Thứ hai 19 Tháng Mười Một 2012
Hôm nay 19/11/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama được hàng chục ngàn dân Miến
Điện nồng nhiệt tiếp đón như một nhân vật "huyền thoại". Chỉ cách nay ba năm, Hoa Kỳ còn bị xem là đế quốc thù địch. Giờ đây, Air
Force One đã đáp xuống phi trường quốc tế sơn phết lại mới tinh khôi trong rừng
cờ sọc xanh, sao trắng.
Sau khi hội kiến với Tổng thống Thein Sein, người hùng
của chính sách cải cách dân chủ thân tây phương, Tổng thống Mỹ dùng cơm tối với
lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi tại tư gia của giải Nobel Hòa bình 1991.
Trước khi lên đường sang Phnom Penh dự Thượng đỉnh Đông Á, Tổng thống Obama đọc
một bài diễn văn tại đại học Rangun, kêu gọi toàn dân Miến Điện đoàn kết dân
chủ hóa đất nước.
Từ Rangun, đặc phái viên Arnaud Dubus tường thuật :
Trước các nhân vật quan trọng mà đứng đầu là bà Aung San
Suu Kyi và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ông Barack Obama đã có một bai phát
biểu có chừng mực một cách tinh tế, trong đó ông vừa đề cao những cố gắng cải
cách của chính phủ hiện nay đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh lâu dài và « nhân
cách mãnh liệt » của bà Aung San Suu Kyi cũng như của đối lập chống lại chế độc
độc tài quân sự .
Phần đầu bai diễn văn tổng thống Mỹ nhấn mạnh « Tôi chìa
bàn tay hữu nghị nhằm giúp tạo lập cơ hội cho nhân dân của đất nước này ». Bài
diễn văn kéo dài chưa đầy nửa giờ đồng hồ đã đề cập đến nhiều chủ đề nhạy cảm
từ việc các tù nhân chính trị còn bị giam giữ cho đến căng thẳng xung đột cộng
đồng giữa người Hồi giáo Rohingya và người Rakhine theo đạo Phật ở miền tây
Miến Điện cũng như về cuộc xung đột kéo dài giữa quân chính phủ và lực lượng
nổi dậy người Kachin ở khu vực miền đông bắc đất nước.
Tổng thống Mỹ đã được hoan hô nhiệt liệt khi ông nói rằng
« tiến trình dân chủ không thể thành công nếu không có hòa hợp dân tộc ». Một
lần nữa ông Obama tỏ ra không ngần ngại đề cập đến hồ sơ người Hồi giáo
Rohingya. Một số người có đầu óc dân tộc dưới sự dẫn dắt của các nhà sư đã
nhiều lần biểu tình tỏ thái độ chống lại người Rohingya. Tổng thống Mỹ nói : «
Người Rohingya có quyền phải được tôn trọng như quý vị và tôi », sau đó ông có
nhắc lại chuyện xưa kia ở nước Mỹ , người da màu đã bị cấm đi bỏ phiếu ».
Một gia đình người Miến Điện theo dõi bài diễn văn của
tổng thống Mỹ qua truyền hình đã vỗ tay nhiệt liệt . Họ nói phát biểu của tổng
thống Mỹ đã mang lại hy vọng cho đất nước . Một thành viên trong gia đình này
nói : « Phần còn lại là xem thực tế sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai. Có
thể sẽ phải mất hai thế hệ để Nhà nước pháp quyền thực sự cắm rễ tại Miến Điện
».
Từ sáng sớm, chính quyền đã phong tỏa giao thông toàn bộ
khu phố dẫn đến trường Đại học Rangoon, tòa đại sứ Mỹ và nhà riêng của bà Aung
San Suu Kyi. Mặc dù vậy hơn 10 nghìn người miến Điện vẫn đi bộ hàng chục km để
được đến đón chào đoàn xe của tổng thống Mỹ, cùng với lá cờ Mỹ, chân dung của
ông Obama chân dung bà Aung San Suu Kyi và của cả ông Thein Sein.
Một người dân khoảng sáu chục tuổi, trên tay cầm lá cờ Mỹ
đứng trước nhà bà Aung San Suu Kyi nói : « Tôi cảm thấy tự hào. Ông Obama có
quan hệ rất thân thiết với bà Aung San Suu Kyi và như vậy ông có thể giúp đất
nước chúng tôi thực hiện dân chủ hóa ».
------------------------------------------------
BBC
Cập nhật: 05:14 GMT - thứ hai, 19 tháng 11, 2012
Tổng thống
Barack Obama đã bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Miến Điện với tư
cách là tổng thống Mỹ đương quyền đầu tiên đến thăm quốc gia đông nam
Á này.
Mục đích
chuyến thăm này là để thể hiện sự ủng hộ cho quá trình cải cách
mà Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã khởi động kể từ khi chấm dứt
chế độ độc tài quân sự hồi tháng 11 năm 2010.
‘Chỉ là bước đầu tiên’
Đông đảo người
dân Miến Điện đứng đầy dọc trên các con đường ở Rangoon, tay vẫy cờ
Mỹ, để chào đón Obama khi ông trên đường đến gặp Tổng thống Thein
Sein.
Phát biểu với
báo chí sau cuộc gặp với ông Thein Sein, Obama nói ông thừa nhận rằng
quốc gia đông nam Á này chỉ mới ‘đi bước đầu tiên trong một đoạn
đường dài’.
“Nhưng chúng
tôi cho rằng tiến trình cải cách dân chủ và kinh tế ở Miến Điện mà
Ngài tổng thống đã khởi động có thể đưa đến những cơ hội phát
triển phi thường,” ông nói.
Về phần mình,
Tổng thống Thein Sein nói hai nước đã đạt được những thỏa thuận về
việc ‘phát triển dân chủ ở Miến Điện và thúc đẩy nhân quyền theo
chuẩn mực quốc tế’.
Hai nước sẽ
tiếp tục làm việc cùng nhau để phát triển giáo dục và chăm sóc y
tế, ông nói thêm.
Sau đó, ông
Obama đã đi thẳng đến tư gia của bà Suu Kyi nơi bà đã sống trong nhiều
năm bị quản thúc.
Phát biểu với
báo chí sau đó, Tổng thống Obama đã cơ ngợi bà Suu Kyi là nguồn cảm
hứng cho những đấu tranh cho dân chủ trên thế giới, trong đó có chính
ông.
Ông nói chuyến
thăm Miến Điện của ông lần này là để ‘giữ lửa cho cơ hội dân chủ
hóa’ ở đất nước này.
Tổng thống Mỹ
và đoàn tùy tùng cũng đến chiêm bái Chùa Shwedagon, thánh tích Phật
giáo đệ nhất của Miến Điện.
‘Tiếp tục cải cách’
Ngay trước
thềm chuyến thăm ông Obama đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Miến Điện
tiếp tục cải cách. Ông nói rằng đất nước này phải cần tiến bộ hơn
nữa.
Tuy nhiên, một
số ý kiến cho rằng chuyến đi của ông Obama là hơi vội vã trong khi các
tù nhân chính trị vẫn còn trong nhà lao và các cuộc xung đột sắc
tộc vẫn còn chưa được giải quyết.
Đây là lần gặp gỡ thứ hai của
ông Obama với bà Suu Kyi
Tổng thống
Obama đã hạ cánh xuống Rangoon, thành phố lớn nhất Miến Điện, trên
chiếc chuyên cơ Không lực Một vào sáng thứ Hai ngày 19/11. Ông sẽ có
khoảng 6 tiếng đồng hồ ở quốc gia này nhưng sẽ không bay đến thủ đô
Nay Pyi Taw.
Thay vào đó,
Tổng thống Thein Sein sẽ phải đi từ Nay Pyi Taw xuống Rangoon để gặp
Obama.
Ngoài ra, Tổng
thống Mỹ cũng sẽ hội kiến với nhà lãnh đạo dân chủ Miến Điện là
bà Aung San Suu Kyi.
Trong khoảng
thời gian ngắn ngủi lưu lại ở Miến Điện, ông Obama cũng sẽ có bài
diễn văn tại Đại học Rangoon vốn là trái tim của các cuộc biểu tình
ủng hộ dân chủ vào năm 1988 và đã bị nhà cầm quyền quân sự đàn áp
tàn bạo.
Ông cũng sẽ
loan báo cam kết khoản viện trợ trị giá 170 triệu đô la cho quốc gia
này.
Phát biểu tại
thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm Chủ nhật ngày 18/11, Obama nói chuyến
thăm của ông không phải là sự chuẩn thuận không đáng đối với chính
phủ Miến Điện.
‘Không ảo tưởng’
“Tôi không nghĩ
là ai đó có ảo tưởng rằng Miến Điện đã đến đích và rằng đất nước
này đã đến được nơi mà họ cần phải đến,” ông nói.
“Mặt khác,
nếu chúng ta chờ cho đến khi họ đạt được một nền dân chủ hoàn hảo
mới bắt đầu can dự thì tôi đồ rằng chúng ta sẽ phải chờ đợi hết
sức lâu,” ông nói thêm.
Tháp tùng ông
Obama là Ngoại trưởng Hillary Clinton – người quay trở lại Miến Điện
gần một năm sau chuyến thăm đầu tiên của bà.
Chính phủ của
ông Thein Sein lên cầm quyền sau cuộc tuyển cử hồi tháng 11 năm 2010.
Kết quả cuộc bầu cử là chế độ độc tài quân sự được thay thế bằng
một chính phủ dân sự được quân đội hậu thuẫn.
Kể từ đó,
chính phủ của ông đã làm thế giới ng̣ạc nhiên khi bắt đầu một tiến
trình cải cách. Nhiều – nhưng không phải tất cả – tù nhân chính trị
được phóng thích, kiểm duyệt báo chí được nới lỏng và một số cải
cách kinh tế được áp dụng.
Bà Suu Kyi
cũng được chấm dứt quản chế tại gia. Đảng chính trị của bà là Liên
đoàn quốc gia vì Dân chủ cũng đã tham gia trở lại đời sống chính
trị trong nước. Hiện giờ đảng này chỉ có sự hiện diện ít ỏi trong
Quốc hội sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử bổ sung hồi tháng
Tư năm nay mà bên ngoài nhìn chung đánh giá là tự do và công bằng.
Đáp lại,
nhiều quốc gia phương Tây cũng đã nới lỏng các biện pháp cấm vận
nhằm vào nước này và bắt đầu tiến trình can dự.
Tuy nhiên các
tổ chức nhân quyền đã kêu gọi thận trọng trong việc vội vàng ủng hộ
quốc gia đông nam Á này.
-------------------------
19.11.2012
RANGOON — Bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama đọc
tại Đại học Rangoon của Miến Điện, về phần lớn đã được đánh giá là bài diễn văn
gợi nhiều cảm hứng, ủng hộ cho cải cách chính trị.
Bài diễn văn của Tổng thống Obama đã được nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Miến Điện ca tụng là ủng hộ các cải cách dân chủ tuy mới mẻ nhưng đầy ấn tượng của nước này.
Tổng Thống Obama ngỏ lời chúc mừng Miến Điện đã chuyển sang chế độ cai trị dân sự, trả tự do cho hàng trăm tù chính trị, và nới lỏng những hạn chế đối với các hoạt động truyền thông. Ông nói Hoa Kỳ sẽ là một đối tác cho Miến Điện trên con đường cải cách.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo Mỹ lưu ý rằng hãy còn một số tù nhân lương tâm bị cầm tù, và nêu lên những thách thức do tình trạng nghèo đói, cũng như trong việc giải quyết các cuộc nổi dậy của các nhóm sắc tộc.
Chủ tịch Hội Phụ nữ Tàn tật Nge Nge Aye Maung nhận định rằng bài diễn văn của Tổng Thống Obama rất có ý nghĩa đối với Miến Điện.
"Đây là một bài diễn văn hay tuyệt vời và là một khích lệ cho nhân dân Miến Điện chúng tôi, may ra sau này nước Miến Điện cổ xưa này sẽ chuyển biến để trở thành một nước Miến Điện mới".
Tổng thống Obama còn kêu gọi hãy tôn trọng nhân phẩm của người Rohingya, một sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo cư ngụ ở bang Rakhine ở miền Tây Miến Điện, là thành phần bị coi là vô tổ quốc.
Các cuộc xung đột giữa nhóm Hồi giáo Rohingya và những người theo đạo Phật ở bang Rakhine trong năm nay đã làm thiệt mạng ít nhất 170 người và đẩy hơn 100.000 người vào cảnh vô gia cư, trong số này, hầu hết là các tín đồ Hồi giáo.
Nhà hoạt động cho hòa bình liên tôn Thin Zar Khin Myo Win, một tín đồ Hồi giáo, tỏ vẻ xúc động vì những phát biểu của Tổng thống Obama về giá trị của tự do ngôn luận và tự do thờ phượng, và sự chấp nhận tính đa dạng của nhau. Ông nói:
"Vì ông nói rằng phải tận dụng tính đa dạng để phát triển quốc gia – lời phát biểu ấy rất khích lệ, đây là những điểm rất hay cho nhân dân Miến Điện chúng tôi."
Nhiều người ở Miến Điện coi người Hồi giáo Rohingya là di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh. Họ bị tước quyền công dân dựa trên một đạo luật năm 1982, và thường được đề cập tới với những ngôn từ có tính xúc phạm trên các phương tiện truyền thông chính thức.
Phát ngôn viên của Đảng Phát triển các Dân tộc Rakhine, ông Oo Hla Saw, cho rằng những nhận định của Tổng thống Obama về bang Rakhine không được chính xác. Ông nói:
"Những lời bình luận của ông Obama rất xa thực tế so với những gì xảy ra tại hiện trường – cả về mặt lịch sử, kinh tế và chính trị. Cho nên chúng tôi lấy làm vô cùng thất vọng về những phát biểu của ông."
Ông Ko Ko Gyi là một cựu tù nhân chính trị, đã tham gia cuộc nổi dậy đòi dân chủ của giới sinh viên hồi năm 1988.
Ông nói một giải pháp cho cuộc xung đột phải do chính các công dân Miến điện định đoạt. Nhưng ông nói thêm rằng được sự hỗ trợ và cảm thông của vị Tổng Thống quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cũng như của cộng đồng quốc tế cho những cải cách của Miến Điện, là điều rất quan trọng.
Tổng Thống Obama nói hậu thuẫn tất cả mọi thành phần bên trong các ranh giới Miến Điện không phải là một sự mềm yếu, mà là một sức mạnh.
Bài diễn văn của Tổng thống Obama đã được nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Miến Điện ca tụng là ủng hộ các cải cách dân chủ tuy mới mẻ nhưng đầy ấn tượng của nước này.
Tổng Thống Obama ngỏ lời chúc mừng Miến Điện đã chuyển sang chế độ cai trị dân sự, trả tự do cho hàng trăm tù chính trị, và nới lỏng những hạn chế đối với các hoạt động truyền thông. Ông nói Hoa Kỳ sẽ là một đối tác cho Miến Điện trên con đường cải cách.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo Mỹ lưu ý rằng hãy còn một số tù nhân lương tâm bị cầm tù, và nêu lên những thách thức do tình trạng nghèo đói, cũng như trong việc giải quyết các cuộc nổi dậy của các nhóm sắc tộc.
Chủ tịch Hội Phụ nữ Tàn tật Nge Nge Aye Maung nhận định rằng bài diễn văn của Tổng Thống Obama rất có ý nghĩa đối với Miến Điện.
"Đây là một bài diễn văn hay tuyệt vời và là một khích lệ cho nhân dân Miến Điện chúng tôi, may ra sau này nước Miến Điện cổ xưa này sẽ chuyển biến để trở thành một nước Miến Điện mới".
Tổng thống Obama còn kêu gọi hãy tôn trọng nhân phẩm của người Rohingya, một sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo cư ngụ ở bang Rakhine ở miền Tây Miến Điện, là thành phần bị coi là vô tổ quốc.
Các cuộc xung đột giữa nhóm Hồi giáo Rohingya và những người theo đạo Phật ở bang Rakhine trong năm nay đã làm thiệt mạng ít nhất 170 người và đẩy hơn 100.000 người vào cảnh vô gia cư, trong số này, hầu hết là các tín đồ Hồi giáo.
Nhà hoạt động cho hòa bình liên tôn Thin Zar Khin Myo Win, một tín đồ Hồi giáo, tỏ vẻ xúc động vì những phát biểu của Tổng thống Obama về giá trị của tự do ngôn luận và tự do thờ phượng, và sự chấp nhận tính đa dạng của nhau. Ông nói:
"Vì ông nói rằng phải tận dụng tính đa dạng để phát triển quốc gia – lời phát biểu ấy rất khích lệ, đây là những điểm rất hay cho nhân dân Miến Điện chúng tôi."
Nhiều người ở Miến Điện coi người Hồi giáo Rohingya là di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh. Họ bị tước quyền công dân dựa trên một đạo luật năm 1982, và thường được đề cập tới với những ngôn từ có tính xúc phạm trên các phương tiện truyền thông chính thức.
Phát ngôn viên của Đảng Phát triển các Dân tộc Rakhine, ông Oo Hla Saw, cho rằng những nhận định của Tổng thống Obama về bang Rakhine không được chính xác. Ông nói:
"Những lời bình luận của ông Obama rất xa thực tế so với những gì xảy ra tại hiện trường – cả về mặt lịch sử, kinh tế và chính trị. Cho nên chúng tôi lấy làm vô cùng thất vọng về những phát biểu của ông."
Ông Ko Ko Gyi là một cựu tù nhân chính trị, đã tham gia cuộc nổi dậy đòi dân chủ của giới sinh viên hồi năm 1988.
Ông nói một giải pháp cho cuộc xung đột phải do chính các công dân Miến điện định đoạt. Nhưng ông nói thêm rằng được sự hỗ trợ và cảm thông của vị Tổng Thống quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cũng như của cộng đồng quốc tế cho những cải cách của Miến Điện, là điều rất quan trọng.
Tổng Thống Obama nói hậu thuẫn tất cả mọi thành phần bên trong các ranh giới Miến Điện không phải là một sự mềm yếu, mà là một sức mạnh.
No comments:
Post a Comment