Wednesday, 14 November 2012

LẬT TẨY BẰNG CHỨNG NHỮNG BẢN ÁN BỎ TÚI (Đinh Tấn Lực)




13-11-2012

“When Injustice Becomes Law, Resistance Becomes Duty”
Khi mà bất công trở thành luật, thì đối kháng trở thành nhiệm vụ

*

Trích từ trang Facebook của Đinh Nhật Uy (anh của SV Đinh Nguyên Kha):

- Tôi chở mẹ tôi lên TP. HCM, cầm theo tờ giấy yêu cầu chỉnh sửa thông tin báo chí. Đem theo tất cả các bản gốc giấy tờ cần thiết. Mẹ tôi trình bày vấn đề với báo CAND… thì được mời vào phòng trong có hai cô (tôi xin phép không nhắc tên và đặc điểm) xưng là xxx….. đón tiếp rất niềm nở. Thông qua những gì mẹ tôi trình bày, hai cô này thở dài và thông cảm. Cô rót nước, lấy bánh trái ra mời mẹ tôi và khuyên những lời chân tình, cảm động.

-Trích lời: “Tụi em cũng có con lớn, tụi em cũng biết nỗi đau của người mẹ. Em thông cảm và biết suy nghĩ của chị, em thương chị nên khuyên chị nhưvầy: Đây là vụ án “bỏ túi” rồi, chị đừng tốn công đi tới đi lui cho mất sức khỏe mà chẳng thay đổi gì đâu. Có sự sắp đặt hết, tụi em chứng kiến biết bao nhiêu vụ thế này rồi. Bây giờ em nhận giấy khiếu nại của chị, em gửi lên cấp trên. Ở trên cũng gạt qua một bên không thèm coi đâu. Em hứa chắc là nhưvậy. Còn về phần thằng Kha, chị nên giữ gìn sức khỏe và lo làm ăn kiếm tiền đểnuôi nó trong tù. Chị cũng đừng vì quá thương con mà phí tiền thuê luật sư, em chấp 10 người luật sư cũng không làm tình tiết vụ án thay đổi.
Còn phần đăng tin của báo tụi em, tụi em chỉ đăng theo chỉ đạo và thông tin của bên công an điều tra gửi qua thôi, tụi em không dám thêm bớt gì hết. Còn chị đòi gặp tác giả bài báo thì tác giả chỉ là người đánh lại thông tin và đăng lên thôi. Chị nên về phía công an để hỏi cho ra lẽ mới phải. Mà chị lên đó cũng chẳng ai nói đâu. Vụ án con chị có tính chất răn đe các thành phần còn lại nên quyền quyết định ở ‘ngoài kia’ kìa. Thôi chị đừng buồn nữa, đây là số ĐT của 2 đứa tụi em, chị có gì thắc mắc hay cần biết gì thì ĐT cho em. Chị đừng đi nữa mất sức khỏe, chị nên nằm nhiều cho khỏe” (mẹ tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống, đi phải đeo đai và không ngồi xe được).

Đã có những con người chuộng lời nói thật.

Vẫn còn đó những con người chọn lời nói thật trước nỗi đau của đồng loại, đồng bào.

Đó là lời xác nhận về những bản án bỏ túi có sẵn cho mọi công dân ở xứ này.

Đó cũng là một bằng chứng thêm vào những bằng chứng đã có trước đây, về trình tự bắt người tùy tiện, về những tội danh không có trong bộ luật HSTT, về những tội danh mơ hồ đến mức giải thích xuôi ngược gì cũng được, về những bản án bỏ sẵn trong túi chánh thẩm.

Hãy nhớ lại lời tuyên bố chắc nịch của nguyên Chánh án Tòa Án Tối Cao Trịnh Hồng Dương: Luật ở Việt Nam xử sao cũng được, hay của người kế nhiệm Trương Hòa Bình:Tòa án chỉ làm nhiệm vụ chính trị và hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ do đảng đề ra…”, trước khi cùng nhau duyệt lại những bằng chứng hiển hiện bằng lời nói và cả văn bản (do gia đình nạn nhân cung cấp) trong một trường hợp vừa mới xảy ra hồi giữa năm nay, 2012: Vụ án Chu Mạnh Sơn.

*

Vụ án Chu Mạnh Sơn

Về Trình Tự Bắt Người Tùy Tiện
Sinh viên Chu Mạnh Sơn bị bắt cóc ngày 01/08/2011. Lãnh đạo bệnh viện (nơi Sơn thực tập) gọi Sơn lên văn phòng (nại lý do là có bệnh nhân phàn nàn), thực chất là để CA nhận diện. Khi Sơn hết giờ làm việc, ra về, thì bị CA chực sẵn ở cổng bệnh viện, ép Sơn tới trụ sở CA huyện Yên Thành (Nghệ An).

Ngay sau đó, nhà cầm quyền điều một công an viên tên là Du về nhà Sơn, nói dối với thân mẫu Sơn là bạn của Sơn nhờ đến lấy các thứ máy đem đi sửa giúp… Mẹ của Sơn không tin, CA Du gọi điện ngược về trụ sở CA Yên Thành, buộc Sơn phải xác nhận trên điện thoại với mẹ là có nhờ bạn đến nhà giúp sửa máy. Tất cả kịch bản dàn dựng này chỉ nhằm mục đích lừa gạt chủ nhà để “tịch thu vật chứng”, gồm máy laptop, máy ảnh, thẻ nhớ, và cả xe máy (không phải là tài sản riêng của Sơn).

Trình tự tịch thu vật chứng này là vi phạm luật vì không có quyết định thu giữ của cơ quan chức năng phê duyệt.

Trình tự đánh giá chứng cứ trên các vật chứng đó vi phạm các điều 63, 64, 65 và đặc biệt là điều 66 của Bộ luật Hình sự Tố tụng (HSTT) hiện hành.

Đến ngày 05/08/2011 mới có Thông Báo số 310 [Bút lục số 140] về“Lệnh bắt Khẩn cấp số 05” ký ngày 02/08/2011 [Bút lục số 24],đính kèm theo “Biên bản Bắt người” ký lúc 20 giờ ngày 02/08/2011 [Bút lục số 98]. Theo Biên bản này, người làm chứng là bà Hồ Thị Thanh, một cư dân xã Nghi Sơn, tức không ở cùng xã Phúc Thành của Sơn, và cả hai không hề quen biết nhau. Biên bản này cũng không nêu số liệu và ngày tháng của Lệnh Bắt.
Biên bản này vô giá trị, vì không tuân thủ quy định người làm chứng bắt buộc phải là láng giềng của người bị bắt.
Trong bộ hồ sơ vụ án có hai biên bản hỏi cung từ các điều tra viên tên Hùng và Toàn là không ghi ngày tháng [Bút lục số 206] và [Bút lục số 208].

Thêm nữa, tất cả những văn bản liên quan đều có ghi dòng chữ “Bị can đã được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình” theo quy định của điều 49 bộ luật HSTT. Nhưng trên thực tế, Sơn chưa bao giờ được thấy toàn bộ những văn bản có những dòng chữ in sẵn vừa nêu, tức là chưa hề được giải thích về quyền và nghĩa vụ của một công dân bị CA khởi tố.

Toàn bộ trình tự và thủ tục của CA bắt giữ người như trên là tùy tiện, lừa mị, cẩu thả, và không tuân thủ đúng quy định của luật pháp.

*

Về Tội Danh Phát Tán Tờ Rơi
Trong bộ luật Hình sự Tố tụng hiện hành, Điều 2 quy định về Cơ sở trách nhiệm hình sựnhư sau:
Chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Hồsơ vụ án ghi rõ là SV Chu Mạnh Sơn có hành vi tán phát tờ rơi [Bút lục số 04, 278, 281, 282, 284, 285, 287, 288, 289, 293, 294, 299, 302, 307, 311, 313, 314, 315, 317, 318, 320, 321, 322, 323, 324, 325, 326, 334, 335, 336, 337, 338]. Đặc biệt là Công văn số 87/CAH-AN có đóng dấu TUYỆT MẬT ngày 20/05/2011 có ghi rõ ở phần trích yếu:
Về việc phát tờ rơi có nội dung xấu”.

Tuy nhiên, toàn thể bộ luật Hình sự nước CHXHCNVN hiện hành không có một quy định tội danh nào về hành vi phát tán tờ rơi. Tất nhiên, SV Chu Mạnh Sơn không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh “phát tán tờ rơi” không được quyđịnh trong bộ luật HSTT hiện hành.

*

Về Tội Danh Tuyên Truyền Chống Nhà Nước
Trong bộ luật Hình sự Tố tụng hiện hành, Điều 88 quy định ở khoản 1, điểm C là tội danh:
Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.

Căn cứ theo định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt (nxb Đại học Quốc gia 2007) thì “tuyên truyền” là “vận động mọi người làm theo”.

Còn theo Đại từ điển Tiếng Việt (nxb Đại học Quốc gia TP/HCM 2010) thì “tuyên truyền” là “giải thích rộng rãi để thuyết phục, vận động mọi người làm theo“.

Hành vi của Sơn, được ghi là “tham gia cho vui” [Bút lục số 218, 220, 221], có nghĩa là Sơn làm theo người khác; với sự so sánh đơn giản rằng đây giống như các tờ rơi quảng cáo, và bởi ham vui nên không có thì giờ đọc cho thấu đáo nội dung tờ rơi do người khác viết; với ý tưởng đơn giản là việc bầu cử phải được tiến hành thật sự dân chủ, cử tri không nên bỏ phiếu dùm cho người khác dù là cho các thành viên khác trong cùng gia đình hay dù là bỏ phiếu dùm cho những người bị mất năng lực chọn lựa đại biểu.

Điều đó có nghĩa rằng Sơn không hề giải thích/thuyết phục/vận động người khác làm theo ý mình. Hơn nữa, điều đó cũng không gây thiệt hại cho ai cảv trước/trong/sau cuộc bầu cử. Không có ai phàn nàn hay khiếu nại về động thái ham vui và vô tổ chức của Sơn.

Dovđó, SV Chu Mạnh Sơn không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” như được quy định ở điều 88 trong bộ luật HSTT hiện hành.

*

Về Bằng Chứng Bản Án Bỏ Túi
Hồ sơ vụ án này có 2 bút lục được báo cáo là thiếu (hay mất) mà không có lý do. Đó là Bút lục số 79 [tức Bút lục số 479 trong hồ sơ] và Bút lục số 95 [tức Bút lục số 470 trong hồ sơ]. Tuy nhiên, trong Báo cáo của điều tra viên, ký tên người thụ lý điều tra là Trần Văn Hùng, và trong Công văn đề nghị của Cơ quan an ninh điều tra BCN, có đóng dấu TỐI MẬT nhưng không làm rõ nội dung hai bút lục vừa kể trên là gì và có liên hệ thế nào đến vụ án.
Điều này chỉ có thể lý giải theo truyền thống tư pháp của VN về những chỉ đạo riêng.

Trong bộ luật Hình sự Tố tụng hiện hành, Điều 3, Khoản 2, quy định về Nguyên tắc xử lý như sau:
Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật”.

Tuy nhiên, trong Bản Kết luận điều tra [Bút lục số 472] có đoạn:
Riêng bị cáo Hoàng Phong có nhân thân tốt, ông nội là đảng viên đảng CSVN, có nhiều thành tích trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng dân tộc,được nhà nước tặng Huy hiệu 40 năm tuổi đảng, Huân chương kháng chiến chống Mỹcứu nước hạng 3, nên quá trình tố tụng, xét xử cần xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo này”.
Bản Kết luận điều tra này đã tùy tiện can thiệp vào trình tự tố tụng và vi phạm trầm trọng điều 3 khoản 2 nói trên.

Trong bộ luật Hình sự Tố tụng hiện hành, Điều 16 quy định về Nguyên tắc
Xét xử độc lập và chỉ tuân theo luật pháp”.

Trong khi, ngay tại phiên tòa sơ thẩm ngày 24/05/2012, người kiểm sát viên đã nói rằng:
Vụ án này đã xin chỉ đạo…”.

Truy ngược lại Công văn của Cơ quan an ninh điều tra là CA tỉnh Nghệ An, đánh số104/ANĐT, ký ngày 09/03/2012, có đoạn ghi rõ trên giấy trắng mực đen:
Công an tỉnh Nghệ An đang có công văn xin ý kiến thường trực tỉnh ủy Nghệ An báo cáo kết quả điều tra và cho chủ trương chỉ đạo, xử lý vụ án này…”.

Đồng thời, Công văn số 11/2012/BC-BCS- Về việc xin ý kiến vụ án ngày 4/5/2012 có đóng dấu MẬT ghi rõ ở đoạn kết luận như sau:
Ban cán sự Đảng TAND tỉnh Nghệ An báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực tỉnh ủy Nghệ An” [Bí thư Phạm Văn Hà ký tên và đóng dấu].

Căn cứ theo Bút lục số 472 nêu trên, phiên tòa sơ thẩm đã theo chỉ đạo bên trên và bên ngoài ngành tư pháp, ghi thẳng vào bản cáo trạng, để dùng công trạng của ông nội bị can Hoàng Phong mà gia giảm hình phạt cho đương sự được hưởng án treo.

Còn SV Chu Mạnh Sơn, bị ghép cùng tội danh với Hoàng Phong, thì lại bị áp án 36 tháng tù giam, mặc dù Sơn cũng có ông Nội là cụ Chu Văn Hạp có Huy chương kháng chiến hạng B, thân phụ của Sơn là cụ Chu Văn Nghiêm có Huy chương Chiến sĩ Vẻvang, và ngay chính bản thân Sơn là một đoàn viên gương mẫu, từng hiến máu liên tục và hăng hái tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện giúp đỡ trẻ mồ côi và người cơ nhỡ…

Tất cả những bằng chứng (lời nói và chữ viết) vừa nêu cho thấy rõ ràng là vụ án đã được ấn định sẵn hướng xét xử theo cảm tính và cách cân nhắc lợi/hại của các vị lãnh đạo chính trị nào đó ở ngoài lãnh vực tư pháp, mà quảng đại quần chúng vẫn thường gọi ngắn gọn là những Bản Án Bỏ Túi.

Đúng như lời kiểm nhận của người phụ nữ ở tòa soạn báo CAND tiếp hai mẹ con bạn Đinh Nhật Uy:
“Đây là vụ án ‘bỏ túi’ rồi… Có sự sắp đặt hết, tụi em chứng kiến biết bao nhiêu vụ thế này rồi… Quyền quyết định ở ‘ngoài kia’ kìa”.

*

Kết Luận

1. Toàn bộ trình tự và thủ tục của CA bắt giữ SV Chu Mạnh Sơn hoàn toàn là hành vi tùy tiện, lừa mị, cẩu thả, và không tuân thủ đúng quy định của luật pháp. Đến mức Nhóm Hành động Chống giam giữ Tùy tiện (WGAD) của LHQ đã có 2 khuyến cáo chính thức và công khai cho VN.

2. SV Chu Mạnh Sơn không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh “phát tán tờ rơi” không hề được quy định trong bộ luật HSTT hiện hành.

3. SV Chu Mạnh Sơn không tuyên truyền/thuyết phục một ai chống nhà nước, nên không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” như được quy định ở điều 88 trong bộ luật HSTT hiện hành.

4. SV Chu Mạnh Sơn VÔ TỘI, nhưng bị áp đặt bản án 36 tháng tù giam theo chỉ đạo của lãnh đạo nào đó, là một Bản Án BỏTúi có bằng cớ, cả lời nói lẫn văn bản, như đã dẫn chứng trên đây.

5. Đã có nhiều nạn nhân của việc bắt bớ tùy tiện và những Bản Án Bỏ Túi trước và sau trường hợp SV Chu Mạnh Sơn. Từ thời Tố Hữu kết án miệng thi hào Hoàng Cầm. Cho tới các bản án bỏ túi dành cho LS Lê Chí Quang, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê ThịCông Nhân, BS Phạm Hồng Sơn, NB Nguyễn Vũ Bình, LS Lê Công Định, DN Trần Huỳnh Duy Thức, ThS Nguyễn Tiến Trung, DN Lê Thăng Long, NV Nguyễn Xuân Nghĩa, DO Trần Thị Thúy, MS Dương Kim Khải, các bạn trẻ Nghiên-Hạnh-Hùng-Chương, các Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải v.v… Đặc biệt là bản án của TS Cù Huy Hà Vũ, được dư luận quần chúng đánh giá là bản án lưu manh, ô nhục”, “bản án bẩn thỉu”, “bản án của sự cẩu thả và sợ hãi, làm mất thể diện quốc gia, “bản án trả thù”…. Ngay cả người nước ngoài, GS Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales ở Australia cũng cho rằng “vụ án đã được mang ra thảo luận tại các cấp cao nhất trong đảng CSVN, và hình phạt đã được ấn định sẵn! Còn bà Janice Beanland Tổ chức Ân xá Quốc tế nhận định về luật pháp Việt Nam như sau: “Từ ngữ để gán ghép tội trạng và mang ra xét xử mơ hồ đến mức nhà chức trách có thể dùng theo bất kỳ cách nào họ muốn…Cho đến gần đây nhất là các vụ bắt cóc 17 thanh niên Công Giáo, hay vụ bắt cóc sinh viên Nguyễn Phương UyênĐinh Nguyên Kha, cùng những phiên tòa lừa mị mà các tay chánh thẩm đã có sẵn những bản án bỏ túi sắp xảy ra trong thời gian trước mặt.

6. Blogger Đinh Tấn Lực cùng một số bằng hữu đồng thách thức Quốc hội của nước CHXHCNVN mở công khai một phiên điều trần và tranh luận giữa công dân với BCT đảng CSVN về những bản án bỏ túi áp đặt những năm tháng tù đày đối với những công dân Việt Nam nặng lòng ưu lo xây dựng bệ phóng cho một Việt Nam cất cánh. Nếu QH nhút nhát và không dám dùng quyền lực cao nhất nước để lấy quyết định, thì chúng tôi công khai thách thức Tòa Án Tối Cao của xứ này tổ chức một phiên tòa tranh tụng về chủ đề Bản Án Bỏ Túi ở đây. Chúng tôi sẽ đứng bục nguyên đơn kiện hệ thống tư pháp CHXHCNVN.

13-11-2012. Kỷ niệm 1074 năm chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất.
\




No comments:

Post a Comment

View My Stats