Friday 16 November 2012

TRUNG CỘNG QUỐC MẪU BÀNH LỆ VIỆN (Trần Đông Đức - BBC - Quê Choa)




Fri, 11/16/2012 - 02:48 — trandongduc

Trung Quốc đã chọn xong người kế vị cho lãnh đạo đời thứ năm, có khi được tính là thứ sáu nếu tính luôn cả Hoa Quốc Phong là một thế hệ mang tính trám chỗ giữa Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Tập Cận Bình được chọn làm người thừa kế. Tập cũng được coi là thế hệ thái tử đảng (con cha cháu ông) đầu tiên sinh sau năm 1949.

Dư luận quần chúng hiếu kỳ hơn về người vợ nổi tiếng của Tập Cận Bình, ca sĩ nhạc dân tộc Bành Lệ Viện (Peng Liyuan). Bành Lệ Viện thuộc hàng mỹ nhân Trung Quốc có tài hát hay múa đẹp theo đúng định nghĩa. Bành đã theo đoàn văn công giải phóng quân từ lúc 18 tuổi và chuyên trị về các làn điệu dân ca - vừa có chất truyền thống nhưng vừa cách tân rất đặc thù của văn hóa cách mạng Trung Quốc.

Quốc Mẫu Bành Lệ Viện

Bành Lệ Viện cũng hay hát những bài ca ngợi công trình xây dựng như kiểu Đường Sắt Tây Tạng, mang tên là Thiên Lộ,về khách quan mà nói rất có sự hút hàng với đại chúng theo niềm tự hào phát triển hiện đại của Trung Quốc hiện nay.

Ngoài ra, Bành Lệ Viện còn rất có rất nhiều phong cách cổ trang và phục trang dân tộc thiểu số khác cùng với những bài hát dân ca của tỉnh Sơn Đông - một dạng như Mạc Ngôn dùng phông văn hóa Cao Mật, Sơn Đông cho trường phái sáng tác văn học.

Trước khi Bạc Hy Lai sụp đổ cơ nghiệp hai vợ chồng này cũng thường hay mặc đồ dân tộc ra ngắm đồng nội coi như một cách thu hút con nhang ở Trung Quốc mà trong ý chắc là ngấm ngầm cũng như là để cạnh tranh hình ảnh với vợ chồng Tập Cận Bình. Bạc Hy Lai nay bị cầm tù, vợ là Bạc Cốc Khai Lai đang bị án tử hình treo chắc là đã tận số mạng về sự nghiệp chính trị.

Nói tới Bành Lệ Viện làm người ta nghĩ ngay đến người người tình Tống Tổ Anh (Song Zuying 宋祖英) ca Giang Trạch Dân (tiếng Hoa gọi Tống Tổ Anh là Nhị Nãi, cũng có khi được "tôn hiệu" là Tống Quốc Nãi).

Trong đại hội 18 của cộng sản Trung Quốc vừa qua, Giang Trạch Dân lại tái xuất giang hồ một cách phủ bóng và tràn trề kịch tính.

Tống cũng làm nghề ca sĩ nhạc dân tộc, được coi là danh ca đặc sắc nhất trong hệ thống văn công của Trung Quốc. Tống Tổ Anh và Bành Lệ Viện đều thuộc về người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc hiện nay. Hai ca sĩ này thuộc loại văn công hát hay múa đẹp, tiêu biểu cho vẻ đẹp của gái Trung Quốc trong thời cách mạng. Hai người này là danh ca hạng 1 có đủ tài nghệ và nhiều khi còn diễn hai cùng nhau trên sân khấu.

Tống Tổ Anh đã làm cho những người nổi tiếng trong giới văn nghệ từ Trương Nghệ Mưu đến Thành Long đều mong muốn được hầu hạ người đẹp nhưng thế lực Giang Trạch Dân thời đó kinh quá.

Tống Tổ Anh thực sự thuộc dân tộc Miêu ở Quý Châu (tương đương với dân Hmong ở Hà Giang ở Việt Nam).

Giang Trạch Dân muốn cùng với Tống Tổ Anh sống hết cuộc đời nhưng vì địa vị của hai người quá đặc biệt nên mơ ước chỉ nằm trong bóng tối. Tuy nhiên nhân dân Trung Quốc ai cũng biết Tống Tổ Anh đúng là Tống Nhị Nãi. Chính thê của Giang Trạch Dân là một lão già lụ khụ.

"Ca sĩ Miêu tộc Tống Tổ Anh"

Có thể nói đến đời Tập Cận Bình thì ước mơ "Trung Cộng Quốc Mẫu" là một người đàn bà có nhan sắc và ưu thế mới xuất hiện.

Nhìn chung gu thẩm mỹ về phụ nữ của lãnh tụ Trung Quốc cũng không tệ. Về mặt nữ lưu mà nói, thì với tài xướng ca diễn xuất, ca hay múa đẹp không nhiều phụ nữ trên đời có được.

Tuy nhiên nhìn lại lịch sử cộng sản, Giang Thanh vợ sau của Mao Trạch Đông từng là dân văn nghệ cũng có đặc điểm tương tự như Bành như Tống. Sau này, ở địa vị đỉnh cao, Giang Thanh còn định chuyên quyền đoạt vị làm lãnh tụ cộng sản nhưng lại bị Đặng Tiểu Bình hạ bệ.

Ba người đàn bà này ở ba thời điểm nhưng dung mạo có phần tương tự. Tuy nhiên, Giang Thanh quá bốc đồng mà ngáp chết (treo cổ tự tử). Tống Tổ Anh có quyền thế về sân khấu lòng người nhưng không có danh nghĩa.

Bành Lệ Viên có đủ tất cả, sắc đẹp, tài ca hát, vừa quyền lực của sự đường đường chính chính là vợ của Tập Cân Bình. Trong hệ thống quân đội, cho dù là văn công ca sĩ nhưng Bành Lệ Viên mang tới lon thiếu tướng. Bành có thể nói sẽ là “đệ nhất phu nhân” quyền lực nhất sau này.

Nếu Bành Lệ Viện tận dụng hết thành tựu về của người nổi tiếng, lại có đảng tịch cao, Lịch sử Trung Quốc có thể thấy xuất hiện một quốc mẫu mới. Bành Lệ Viện này cũng có nét mạnh mẽ như Võ Tắc Thiên trong các loại phim cổ trang và cũng là người cùng đất Sơn Đông.

Kết Luận: Phụ nữ biết ca múa đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.

"Hai vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai lúc còn quyền thế"

Trần Đông Đức


------------------------------------------------------------------------------------------

BBC
Cập nhật: 01:52 GMT - thứ sáu, 16 tháng 11, 2012

Trong nhiều thập niên, Bành Lệ Viện đã xuất hiện trong các chương trình truyền hình quốc gia Trung Quốc, hát những giai điệu dân ca ngọt ngào ca ngợi những kỳ quan của sự trỗi dậy Trung Quốc. Nay, bà trở thành tân đệ nhất phu nhân của đất nước.
Với hàng chục vũ công nghiêng ngả múa nền phụ họa, bà Bành đầy quyến rũ xuất hiện lần cuối trên truyền hình quốc gia là hồi tháng Giêng trong tiết mục kết thúc chương trình mừng Tết Nguyên đán có chủ đề quân sự.
"Nhân dân là những người mà Đảng quan tâm mãi mãi," bà Bành trong bộ quân phục, hát trước các khán giả say sưa nghe, trong đó có cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và chồng bà, vị lãnh tụ Tập Cận Bình.
Bà Bành là phu nhân nổi danh đầu tiên của một chính trị gia cao cấp kể từ sau Giang Thanh, vợ Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Những người phụ nữ khác kết hôn với các lãnh đạo Trung Quốc trước đây, từ phu nhân Đặng Tiểu Bình cho tới phu nhân vị lãnh tụ sắp rời chức vụ Hồ Cẩm Đào, đều đứng sau hậu trường. Ở nước ngoài, bà Bành được so sánh với cựu đệ nhất phu nhân Pháp Carla Bruni.

'Nàng tiên Mẫu đơn'
Có thể sự nổi tiếng của bà Bành Lệ Viện sẽ khiến giới lãnh đạo Cộng sản bí mật trở nên dễ tiếp cận hơn.
"Hình ảnh Đảng Cộng sản đã được sử dụng một cách rất ngu ngốc, các nhà lãnh đạo cư xử như người máy trong cỗ máy nhà nước, không có tí hấp dẫn cá nhân nào," Li Yinhe, một nhà xã hội học tại trung tâm nghiên cứu Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tại Bắc Kinh nói.
"Bành Lệ Viện được trông đợi sẽ mang lại ít nhiều khác biệt cho giới lãnh đạo."
Tuy nhiên, nhiều khả năng truyền thông Trung Quốc sẽ thận trọng chăng dây quanh bà Bành. Ngay cả bây giờ, những câu hỏi đơn giản nhất về sự nghiệp âm nhạc của bà Bành cũng gợi ra những câu trả lời mơ hồ từ những người hoạt động trong ngành công nghiệp âm nhạc Trung Quốc.
"Thật khó để nhận xét về âm nhạc của bà ấy, bởi sự phức tạp của vị trí hiện thời của bà," He Li, giám đốc Hội đồng Ca nhạc Dân gian Trung Quốc, thừa nhận.
"Chúng tôi không muốn bình luận quá nhiều về bà ấy. Nếu bạn nói bà ấy là ca sĩ hát hay nhất, những người khác sẽ đồn đoán. Nếu bạn nói bà ấy hát không tốt, một số người sẽ phản đối. Khó mà nói lắm."
Có biệt danh là "Nàng tiên Mẫu đơn", Bành Lệ Viện gia nhập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ngay từ lúc bắt đầu sự nghiệp và đã nổi danh là một nghệ sĩ được Đảng Cộng sản ưa chuộng, xuất hiện thường xuyên trên truyền hình nhà nước để hát các ca khúc như Đồng bằng Hy vọng và Người dân Làng tôi.
"Có lẽ 90% bài hát của bà ấy là ca ngợi Đảng Cộng sản, các bài hát còn lại thì ca ngợi cuộc sống tuyệt vời của chúng tôi,” nhà phê bình âm nhạc Qi Youyi giải thích với chút mỉa mai trong giọng nói.

'Chiến sỹ văn hóa’
Nay bà Bành chỉ thỉnh thoảng mới biểu diễn cho các chương trình dạ tiệc lớn phát trên truyền hình nhà nước. Mặc dù tên tuổi bà vẫn được công nhận, nhưng dòng nhạc bà thể hiện hầu như chỉ được các đối tượng 40 tuổi trở lên đánh giá cao, He Li nói.
"Những người thích các ca khúc của bà ấy chủ yếu là những người sinh ra trong thời kỳ không có mấy hình thức nghệ thuật và các kênh phát thanh truyền hình, thời mà có lẽ chỉ có đài phát thanh ," bà nói.
"Thời đó chả có gì mấy để giải trí. Nếu biểu diễn những thứ đó vào thời nay thì chả mấy ai thích đâu."
Bành Lệ Viện không phải lúc nào cũng có mối quan hệ tươi đẹp với Đảng Cộng sản. Cũng như Tập Cận Bình, gia đình bà từng bị bức hại trong thời Cách mạng Văn hóa.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Trung Quốc hồi năm 2004, bà Bành nói cha của bà đã bị coi là một kẻ "phản cách mạng" bởi có một số thân nhân họ phục vụ trong quân đội Đài Loan.
Những khó khăn đó không ngăn cản việc bà sớm vào học trường Đại học Nghệ thuật Sơn Đông hồi 14 tuổi, theo ngành ca hát dân ca Trung Quốc.
Bành Lệ Viện sau đó gia nhập Quân đội Giải phóng Nhân dân hồi năm 1980 và hoạt động như một "chiến sỹ văn hóa nghệ thuật ".
Buổi trình diễn ra mắt trong chương trình dạ tiệc đón mừng năm mới trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hồi năm 1983 khiến bà trở thành nổi tiếng trên toàn quốc.
Trong những năm qua, bà theo đoàn đi biểu diễn ở nước ngoài như New York, Tokyo và Vienna.

Vai trò tương lai
Khi Bành Lệ Viện gặp Tập Cận Bình hồi năm 1986, bà đã là một ca sĩ nổi tiếng còn ông là phó thị trưởng thành phố Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến ở miền nam và đã ly hôn.
Chỉ sau vài tháng hẹn hò, họ kết hôn vào tháng 9/1987. Con gái họ, Tập Minh Trạch, chào đời vào năm 1992.
Nhiều người nay đặt câu hỏi về vai trò của bà Bành trong chính phủ Trung Quốc. Bà đã bắt đầu giảm bớt sự nghiệp ca hát của mình, ít xuất hiện hơn trên truyền hình nhà nước.
“Bà ấy chỉ xuất hiện ở các buổi biểu diễn chính trị có quy mô rất lớn và sẽ không hát các ca khúc mới," He Li nói.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ là bà Bành liệu có đóng vai trò truyền thống là phu nhân của một chính trị gia, đi cùng chồng trong các chuyến công du nước ngoài hay không.
Khi ông Tập Cận Bình thăm chính thức Hoa Kỳ trong một chuyến đi gặp gỡ thăm hỏi cấp cao hồi tháng Hai, bà Bành Lệ Viện đã không đi cùng. Khi đó, một số người nói rằng bà Bành tránh, không muốn làm lu mờ chồng.
Bà Bành có thể làm công việc từ thiện nhiều hơn. Bà đã từng là đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới, giúp nâng cao nhận thức về bệnh lao và HIV/AIDS. Bà cũng là một đại sứ của Hiệp hội Kiểm soát Thuốc lá Trung Quốc.
Tất nhiên, bà Bành cũng có thể muốn tận hưởng thời gian sống ở Trung Nam Hải, khu nhà ở trung tâm Bắc Kinh giành cho các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí nhà nước Nhân dân Toàn cầu hồi 2011, bà mô tả việc mình yêu thích các công việc hàng ngày, chẳng hạn như đạp xe đi chợ và mặc cả với những người bán hàng rong.
Khi ở nhà, bà nói bà và ông Tập Cận Bình đối xử với nhau như vợ chồng chứ không phải như nhà lãnh đạo đất nước và ca sỹ siêu sao.

----------------------------------------------------

16-11-2012

Cuối tuần chẳng biết làm gì, đem đệ nhất phu nhân Trung cộng ra nhậu vậy.
TQ thời cộng sản có ba đệ nhất phu nhân là ca sĩ tài sắc. Một là Giang Thanh ( bà này chuyên diễn kinh kịch nhưng hát cũng rất hay), là vợ thứ tư của Mao Trạch Đông. Hai là Tồng Tố Anh, vợ hai Giang Trạch Dân. Ba là Bành Lệ Viện, vợ hai của Tập Cận Bình, vợ hai nhưng chính thê, hình như ông Bình đã ly dị bà đầu.
Bành Lệ Viện sinh năm 1962 nổi tiếng giọng ca vàng nhan sắc tuyệt hảo từ năm 18 tuổi, cho đến nay bà không hề vướng vào bất kì một scandal nào dù nhỏ. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ cho bất kì một chính khách nào trên thế giới muốn cưới làm vợ, đừng nói Tập Cận Bình, người có bộ mặt rất nhà quê, chỉ đẹp trai hơn anh Tư nhà mình có chút xíu. Chính Bành Lệ Viện cũng chê bộ mặt nhà quê của Tập Cận Bình: ” Vào khoảng khắc nhìn thấy ông, tôi đã thất vọng. Không chỉ vì ông trông rất nhà quê, mà còn già. Tuy nhiên, những lời nói đầu tiên của ông đã thu hút tôi”.
Đẹp như Bành Lệ Viện cũng không là của hiếm, cái chính là giọng hát của bà quá hay. Tiếng hát trong vắt sang trọng của bà ai đã nghe một lần khó lòng quên được.

Cái clip dưới đây bà Bành hát chào mừng đại hội 18 ĐCS TQ thì phải, vì chủ đề đại hội 18 là đại đoàn kết, bài hát đang thể hiện chủ đề đó. Ghét Tàu thì ghét nhưng phải nói mấy ông Tàu làm cái chương trình này thật hay, thích hoành tráng ra hoành tráng, chứ chẳng phải như mình muốn hoành tráng ra nhà quê,chán ốm.









No comments:

Post a Comment

View My Stats