Thanh Phương -
RFI
Thứ năm 15 Tháng
Mười Một 2012
Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc bao gồm nhiều nhân vật xu hướng bảo thủ hơn là những lãnh đạo chủ trương cải cách. Đó là nhận định chung của các nhà phân tích hôm nay, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố danh sách 7 uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị.
Những người quan sát diễn tiến Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa qua đều nhận thấy ảnh hưởng rất lớn của ông Giang Trạch Dân, nguyên Tổng bí thư Đảng từ năm 1989 đến 2002. Thế lực của ông Giang Trạch Dân dường như đã tác động lên các cuộc thương thuyết, mặc cả chọn ban lãnh đạo mới.
Theo nhận định của ông Jean-Pierre Cabestan, giáo sư chính trị học tại Hồng Kông, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, Thường vụ Bộ chính trị mới của Trung Quốc có phần nào giống như là một băng của Giang
Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đã mất rất nhiều ảnh hưởng.
Giáo sư Cabestan cho rằng đây không phải là một êkíp sẳn sàng đề ra những cải tổ rất quan trọng, hoặc nếu có, thì sẽ chỉ là những cải tổ về mặt kinh tế, vì Trung Quốc đang rất cần. Nhưng về mặt chính trị, đây là những nhân vật rất bảo thủ, đặc biệt là các ông Lưu Vân Sơn, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, hay ông Trương Đức Giang, bí thư thành ủy Trùng Khánh. Trong khi đó, những nhân vật có xu hướng cải cách như bí thư Quảng Đông Uông Dương hay Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều lại không được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị.
Trả lời AFP, ông Willy Lam, chuyên gia về chính trị Trung
Quốc tại trường Đại học Trung Hoa ở Hồng Kông, cũng nhận xét là các thành phần bảo thủ đang chiếm ưu thế trong ban lãnh đạo mới của Trung Quốc. Ông Willy Lam
dự báo là những nhân vật trung thành với Giang Trạch Dân có thể sẽ khó mà ngả hẳn theo Tập Cận Bình. Cho nên, sẽ có những va
chạm, xung
khắc và cãi vã giữa bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.
Về phần ông Joseph Cheng, một nhà phân tích thuộc đại học City University, Hồng Kông, cũng cho rằng thành phần Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc mang nặng dấu ấn bảo thủ, với đa số là những tay chân thân tín của Giang Trạch Dân.
Ông Alberto Forchielli, thuộc công ty Mandarin Capital
Partners ở Thượng Hải, được hãng tin Reuters trích dẫn, không chờ đợi sẽ có nhiều thay đổi với ban lãnh đạo mới. Theo nhận định của ông Forchielli, về mặt chính sách, Đại hội Đảng lần thứ 18 thể hiện sự tiếp nối. Ban lãnh đạo mới sẽ hành động rất thận trọng, ít ra là trong việc tái cơ cầu kinh tế và tài chính.
Hiện giờ, chưa ai biết những định hướng chính trị thật sự của Tập Cận Bình và êkíp của ông. Đối với ông Orville Schell, thuộc tổ chức Asia Society ở New York, Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như chưa xác định được là bước cải tổ kế tiếp sẽ như thế nào, cho nên họ đã đi đến đồng thuận là trước mắt phải tỏ ra rất thận trọng. Việc chọn Tập Cận Bình làm Tổng bí thư cũng là kết quả của sự thỏa hiệp, một giải pháp được cả hai phe Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân chấp nhận.
Tóm lại, với một ban lãnh đạo mà đa số xu hướng bảo thủ như vậy, không ai chờ đợi là sẽ có những thay đổi lớn ở Trung Quốc trong những năm tới. Tuy nhiên, như bản thân ông Tập Cận Bình đã nhìn nhận hôm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối diện với nhiều « thách thức nghiêm trọng », nhất là nạn tham
nhũng tràn lan, với nỗi bất mãn ngày càng dâng cao của người dân nghèo trước những « quý tộc đỏ ». Đến một lúc nào đó, mô hình hiện nay
Trung Quốc sẽ đi đến mức giới hạn và tân lãnh đạo của nước này sẽ phải đề ra một mô hình khác. Ông Tập Cận Bình sẽ có đủ bản lãnh đề làm điều đó hay không ? Thời gian
sẽ trả lời.
-----------------------------------
Cập nhật lúc 16 November 2012,
11:17 AEST
Các thành viên Bộ Chính trị đã ra mắt hôm qua
(15/11), giảm từ 9 người xuống còn 7 người như đã dự đoán. Ông Tập Cận Bình trở
thành tổng bí thư và ông Lý Khắc Cường trở thành thủ tướng mới của Trung Quốc.
Tổng bí thư Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình, 59 tuổi, con
của ông Tập Trọng Huân, Phó Chủ tịch Quốc hội và Phó Thủ tướng Trung Quốc trước
đây.
Ông Tập Cận Bình được xem là
hàng ngũ ‘thái tử đỏ’, tức con cháu của các nhà lãnh đạo, hiện thời hoặc đã về
hưu hay quá cố, của giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc.
Tập Cận Bình đặc biệt quan tâm
đến sự phát triển của khu vực tư nhân. Ông cũng muốn đẩy mạnh tự do hóa thị
trường đối với mảng đầu tư nước ngoài đồng thời muốn phát triển Thượng Hải
thành trung tâm tài chính và thương mại hàng đầu thế giới.
Ông là một nhà cải cách theo
hướng thận trọng, từng giữ vai trò lãnh đạo các tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang,
những tỉnh đi đầu về cải cách kinh tế tại Trung Quốc.
Thủ tướng Lý Khắc Cường
Ông Lý Khắc Cường, 57 tuổi,
từng là sinh viên luật tại Đại học Bắc Kinh hồi đầu năm 1978.
Ông xuất thân từ tỉnh An Huy,
một tỉnh miền Đông Trung Quốc, là con trai của một quan chức địa phương. Ông có
bằng thạc sĩ Luật và tiến sĩ Kinh tế.
Lý Khắc Cường tiến thân theo
con đường của Đoàn thanh niên. Năm 1983, ông tham gia vào Ban bí thư Trung ương
Đoàn thanh niên Cộng sản do chủ tịch Hồ Cẩm Đào đứng đầu.
Ông chú trọng đẩy mạnh phát
triển nhà ở cho người thu nhập thấp, các chương trình chăm sóc sức khỏe cơ bản
và phúc lợi xã hội. Ông cũng ủng hộ phát triển năng lượng sạch.
Ông cũng là một nhà cải cách
theo hướng thận trọng.
Trương Đức Giang
Ông Trương Đức Giang, 65 tuổi,
ông được thăng tiến sau khi thay thế Bạc Hy Lai trở thành Bí thư tỉnh ủy Trùng
Khánh. Ông là phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực công nghiệp, tuy nhiên hồ sơ của
ông vẫn có chút ‘vết nhơ’ trong vụ bộ trưởng Đường sắt bị bắt năm ngoái vì tham
nhũng.
Ông là người thân cận của cựu
chủ tịch Giang Trach Dân, người vẫn còn ảnh hưởng đến chính trường Trung
Quốc.Trương Đức Giang là người theo chủ nghĩa bảo thủ, từng được đào tạo tại
Bắc Triều Tiên.
Du Chính Thanh
Ông Du Chính Thanh, 67 tuổi,
hiện là Bí thư thành ủy Thượng Hải. Ông Du cũng là một ‘thái tử’, sự nghiệp
chính trị của ông lên cao vào những năm 1980 cho đến khi anh trai của ông bị
phát hiện là mật thám của Mỹ.
Ông có mối quan hệ gần gũi với
con trai cả của cố lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình. Ông tham gia vào Bộ chính
trị từ năm 2002. Chính sách phát triển của ông bao gồm việc thúc đẩy khu vực tư
nhân, phát triển đô thị, xây dựng pháp luật và cải cách xã hội để thúc đẩy xây
dựng lòng tin và sự tin tưởng lẫn nhau trong xã hội.
Du Chính Thanh theo đường lối
cải cách thận trọng.
Lưu Vân Sơn
Ông Lưu Vân Sơn, 65 tuổi, hiện
đang là trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông có kinh nghiệm về truyền
thông, từng làm phóng viên cho Tân Hoa xã tại Nội Mông. Là bộ trưởng Bộ Truyền
thông từ năm 2002, ông là người tìm cách kiểm soát mạnh mẽ Internet tại Trung
Quốc.Lưu Vân Sơn theo chủ nghĩa bảo thủ, người luôn muốn kiểm soát chặt chẽ
truyền thông Trung Quốc.
Vương Kỳ Sơn
Ông Vương Kỳ Sơn, 64 tuổi, là
một trong bốn phó thủ tướng và từng là bí thư thành ủy Bắc Kinh.Bố vợ của Vương
Kỳ Sơn chính là Cựu phó thủ tướng Diêu Y Linh và do đó Vương Kỳ Sơn cũng được
coi là thái tử. Ông quan tâm đến các vấn đề kinh tế. Ông muốn tự do hóa hệ
thống tài chính của Trung Quốc, nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP và cải cách hệ
thống thuế đối với các chính quyền địa phương. Vương Kỳ Sơn theo đường lối cải
cách tài chính.
Trương Cao Lệ
Ông Trương Cao Lệ, 65 tuổi, là
bí thư thành ủy Thiên Tân.Ông muốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn nữa và muốn biến
thành phố cảng Thiên Tân thành trung tâm tài chính của miền Bắc Trung Quốc.
Ông được xem là đồng minh của
Giang Trạch Dân, nhưng vẫn có thể theo Hồ Cẩm Đào.
Trương Cao Lệ là người theo
đường lối cải cách tài chính.
No comments:
Post a Comment