Phạm Lê Vương Các
gửi cho
BBCVietnamese từ TP HCM
Cập nhật: 09:54 GMT - thứ ba, 20 tháng 11, 2012
Mới đây Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN đã thông qua “Tuyên bố Nhân quyền ASEAN” ở Phnom Penh, bất
chấp sự phản đối quyết liệt của các tổ chức và cá nhân bảo vệ Nhân quyền quốc
tế.
Những người làm
ra Tuyên bố này cho rằng tuy có “khiếm khuyết” nhưng nó “mang tính bước ngoặt
của lịch sử và tiến bộ”.
Điều này càng
minh chứng cho sự xung đột đang hiện hữu trong nhận thức về nhân quyền ở các
cộng đồng, lãnh thổ và quốc gia. Tuyên bố trên đã góp phần nới rộng giãn cách
giữa giá trị Nhân quyền theo kiểu Đông-Tây .
Vấn đề lịch sử và hiện tại
ASEAN là Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á. Dù có danh xưng “Hiệp hội” (Association) như ta
thường thấy ở các tổ chức xã hội dân sự nhưng ở đây lại đầy rẫy những chia rẽ,
xung đột và đối đầu giữa các thành viên trong quá khứ lẫn hiện tại.
Lật sơ qua vài
trang sử sách, từ khi tổ chức này ra đời, thế giới đã chứng kiến sự liên kết
của Malaysia và Singapore để kiềm chế quốc gia lân bang Indonesea to xác.
Từ sự “ăn theo”
của Thái Lan và Philippines khi nhảy vào cuộc chiến tranh Việt Nam, cho đến
cuộc chiến đẫm máu ở Campuchia chống lại Khmer Đỏ. Rồi đến bất đồng trong vấn
đề Myanmar của thập niên 90 của thế kỷ trước, và cả vụ đấu súng ở quy mô nhỏ
giữa Thái Lan và Cambodia trong việc tranh chấp Đền Preah Vihear xảy ra gần
đây…
Quá nhiều để cho thấy quan hệ trong quá khứ giữa các quốc
gia ở khu vực này chẳng có gì tốt đẹp và hiện tại cũng chẳng khấm khá hơn.
Hiện nay chẳng
thấy một thành viên nào của ASEAN ký kết là đồng minh quân sự trực tiếp với
nhau.
Và cũng tại Hội
nghị Thượng đỉnh lần này, các thành viên đã cho ra đời “Viện Nghiên cứu hòa
bình và hòa giải ASEAN” như muốn giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng trong lịch
sử.
Cũng gần đây, chúng ta đã nghe những tiếng nói “lạc điệu”
của các quốc gia thành viên trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
Điều này đủ nói lên tất cả.
Đơn giản vì
không gian sinh hoạt của tổ chức này chỉ dành cho giới cầm quyền chính trị đậm
đặc chứ không có một chút sự pha loãng nào dành cho không gian sinh hoạt mang
tính chất dân sự.
Mỗi quốc gia
tham gia vào Hiệp hội đều có những tham vọng và toan tính cho riêng mình. Chủ nghĩa
dân tộc đang làm lu mờ đi vai trò và tính hiệu quả của ASEAN.
Giá trị ASEAN
Sự duy trì của ASEAN cho tới giờ phút này chỉ đảm bảo
tránh đi sự đối đầu và xung đột của các quốc gia trong khu vực nhiều hơn hơn là
tạo dựng một liên minh hỗ trợ, giúp đỡ và nương tựa vào nhau khi khó khăn.
Xem ra ASEAN chỉ
có một sân chơi lành mạnh hơn cả là những cuộc thi thố bằng cơ bắp của Đại hội
Sea Games hay tranh tài ở giải bóng đá AFF Cup.
Cũng như trong
bóng đá, nơi đây có thể xem là “vùng trũng Nhân quyền” trên bản đồ thế giới.
Và cũng ở đây,
ta bắt gặp ASEAN đã chia sẻ chung một địa lý cùng với tinh thần
sùng bái vua chúa và lãnh tụ như cách tín đồ tôn vinh thần thánh.
Với các hạn chế
đó, mục tiêu tiến gần hơn tới một Cộng đồng kiểu Liên minh châu Âu xem ra có vẻ
là rất xa xôi, và thậm chí là không tưởng đang chờ đón ASEAN phía trước khi vẫn
cố gắng bao biện cho “bối cảnh quốc gia và khu vực”, cho tới “sự khác biệt” từ
nền tảng về chính trị-xã hội, kinh tế, pháp lý, văn hóa-lịch sử, và tôn giáo
như trong Tuyên bố Nhân Quyền ASEAN đã nêu.
Thừa nhận và tôn
trọng sự khác biệt trong nền tảng văn hóa, tư tưởng và thể chế chính trị là
điều không thể không thực hiện giữa các cộng đồng và các quốc gia.
Nhưng để tạo nên
một khối thống nhất, đoàn kết và thịnh vượng thì cần phải xây dựng được hệ giá trị chung. Lấy đó làm chuẩn mực và là
giá đỡ cho các quốc gia thành viên chia sẻ và giữ gìn.
Liên minh Châu
Âu dù trong quá khứ xung đột đã lên tới đỉnh điểm hơn bất kỳ khu vực nào trên
thế giới bằng sự tàn khốc của hai cuộc thế chiến, nhưng giờ đây nó được xem như
“nhất thể hóa” và là một Cộng đồng gắn kết là nhờ vào hệ giá trị duy nhất, đó là: “Tinh thần và khát vọng từ Tự do-Dân
chủ-Nhân quyền”
Không biết Tuyên
bố Nhân quyền ASEAN vừa mới ra đời có phải nhằm tạo dựng nên một hệ giá trị
riêng cho mình, để để tiến tới “nhất thể hóa ASEAN”?
Chắc chỉ có thời
gian sẽ trả lời chính xác cho câu hỏi này. Nhưng trước mắt hãy nhìn vào cách
thức người ta làm ra nó và các phản ứng của những tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Chính trị hóa nhân quyền
Môt bản Tuyên bố Nhân quyền đại diện cho một khu vực với
dân số khoảng 600 triệu người lại được trao vào tay vài vị trong một cái bàn
tròn bí mật.
Điều đáng nói là
các vị này lại là những người mang danh phận “nhà chính trị ” hơn là những
chuyên gia, những nhà nghiên cứu độc lập, hay những người đã từng là nạn nhân
của hành vi xâm hại Nhân quyền.
Nghe ông Tổng
thư ký ASEAN Surin Pitsuwan gải thích cái gọi là “tránh việc trì hoãn” và “nguy
cơ làm chậm lại quá trình ra đời văn bản này” để che đậy đi sự thiếu minh mạch
và công khai trong quá trình soạn thảo, che lấp đi tai mắt của các hội đoàn dân
sự, của các tổ chức, cá nhân bảo vệ nhân quyền, đủ để thấy nó nhằm đảm bảo về
mặt chính trị hơn là bảo vệ nhân quyền.
Biểu lộ rất rõ nét là việc các nguyên tắc Nhân quyền và
các quyền tự do căn bản “có thể bị giới hạn” để đáp ứng các yêu cầu về an ninh
quốc gia, trật tự xã hội, và đạo đức.
Câu cú theo kiểu
cảm tính mà thiếu vắng tinh thần pháp luật và nền tư pháp độc lập tất yếu sẽ
xảy ra xung đột giữa nhà nước và công dân, và giữa các quốc gia thành viên với
nhau, vì khả năng diễn giải theo cách hiểu khác nhau tùy vào nhận thức và hiểu
biết trong bối cảnh cụ thể của mỗi người và mỗi quốc gia.
Tất nhiên “cách
hiểu” của Nhà nước luôn giành phần thắng. Thiệt thòi luôn là những người dân
thường, chỉ còn biết trông đợi vào các tổ chức dân lập, phi chính phủ, đứng bên
ngoài quan sát và la ó.
Khi đã chính trị hóa, trong tương lai, Tuyên bố này sẽ
tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ giữa các quốc gia trong cộng đồng ASEAN và tự cô lập
mình trước quốc tế.
Chẳng hạn tượng
đài biểu tượng cho dân chủ và nhân quyền như Aung San Suu Kyi nhiều khả năng
quay lại làm lãnh đạo ở quốc gia Myanma dân chủ trong tương lai, sẽ nhìn nhận
Tuyên bố này bằng tư cách của nhà làm chính trị hay là một nạn nhân của 20 năm
đối mặt với hành vi bức hại nhân quyền?
Nếu với tư cách
làm chính trị thì tượng đài này sẽ sụp đổ. Nếu là một chứng nhân lịch sử thì
thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến những điều bất ngờ có thể đến trong tương lai.
Trước mắt, thế
giới đã bất ngờ với một ASEAN nhiều mâu thuẫn và bất đồng nhưng lại khá nhanh
nhảu tìm kiếm sự đồng thuận trong vấn đề Nhân quyền vô cùng nhạy cảm này.
Ban phát nhân quyền
Kể ra cũng lạ! Nhưng cũng không lạ gì với kiểu đàm phán,
thương lượng và thỏa hiệp về nhân quyền để phục vụ cho mục đích chính trị trước
mắt mà thiếu hẳn cái nhìn viễn kiến để để phục vụ cho bước tiến thời đại.
Nhân quyền giờ
đây chẳng khác nào kiểu ban phát của những người lãnh đạo chứ không phải do tạo
hóa phú bẩm.
Thật đáng xấu hổ cho một bản Tuyên bố
ra đời sau hơn 60 năm so với bản Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền lại đang dần
phủ nhận những giá trị phổ quát, mang một tinh thần hẹp hòi và chủ nghĩa quốc
gia trong cách nhìn nhận về nhân quyền.
Tuyên bố được
khen ngợi vì đề cao các Quyền Dân sự, Kinh tế và Phát triển. Nhưng cũng rất
dễ dàng nhận ra sự “vụng về” của những của những người làm ra bản Tuyên bố đang
cố gắng chèn ép mức độ phát triển của Quyền Chính trị.
Một Tuyên bố
không đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế thì cũng là do hệ quả của việc soạn thảo
theo kiểu “lén lút”.
Vô tình hay cố
ý, bản Tuyên bố này dễ dàng bị chính trị chi phối vì thiếu minh bạch, công
khai, và qua đó người ta cũng dễ dàng lợi dụng vào nhân quyền, thỏa hiệp với
nhau để phục vụ cho mục đích chính trị.
Và cũng không biết
bản Tuyên bố này có ngầm ý cho phép các quốc gia thành viên được quyền trừng
phạt các cá nhân, tổ chức “lợi dụng vào vấn đề nhân quyền” để xuyên tạc và
chống phá nhà nước hay tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN hay không?
Nếu là có, thì
nó không còn xứng đáng để mang tên Tuyên bố Nhân quyền.
Giáo dục Nhân quyền
Dù gì thì Tuyên
bố cũng đã được chấp bút bởi lãnh đạo các quốc gia nên cũng phải đành chấp nhận
dù muốn hay không.
Tuy Tuyên bố
không mang tính ràng buộc pháp lý, nhưng đó được xem là lời hứa và cam kết của
các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thúc đẩy tiến bộ nhân quyền.
Thôi thì có còn
hơn không.
Điều này đòi hỏi
các cá nhân, tổ chức nỗ lực góp phần tham gia vào chương trình hành động “giáo
dục nhân quyền” trong giai đoạn thứ 2 (2010-2014) của Liên Hiệp Quốc tại khu
vực này một cách tích cực hơn.
Tăng cường giáo
dục nhận thức về tính phổ quát Nhân quyền cần được thay thế cho sự bao biện về
“khác biệt tính”.
Đó là một quá
trình đấu tranh tư tưởng lâu dài đòi hỏi sự bền bỉ và cả lòng dũng cảm.
Chúc những người
bảo vệ nhân quyền can đảm và vững tin.
Bài viết phản
ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả, hiện đang là sinh viên
Luật năm thứ 3 ở Sài Gòn.
TIN LIÊN QUAN :
Xã
hội dân sự phản đối bản Tuyên ngôn Nhân Quyền đầy sai sót của ASEAN (VN Human Rights
Defenders).
Tuyên
Ngôn Nhân Quyền ASEAN có nhiều khuyết điểm (Mạch Sống)
No comments:
Post a Comment