BBC
Cập nhật: 15:41 GMT - thứ hai, 19 tháng 11, 2012
Quyết định của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không cấp phép cho kênh truyền hình nước ngoài phát
tại Việt Nam nếu không được biên tập và biên dịch sang tiếng Việt đang gây ra
các phản ứng khác nhau.
Hội thảo của Bộ
Thông tin Thông tin và Truyền Thông (TT&TT) vào ngày 16/11/2012 tại Tp HCM
cho hay hơn ba phần tư kênh truyền hình nước ngoài cung cấp trên dịch vụ truyền
hình trả tiền tại Việt Nam chưa được cấp giấy phép biên tập.
“Tính đến ngày 9/11 vừa qua, mới chỉ có 16/75
kênh truyền hình nước ngoài được cấp giấy phép biên tập”, truyền thông Việt Nam
cho hay.
Vào ngày
24/3/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký một quyết định ban hành Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả
tiền.
Điều 13 trong
Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg nói “Tất cả các kênh chương
trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền tại Việt Nam phải được biên tập bảo
đảm nội dung các kênh chương trình không trái với quy định của pháp luật Việt
Nam về báo chí và quảng cáo.”
Điều này quy
định biên dịch 100% nội dung kênh phim truyện, kênh tổng hợp, kênh giải trí,
thể thao, ca nhạc và lược dịch 100% nội dung kênh tin tức.
Yêu cầu lược
dịch 100% nội dung kênh thuần về tin tức đã gặp phải phản hồi từ các hãng tin
lớn như NHK, CNN, BBC World…với quan ngại về tính độc lập về biên tập, độ chính
xác cao của tin phát trực tiếp, chưa kể khả năng và chuyên môn có giới hạn của
các đơn vị trong nước muốn đóng vai trò cung cấp dịch vụ biên dịch.
Được biết hiện
các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền như: Thông tấn xã Việt Nam,
Đài truyền hình Việt Nam và một số đài truyền hình lớn… vẫn đang tiếp tục tiến
hành các thủ tục xin cấp phép biên tập, biên dịch theo tinh thần quyết định
này.
Thứ trưởng Bộ
TT&TT Đỗ Quý Doãn được truyền thông trong nước dẫn lời nói rằng “trong quá
trình tổ chức thực hiện, Bộ TT&TT nhận thấy phát sinh những vấn đề khó,
chưa thể thống nhất để các đơn vị thực hiện theo đúng quy định”.
“Từ đó, Bộ
TT&TT đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tạm lùi thời hạn thực hiện quy
định về biên tập, biên dịch các kênh chương trình truyền hình nước ngoài lại
một thời gian”.
Trả lời BBC
tiếng Việt ngày 19/11/2012 về trường hợp các kênh tin tức nước ngoài trong đó
có BBC World kể trên, ông Doãn nói rằng "Thủ tướng Chính phủ đã cho phép
hoãn thực hiện quyết định này tới 15/05/2013.
“Trong thời gian
chờ đợi thì các bên tiếp tục chuẩn bị cho mọi phương án…cốt để làm cho tốt hơn
mà thôi", ông Doãn nói thêm.
Bà Alissa
Rooney, Đại diện Ban Truyền thông Quốc tế của BBC cho hay "kênh tin BBC
bằng tiếng Anh BBC World News cam kết cho hoạt động phát sóng tại Việt Nam và
hiện đang thảo luận với nhà chức trách Việt Nam về việc này".
Được biết đây
không chỉ là nỗ lực của BBC World News TV hay một số đài khác mà cả
tổ chức Bấm CASBAA
tập hợp 130 thành viên là các kênh truyền trình quốc tế đã từng cử
một phái đoàn vào Hà Nội để bàn với chính phủ Việt Nam hồi tháng
8/2012 về chủ đề này.
Giới ngoại giao
Âu Mỹ và Nhật Bản cũng lên tiếng vận động cho hoạt động thông tin
của các kênh truyền hình nước họ hiện phát tại Việt Nam thông qua
các dịch vụ truyền hình trả tiền.
Trước đó một số
báo trong nước mô tả điều họ gọi là “các kênh chương trình truyền hình cung cấp
trên dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam phải được cấp phép biên tập
trước ngày 15/11/2012, bằng không sau thời gian này, các kênh chương trình
truyền hình nước ngoài không có giấy phép biên tập sẽ phải ngừng cung cấp trên
dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam”.
'Băn khoăn đối
ngoại'
Báo Bấm Thanh Niên
ngày 19/11/2012 dẫn lời đại diện của Đài truyền hình Việt Nam nói về điều được
mô tả là “băn khoăn vấn đề đối ngoại”.
Đại diện này
được dẫn lời nói "Hai kênh của hai quốc gia có quan hệ rất quan trọng với
chúng ta là NHK của Nhật và OPT của Nga nói quy chế biên tập, biên dịch toàn bộ
phần tin tức là không khả thi về nghiệp vụ, nếu làm thì lại tốn nhiều chi phí,
từ đó dẫn đến suy nghĩ là chúng ta gây khó khăn cho họ”.
“Đài truyền hình
Việt Nam kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ
Thông tin - Truyền thông xem xét điều chỉnh quy định này, yêu cầu các kênh thể
loại này chỉ cần phải biên tập (đảm bảo việc kiểm soát, kiểm duyệt) mà không
cần biên dịch, lược dịch phần tin tức”, người này nói thêm.
Trong khi đó ông
Nguyễn Trung Nhân - Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Thành phố Cần Thơ được
báo này dẫn lời nói “nên chăng chúng ta cần tổ chức lại các kênh truyền hình
nước ngoài đang phát cho tốt hơn, chứ nếu cắt - ngưng phát sóng sẽ gây khó khăn
trong cung cấp dịch vụ”
“Chúng tôi sẽ trả lời thế nào trước chất vấn
của người sử dụng trong kỳ họp Hội đồng nhân dân sắp tới, vì trước đây cho
phát, bây giờ thì ngưng,” ông Nhân nói thêm.
Báo Bấm Tuổi Trẻ
vào ngày 19/11/2012 bình luận thông tin một số kênh truyền hình nước ngoài có
khả năng sẽ phải “vắng bóng” trên hệ thống truyền hình trả tiền ở Việt Nam do
chưa có giấy phép biên tập, biên dịch sang tiếng Việt đã nhận được nhiều ý kiến
phản hồi của độc giả, hầu hết thể hiện sự không đồng tình.
“Người xem các
kênh nước ngoài phần lớn là những người có trình độ, họ không nhất thiết đòi
hỏi phải có phụ đề hoặc phải được dịch ra tiếng Việt,” một độc giả góp ý.
“Việc xem kênh
nào, bằng thứ tiếng nào là sở thích và nhu cầu của người xem. Việc dịch ra tiếng
Việt nên trao quyền tự quyết cho nhà cung cấp dịch vụ, họ sẽ phải cân nhắc lợi
ích của khách hàng trên cơ sở phù hợp với lợi ích của nhà cung cấp.”
Một độc giả khác
viết “Việt Nam đang hội nhập, hiện có rất nhiều công dân nước ngoài (Hàn, Nhật,
Nga, Pháp, Trung Quốc...) nên cần nghiên cứu cơ chế hợp lý để đáp ứng cả nhu
cầu của những công dân này mong muốn xem truyền hình của nước họ, giống như
VTV4 của ta phát ở các nước có người Việt sinh sống”.
Kênh đã được cấp phép
Discovery
Cartoon Network
Animal Planet
HBO
ESPN
Disney Channel
Star Sports
Kidsco
Fashion TV
Disney Junior
Star Movies
National Geographic Channel
TV5 Monde Asie
Autralia Network
DW
KBS World
No comments:
Post a Comment