PV.VRNs
Đăng
bởi cheoreo2
lúc 12:45 Sáng 26/10/12
VRNs (26.10.2012) – Sài Gòn – Trong Đơn Khiếu
nại của bà Nguyễn Thị Nhung ngày 25/10/2012 về việc công an bắt con
gái bà là nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên có trưng ra một số qui định của Bộ
luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) chứng minh việc các cơ quan Công an đã vi phạm
các điều luật về bắt người, tạm giam… Cụ thể: khoản 2, Điều 80, khoản 1 Điều
84, Điều 85, khoản 4 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra cơ quan Công an
cũng vi phạm các qui định về chế độ tạm giam, cụ thể khoản 1 Điều 26 và Điều 30
Qui chế Tạm giữ, tạm giam (Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07
tháng 11 năm 1998 của Chính phủ) khi từ chối cho gia đình gửi dòng chữ: “MẸ YÊU
CON”.
Kể từ sau bản tin đầu tiên của Đài Á châu Tự do (RFA) loan
tải việc nữ sinh Phương Uyên bị mất tích sau khi làm việc tại công an phường
Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn vào ngày 16/10/2012 tức là 2 ngày sau khi sự
việc xảy ra, tính đến nay đã có hàng chục bản tin của các trang mạng trong và
ngoài nước loan tải và cập nhật từng giờ về sự kiện này. Thế mà mãi đến hôm
qua, ngày 25/10, sau khi mẹ của Phương Uyên chính thức gửi Đơn khiếu nại đến
công an tỉnh Long An, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An và Thanh tra Bộ công
an thì báo lề phải bắt đầu cảm thấy lo lắng nên đã buộc phải mở miệng. Bài “Bắt nữ sinh Nguyễn Phương Uyên để điều tra án an ninh”
trên báo Pháp luật đưa tin hoàn toàn sai sự thật. Bài viết này thể hiện sự dối
trá chứ hoàn toàn không có những chứng cứ rõ ràng đáng tin cho thông tin của
mình. Đã dối trá lại còn tự nhận mình là kênh thông tin chính thức để mỉa mai
các thông tin loan tải việc này là “không chính thức”.
Bài viết này có đoạn: “Trao đổi với PV, một cán bộ Công an phường
Tây Thạnh xác nhận… Việc bắt giữ Uyên có đầy đủ thủ tục bắt người: Có quyết
định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt đã được VKS phê chuẩn… Phía gia
đình của nữ sinh cũng đến Công an phường Tây Thạnh thắc mắc, hỏi han và cũng đã
được giải thích rõ về lý do bắt giữ, động viên gia đình yên tâm.”
Sự thật là sáng ngày 16/10 ông Nguyễn Duy Linh là ba của Phương
Uyên và bà nội họ của cháu đã đến Công an phường Tây Thạnh hỏi thì công an ở
đây đã chối như lời ông Linh: “họ vẫn nói không biết, không có giam ai,
không bắt ai.” Thậm chí sau đó, ngày 20/10 chị Nguyễn Thị Nhung đã đến Công
an phường Tây Thạnh lần thứ hai nhưng công an ở
đây vẫn tiếp tục chối. Chỉ khi tìm ra bằng chứng (có thể do Phương
Uyên khéo léo để lại) là một mặt của tờ giấy Phương Uyên nhắn tin cho bạn
cùng lớp viết bài dùm, chị Nhung trở lại Công an phường Tây Thạnh lần nữa thì
họ không còn cách nào chối nên đã thừa nhận và chỉ ra nơi tạm giam Phương Uyên
là công an tỉnh Long An (những người đi cùng có ghi âm làm bằng chứng). Điều
này trái với thông tin trên báo Pháp Luật rằng “Phía gia đình của nữ sinh
cũng đến Công an phường Tây Thạnh thắc mắc, hỏi han và cũng đã được giải thích
rõ về lý do bắt giữ, động viên gia đình yên tâm.”
Thử xét đến điều báo PL viết “Việc bắt giữ Uyên có đầy đủ thủ
tục bắt người” đã qui định trong BLTTHS so với thực tế đã diễn ra xem
sao. Khoản 2, Điều 80 qui định: “…Khi tiến hành bắt người tại nơi người
đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng
của người bị bắt chứng kiến…” Các cơ quan công an bắt Phương Uyên về trụ sở
công an phường Tây Thạnh, Tân Phú rồi sau đó tạm giam tại Long An hoàn toàn vi
phạm thủ tục này. Lẽ ra phải đọc lệnh bắt tại nhà trọ Phương Uyên trước sự
chứng kiến của công an phường Tây Thạnh và các bạn cùng phòng trọ là người láng
giềng theo qui định mới đúng.
Khoản 1 Điều 84 qui định: “Người thi hành lệnh bắt trong mọi
trường hợp đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm,
địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong
khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của
người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến
nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký
tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản
thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu của người bị bắt phải được tiến hành
theo quy định của Bộ luật này.” Sự thật là các bạn cùng phòng
trọ với Phương Uyên không hề nhìn thấy mặt mũi của cái biên bản này.
Điều 85 qui định: “Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận
người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã,
phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết…”;
Khoản 4 Điều 88 qui định: “Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước
của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho
chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư
trú hoặc làm việc biết.” Sự thật là khi ba mẹ Phương Uyên hỏi thì công an
phường Tây Thạnh, Tân Phú chối bay chối biến, còn công an tỉnh Long An, ông
Nguyễn Văn Hớn đã nói dối với mẹ Phương Uyên rằng “đã gửi Thông báo cho gia
đình từ ngày 20/10 nhưng chắc vì đường xa nên chưa tới”. Giả sử ông có gửi
Thông báo đi nữa thì cũng đã vi phạm thủ tục, vì bắt từ ngày 14/10 mà mãi tới
20/10 mới gửi thì sao gọi là “thông báo ngay” như qui định tại Điều 85 và khoản
4 Điều 88 được?
Các qui định về chế độ tạm giam thì sao? Theo Quy chế Tạm giữ, tạm
giam (Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998
của Chính phủ):
Khoản 1 Điều 26 qui định: “…Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại
tạm giam tổ chức tiếp nhận; kiểm tra chặt chẽ đồ tiếp tế, loại bỏ các vật bị
cấm và giao lại đầy đủ cho người bị tạm giữ, tạm giam, kiểm tra phòng ngừa,
ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt đồ tiếp tế đó. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng quy định cụ thể những thứ mà thân nhân người bị tạm giữ, tạm giam
được phép tiếp tế và quy định việc tổ chức bán các thứ cần thiết trong các Trại
tạm giam. Việc sử dụng đồ tiếp tế được quy định cụ thể trong nội quy Nhà tạm
giữ, Trại tạm giam.” Sự thật là khi mẹ Phương Uyên yêu cầu có biên nhận
việc gửi đồ và tiền (1.000.000 đồng) thì Giám thị Trại tạm giam công an tỉnh
Long An nhất định không đưa. Thế thì làm sao kiểm tra phòng ngừa, ngăn chặn
các hành vi chiếm đoạt đồ tiếp tế đó được?
Điều 30 qui định: “Người bị tạm giữ, tạm giam chỉ được gửi và
nhận thư khi được cơ quan đạng thụ lý vụ án cho phép. Thư phải để mở và qua sự
kiểm tra của Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam.” Sự thật là Giám
thị Trại tạm giam đã lạm dụng quyền khi từ chối bà Nhung viết 3 chữ “Mẹ yêu
con” gửi vào cho con gái mình.
Có hai điều quan trọng mà bài viết trên báo PL tiết lộ, nếu như
đưa tin đúng, đó là: vụ việc này do bộ công an thực hiện và nguyên nhân là do
Phương Uyên có hành vi rải truyền đơn. Tuy nhiên, nội dung truyền đơn là gì thì
không ai biết.
Giả sử nội dung các truyền đơn ấy kêu gọi người dân Việt Nam tẩy
chay các sản phẩm độc hại của Trung Quốc thì hành vi của bộ công an VN trở
thành hành vi đàn áp và bắt bớ người yêu nước. Và đây là bằng chứng rõ
ràng bộ công an VN là những kẻ phản động vì đã bảo vệ cho kẻ xâm
lược Trung Quốc.
PV. VRNs
No comments:
Post a Comment