Thứ
tư 14 Tháng Mười Một 2012
Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mà vị thế đã yếu đi trong những tháng gần đây,
đã là mục tiêu bị công kích chưa từng thấy hôm nay 14/11/2012 trước Quốc hội.
Thậm chí đại biểu Dương Trung Quốc còn đề nghị ông nên từ chức.
Vài tuần sau hội nghị Ủy ban trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó người đứng đầu chính phủ thoát được việc
bị kỷ luật trong gang tấc, các đại biểu Quốc hội đã tấn công ông về tình hình
kinh tế.
AFP cho biết, trong buổi chất vấn của
Quốc hội được phát trên truyền hình, đại biểu Dương Trung Quốc tuyên bố : « Đã đến
lúc phải đề cao trách nhiệm chứ không phải chỉ là lời xin lỗi ».
Ông kêu gọi Thủ tướng « Hướng tới đoạn tuyệt với những lời xin lỗi, thay
bằng tập quán phù hợp với một xã hội hiện đại, đó là văn hóa từ chức ».
Xin nhắc lại, trước đây trong phiên họp Quốc hội ngày 22/10, ông Nguyễn Tấn Dũng đã tự kiểm điểm về kết quả tệ hại của nền kinh tế, việc quản lý các tập đoàn quốc doanh và một loạt các xì-căng-đan gần đây.
Trong phần trả lời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong 51 năm hoạt động cách mạng, ông không "xin Đảng cho làm chức vụ gì, và cũng không từ chối bất cứ nhiệm vụ gì được Đảng giao". Đảng hiểu rõ các ưu khuyết điểm của ông, đã phân công ông tiếp tục làm Thủ tướng, và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu cho ông, thì ông chấp hành. Tóm lại, gần suốt cuộc đời đi theo Đảng, ông không xin xỏ cũng không thoái thác, và sẽ nghiêm túc thực hiện như đã làm suốt 51 năm qua.
Theo AFP, một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm có rất ít cơ hội thành công, trong một Quốc hội được xem là nơi chỉ làm nhiệm vụ thông qua các quyết định của chính phủ. Tuy nhiên sự kiện đề nghị từ chức được công khai đưa ra trước nghị trường cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng lúc này đã bị yếu thế như thế nào.
Năm nay 62 tuổi, ông Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2011 được Đảng giao tiếp tục nhiệm kỳ Thủ tướng năm năm. Ông bị xem là người chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng hoành hành, và cuộc khủng hoảng của hệ thống ngân hàng đang ngập đầy nợ xấu, mà việc cải tổ đang bị ngưng trệ.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã bị giảm mất 30% trong vòng một năm qua, tăng trưởng chậm lại và nạn lạm phát cho dù không tệ hại như năm 2011 nhưng đã lại tăng lên.
Việc bắt giữ một số nhân vật trong ngành ngân hàng bị lên án là tham ô mới đây, trong đó có một trong những người giàu nhất Việt Nam vốn thân cận với Thủ tướng, lại càng khiến các đối thủ của ông Nguyễn Tấn Dũng tăng cường công kích mạnh mẽ.
Xin nhắc lại, trước đây trong phiên họp Quốc hội ngày 22/10, ông Nguyễn Tấn Dũng đã tự kiểm điểm về kết quả tệ hại của nền kinh tế, việc quản lý các tập đoàn quốc doanh và một loạt các xì-căng-đan gần đây.
Trong phần trả lời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong 51 năm hoạt động cách mạng, ông không "xin Đảng cho làm chức vụ gì, và cũng không từ chối bất cứ nhiệm vụ gì được Đảng giao". Đảng hiểu rõ các ưu khuyết điểm của ông, đã phân công ông tiếp tục làm Thủ tướng, và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu cho ông, thì ông chấp hành. Tóm lại, gần suốt cuộc đời đi theo Đảng, ông không xin xỏ cũng không thoái thác, và sẽ nghiêm túc thực hiện như đã làm suốt 51 năm qua.
Theo AFP, một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm có rất ít cơ hội thành công, trong một Quốc hội được xem là nơi chỉ làm nhiệm vụ thông qua các quyết định của chính phủ. Tuy nhiên sự kiện đề nghị từ chức được công khai đưa ra trước nghị trường cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng lúc này đã bị yếu thế như thế nào.
Năm nay 62 tuổi, ông Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2011 được Đảng giao tiếp tục nhiệm kỳ Thủ tướng năm năm. Ông bị xem là người chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng hoành hành, và cuộc khủng hoảng của hệ thống ngân hàng đang ngập đầy nợ xấu, mà việc cải tổ đang bị ngưng trệ.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã bị giảm mất 30% trong vòng một năm qua, tăng trưởng chậm lại và nạn lạm phát cho dù không tệ hại như năm 2011 nhưng đã lại tăng lên.
Việc bắt giữ một số nhân vật trong ngành ngân hàng bị lên án là tham ô mới đây, trong đó có một trong những người giàu nhất Việt Nam vốn thân cận với Thủ tướng, lại càng khiến các đối thủ của ông Nguyễn Tấn Dũng tăng cường công kích mạnh mẽ.
--------------------------------
Posted by basamnews on 15/11/2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn: Chính
phủ sẽ nỗ lực phấn đấu, làm hết sức mình để khắc phục hạn chế, yếu kém
(QĐND)
Video: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn (VTV)
Thủ
tướng ‘nên tự kỷ luật’ (BBC). “Thế thì trách nhiệm của Thủ tướng ở đây
thì tôi muốn hỏi đó chỉ là trách nhiệm chính trị thôi hay là trách nhiệm của
người được giao trực tiếp chỉ đạo các tập đoàn kinh tế”. Ông hỏi chi tiết
thế thì TT cũng thẳng thắn trả lời rằng: ‘Còn
nhiệm vụ, còn làm’ (BBC). “Cả cuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động
cách mạng, tôi sẽ không thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ nào được Đảng giao
phó. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như những gì tôi đã làm
suốt 51 năm qua”.
Dân
– đảng (Trương Duy Nhất). “Nghe Thủ tướng nói càng thấy đúng
là ông chỉ nói về trách nhiệm trước đảng, về sự tận tụy, lòng trung thành với
đảng mà không hề ý thức được trách nhiệm trước dân. Tôi có cảm giác dường như
Thủ tướng nhầm lẫn quốc hội với đảng. Quốc hội là đại diện của dân, trả lời
chất vấn trước quốc hội là trách nhiệm trước dân chứ không phải trách nhiệm
trước đảng”.
‘Không
hoàn thành thì rút’ (ĐV). “chỉ khi nào chốn quan trường không còn là chốn mưu sinh, không
còn nhiều bổng lộc; hệ thống giám sát quyền lực được tổ chức lại, làm rõ trách
nhiệm người đứng đầu; cụ thể hóa trách nhiệm và quyền hạn trong hệ thống công
quyền…, may ra lúc đó từ chức mới có thể trở thành văn hóa chính trị”. – NÊN
TỪ CHỨC (Kha Trà Phương). – Tại
sao Thủ tướng không thể từ chức? (RFA).
EXIT (Thùy Linh). “Đến giờ phút này dân chúng có thể hiểu thông điệp của
đảng rằng, lối thoát ra khỏi khủng hoảng trầm trọng của đất nước là những ‘bảo
bối’: phê, tự phê, nhận lỗi, nhận trách nhiệm chính trị, sẽ xem xét, sửa chữa,
nỗ lực phấn đấu, khắc phục hạn chế yếu kém… Đến đây câu chuyện đi hay ở của ông
thủ tướng không còn liên quan đến hơn 80 triệu người dân. Đó là chuyện lãnh đạo
của đảng. Khó mà nói đây là nhiệm vụ ‘nhân dân giao phó’ cho thủ tướng nữa…”
HELENATHUY: THỦ
TƯỚNG NÓI SAI RÙI (Huỳnh Ngọc Chênh). Không phải, chỉ có người có MỆNH
ĐẾ VƯƠNG mới có thể nói, làm được thủ tướng. – Không
bỏ được bà nào (Quê Choa). “Ông mếu máo nói khổ thân tôi, đâu phải tôi
không muốn bỏ, tôi quyết tâm lắm chứ. Nhưng đụng đến bà nào nó cũng cãi, nói
tôi theo anh từng này năm, tại anh chọn tôi làm vợ chứ tôi không chạy chọt xin
xỏ anh. Việc gì anh giao tôi cũng không thoái thác, bảo tụt quần tôi tụt quần,
bảo chổng mông tôi chổng mông, anh còn muốn gì nữa?”
Về nội dung chất vấn thủ tướng của ông nghị Dương Trung
Quốc sáng qua, ngoài những lời khen, cũng có vài ý kiến chê bai, thậm chí một
độc giả là trí thức có tiếng, còn email cho chúng tôi, cho đó là “màn kịch”
được “mớm lời” từ trước. Nếu không mổ xẻ phân tích nội dung câu hỏi của ông DTQ,
thì e là lời nhận xét đó mang cảm tính, nóng nảy. Nội dung câu hỏi đó nói lên
điều gì?
1- Ông thủ tướng cùng chính phủ của ông cứ xin lỗi suông
hoài mà không chịu nhận trách nhiệm cụ thể về những gì mà ông đã gây thiệt hại
cho dân cho nước. Cha ông ta xưa, thậm chí ngay cả lớp tiền bối cộng sản của
các ông đều ít nhiều còn có lòng tự trọng, mắc lỗi là chịu từ chức. Nay thì cái
văn hóa từ chức đó mất rồi. Vậy ông TT có nên sửa đổi, nói lời từ chức, thay vì
vẫn cứ tiếp tục xin lỗi suông?
2- Có phải ông đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích của
nhân dân không?
Bao lâu nay, đã có ai đăng đàn nói lên được những điều
tương tự ngay trước toàn thể quốc hội và cử tri? Tại sao ông TT lại không (thể)
trả lời thẳng, trực tiếp vào 2 câu hỏi quan trọng đó? Tại sao màn chất vấn lại
“ngắn gọn” một cách kỳ lạ vậy, với 18 câu hỏi không được trả lời, với thái độ
dễ dãi cũng rất kỳ lạ của ông chủ tọa Nguyễn Sinh Hùng, trong khi với Bộ trưởng
Y tế thì ông làm rất gắt, liên tiếp cắt lời? Và nội dung 18 câu hỏi còn lại đó
là gì?
Một ông chủ tịch quốc hội đại diện cho dân mà dễ dãi, coi
thường nguyện vọng, quyền lợi của dân đến vậy, liệu có bình thường không? Tại
sao Đài truyền hình khi phát, lại cắt xén toàn bộ lời chất vấn của ông Dương
Trung Quốc, trong khi lại phát đầy đủ phần trả lời của thủ tướng với chính
những câu chất vấn đó? Rất nhiều báo đã không đăng lại nguyên văn mà chỉ trích
vài đoạn ngắn những câu chất vấn.
Tất cả những câu hỏi trên là để gợi lên một điều, rất khó
nhưng ngày càng cần thiết cho công luận, mà phần chất vấn của ông DTQ đã làm
được, đó là: LẬT TẨY! - Bài liên quan đến chuyện chất vấn Thủ tướng của
ông Dương Trung Quốc: Cứ
công khai minh bạch thì hơn (Nguyễn Vĩnh).
Điểm
8, giải Nobel và logic cuộc sống (Đào Tuấn). – Thống
đốc, điểm 8 và nửa giải Nobel (DT).
No comments:
Post a Comment