuộc Hội thảo Khoa học quốc tế lần thứ IV với
đề tài “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực”, vừa diễn
ra tại Sài Gòn trong ba ngày từ 19 đến 21/11/2012. Theo bản thông cáo kết thúc
hội thảo, các đại biểu dự hội thảo đã nhất trí rằng “đường lưỡi bò và cái
gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, không được thừa
nhận bởi các quốc gia hữu quan, chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các
quốc gia ven biển và đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc tế”.
Để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát xung đột và giải quyết tranh chấp
tại Biển Đông, trong cuộc hội thảo đó, các học giả khuyến nghị các bên tranh
chấp hợp tác khảo sát các điều kiện tự nhiên và địa lý của các thực thể tại
Biển Đông nhằm xác định quy chế pháp lý của các thực thể này theo quy định của
Công ước luật biển 1982.
Trên
cơ sở khảo sát đó, các bên trong tranh chấp làm rõ phạm vi các yêu sách về chủ
quyền và vùng biển tại Biển Đông. Là một trong những học giả tham gia hội thảo
nói trên, Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, một trong những nhà nghiên cứu
về Biển Đông hàng đầu ở Việt Nam, trả lời phỏng vấn RFI:
RFI: Kính thưa Tiến
sĩ Nguyễn Nhã, trong những ngày qua, dư luận Việt Nam đã rất phẫn nộ sau khi
nghe tin Trung Quốc phát hành hộ chiếu mới có in bản đồ đường «lưỡi bò». Ông có
nhận định thế nào về hành động này của Trung Quốc, cũng như phản ứng của Việt
Nam?
TS
Nguyễn Nhã:
Đó là hành động đang gây bức xức cho nhiều người. Các chính quyền ở cửa khẩu
như Lào Cai đã có hành động thể hiện sự phản đối. Ít ra phải làm như thế. Tôi
nghĩ rằng người Việt Nam không sợ đường lưỡi bò. Trong thời đại này, bất cứ một
siêu cường nào dù lớn đến đâu cũng không thể sống ngoài pháp luật, bất chấp
pháp luật được, bởi vì như vậy làm sao có thể bảo đảm được trật tự thế giới?
Nếu có xảy ra chiến tranh lớn thì sẽ không giống như vào thế kỷ XX, bởi vì
những vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể hủy diệt cả Trái đất này. Những hành
động ngang ngược như vậy không phù hợp với quốc gia cũng như với toàn thể nhân
loại.
Theo
tôi rất có nhiều việc chúng ta có thể làm được để phản đối hộ chiếu in bản đồ
đường lưỡi bò. Chúng ta đã đối đầu với một nước lớn, mà họ ngang ngược như vậy,
thì tôi nghĩ rằng là mọi hành xử thì cũng phải thế nào cho phù hợp và hiệu quả.
Đó là sự khôn ngoan của ông cha ta từ trước đến nay.
Nhưng
dầu sao hình thức phản đối nào đó cũng là cần thiết. Tôi nghĩ rằng các giới
chức có thẩm quyền sẽ nghĩ ra cách nào cho phù hợp nhất trong tình hình hiện
nay. Đối với một nhà nghiên cứu, một công dân, một trong những cách phản đối
mang tính ngoại giao, lịch sự đó là in bản đồ lưỡi bò bị gạch bỏ trên mũ, như
chúng ta đã in lên áo, để thể hiện thái độ phàn đối hành động của Trung Quốc.
RFI:
Trong
cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh, các học giả
đã phản bác bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc như thế nào?
TS
Nguyễn Nhã:
Việc in hộ chiếu này đã diễn ra trước hội thảo. Trong hội thảo đó, rất nhiều
học giả trong khu vực cũng như của các nước lớn, kể cả của Liên hiệp châu Âu đã
lên tiếng phản đối bản đồ đường lưỡi bò đó, cho rằng nó không có cơ sở pháp lý
quốc tế và lịch sử nào. Tôi thấy chưa bao giờ các học giả nói thẳng thắn như
vậy.
Tôi
thấy các học giả Trung Quốc tỏ ra rất mềm mỏng. Khi bị chất vấn trong hội thảo
cũng như khi bị báo chí đặt câu hỏi sau hội thảo, Giáo sư Tô Hạo cũng đã nói
rằng đường lưỡi bò này là «kế thừa lịch sử», tức là Trung Hoa Quốc gia đã đưa
ra từ 1947. Trung Quốc rất khó mà trả lời với các cơ sở pháp lý cũng như lịch sử.
Nói
«kế thừa lịch sử», mà lịch sử đó cũng chỉ là từ 1947! Ngay từ năm 1909, khi
chính quyền Quảng Đông bắt đầu có những hành động tranh chấp chủ quyền, nói đó
là đất «vô chủ». Nhưng hồi đó, Việt Nam còn bị Pháp đô hộ, tức là mất quyền
ngoại giao, nhưng sự thật lịch sử cho thấy là cả thế kỷ XIX và sau này, Việt
Nam đã luôn có sự chiếm hữu thật sự và hòa bình liên tục tại Hoàng Sa rồi. Như
vậy, bản đồ đường lưỡi bò chiếm đến 90% Biển Đông về mặt quyền lịch sử cũng đã
không có cơ sở gì, chứ đừng nói gì đến pháp lý.
Công
ước quốc tế về Luật Biển 1982 chưa có bao giờ quy định nội thủy lớn như thế và
Trung Quốc cũng không có cách nào giải thích được mà chỉ nói là không thừa nhận
về mặt pháp lý quốc tế thôi, trong khi Trung Quốc đã ký vào Công ước 1982. Tôi
cũng đã có phát biểu rằng vai trò của Trung Quốc ở Biển Đông rất quan trọng.
Vấn
đề chỉ có thể được giải quyết khi Trung Quốc lời nói đi đôi với việc làm. Muốn
có quan hệ hữu hảo thì phải có những việc làm hợp lý.
RFI:
Ngoài
việc tổ chức các hội thảo như trên, chúng ta nên tiếp tục vận động quốc tế như
thế nào để có sự hậu thuẫn mạnh mẽ khi vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông
được đưa ra trước một cơ chế trọng tài quốc tế?
TS
Nguyễn Nhã:
Trong vấn đề Biển Đông, các nước khác nói là họ không quan tâm đến tranh chấp
chủ quyền, mà chỉ quan tâm đến quyền lợi ở Biển Đông. Dĩ nhiên là lợi ích cốt
lõi của mỗi nước có khác nhau. Nhưng khi Trung Quốc đăng ký đường lưỡi bò đó,
thì nó liên quan đến vấn đề lịch sử chủ quyền. Cho nên, trong hội thảo quốc tế
lần trước, tôi đã có đề nghị là phải làm rõ sự thật lịch sử chủ quyền biển đảo,
tức là tổ chức các hội thảo để san bằng sự khác biệt quan điểm về lịch sử chủ
quyền Biển Đông.
Phía
Trung Quốc cũng đã nói sẵn sàng tham gia những hội thảo như vậy, nhưng tôi chưa
thấy chuyện ấy xảy ra.
Có
rất nhiều hội thảo, diễn đàn để trình bày những công trình nghiên cứu khoa học
của các học giả, để hiễu rõ sự thật lịch sử như thế nào. Tôi nghĩ rằng phải
giải quyết việc đó, rồi từ đó mới có thể giải quyết vấn đề tranh chấp tại Biển
Đông.
Ở
Việt Nam, đã đến lúc phải quảng bá rộng rãi những chứng cứ mang tính Nhà nước:
các văn bản của Nhà nước từ chính quyền trung ương đến địa phương chứng minh sự
chiếm hữu thật sự Hoàng Sa – Trường Sa một cách hoà bình và liên tục. Quảng bá
rộng rãi như thế thì khi mà có đưa vấn đề ra trước Tòa án quốc tế, thì chúng ta
đã sẵn sàng. Có điều để đưa vấn đề ra trước Tòa án quốc tế thì cả hai bên đều
phải đồng ý.
Trong
một luận án Tiến sĩ ở Đại học Sorbonne, tác giả người Trung Hoa Đài Loan đã nói
rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ đưa ra trước Tòa án quốc tế về tranh chấp chủ
quyền cả, bởi vì họ chẳng có cơ sở nào. Nhưng chúng ta có Công ước về Luật Biển
mà Việt Nam và Trung Quốc đều ký kết. Nếu Trung Quốc tiếp tục vi phạm chủ
quyền, nhất là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chúng ta có thể
dựa trên Công ước đó để đưa vấn đề ra Tòa án Luật Biển.
Trong
buổi nói chuyện vừa qua tại Đại học Havard, Giáo sư Tạ Văn Tài cũng đã nói rằng
là chúng ta có thể đơn phương đưa ra Tòa án Luật Biển, vì nó có những điều khoản
có tính chất ràng buộc. Nhưng cũng phải cân nhắc kỹ, vì mỗi lần đưa như vậy, ít
ra ta cũng phải mất 10 triệu đôla tiền thủ tục. Cho nên đấu tranh (cho chủ
quyền) là một việc rất phức tạp, cần sự khôn ngoan của mỗi người, từ chính
quyền đến người dân.
RFI: xin cảm ơn Tiến
sĩ Nguyễn Nhã.
T.P.
****
2.
Không đóng dấu nhập ‘hộ chiếu lưỡi bò’
Hình lưỡi bò trên
các trang số 8, 24 và 46 của hộ chiếu Trung Quốc
Đã
khoảng nửa tháng nay, lực lượng biên phòng cửa khẩu ở Lạng Sơn không đóng dấu
chứng thực nhập cảnh cho công dân Trung Quốc vào hộ chiếu, nếu họ sử dụng loại
mới có in hình đường ‘lưỡi bò’.
Đại
tá Ngô Văn Vũ, Chính ủy Bộ chỉ huy Biên phòng Lạng Sơn, nói với BBC hôm thứ Hai
26/11 rằng “đây là chỉ thị từ trên và được thực hiện nhất quán”.
Đường
‘lưỡi bò’, hay đường chín đoạn, thề hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại
phần lớn Biển Đông. Hình ảnh này được in mờ trên các trang số 8, 24 và 46 trong
hộ chiếu điện tử mà Trung Quốc bắt đầu cấp cho công dân của họ từ tháng 5/2012.
Ông
Vũ cũng cho hay, trong các trường hợp vì lý do nào đó, thị thực Việt Nam đã
được cấp trên trang hộ chiếu Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò, “cán bộ xuất
nhập cảnh sẽ đóng dấu hủy trên thị thực đó và cấp thị thực rời”.
“Cho
tới nay, chúng tôi chưa thấy phản ứng gì từ phía khách nhập cảnh Trung Quốc,
nhưng cũng cần theo dõi tiếp”, Đại tá Ngô Văn Vũ nói.
Con
số người Trung Quốc sử dụng hộ chiếu điện tử loại mới có hình ảnh gây tranh cãi
chưa nhiều.
Theo
báo Tuổi trẻ, tại cửa khẩu Lào Cai, cho tới nay cơ quan chức năng đã
đóng dấu ‘Hủy’ lên hơn 110 hộ chiếu của công dân Trung Quốc.
Vẫn
cho nhập cảnh
Tuy
nhiên, không có quy định nào cấm nhập cảnh đối với người sử dụng loại hộ chiếu
có đường ‘lưỡi bò’.
Thay
vì cấp visa thằng vào trong hộ chiếu, mà có thể gây quan ngại rằng hành động
này thể hiện một sự đồng tình hay công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc,
cơ quan xuất nhập cảnh có thể sử dụng tờ khai xin thị thực rời và đóng dấu xuất
nhập cảnh vào tờ rời này.
Việc
cấp thị thực rời cũng là hình thức được một số quốc gia từng sử dụng.
Thí
dụ, vì Mỹ còn cấm vận Cuba nên khách Mỹ khi vào đảo quốc này có thể nhận thị
thực rời chứ không có visa Cuba in trên hộ chiếu.
Quyết
định cấp hộ chiếu gắn chip điện tử với nhiều hình vẽ gây tranh cãi của Trung
Quốc đã khiến nhiều quốc gia có tranh chấp chủ quyền với nước này tức giận.
Ngoài
đường ‘lưỡi bò’ khiến Việt Nam và Philippines lên tiếng phản đối, hộ chiếu điện
tử này cũng có bản đồ thể hiện vùng tranh chấp với Ấn Độ là lãnh thổ Trung
Quốc.
Ấn
Độ đã trả đũa bằng cách in bản đồ yêu sách của mình trong thị thực nhập cảnh
cho người Trung Quốc.
Hiện
Trung Quốc chưa có phản ứng nào về các tranh cãi quanh loại hộ chiếu mới, ngoại
trừ việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này nói hộ chiếu điện tử này “không
nhằm vào quốc gia nào”.
No comments:
Post a Comment