Thursday 15 November 2012

TÁ HỎA KHẨU KHÍ BÌNH THỐNG ĐỐC (!) (Minh Diện)




Minh Diện
Thứ năm, ngày 15 tháng mười một năm 2012

Khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, về sự bê trệ của thị trường vàng trong nước thời gian vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói, nhà nước đã mua vào được khoảng hơn sáu chục tấn vàng, số vàng trong dân còn khoảng 250 đến 300 tấn, và ông Bình bảo bây giờ không cần thiết sự liên thông giá vàng thế giới!?

Là người quản lý tiền bạc, đòi hỏi phải hết sức chuẩn xác, nhưng Thống đốc Bình lại vượt qua cả thuyết tương đối của Anh-xtanh, thường đưa ra những con số mập mờ, từ giá cả, lạm phát đến tình trạng nợ xấu, khiền người ta nghi ngờ trình độ năng lực và sự trung thực của ông. Là một Thống đốc, ông Nguyễn Văn Bình lại rất hay quay quắt, tiền hậu bất nhất, khiến người ta không tin vảo chính sách tiền tệ của Nhà nước.

Nghe ông Bình nói Nhà nước đã mua vào hơn 60 tấn vàng, người ta tự hỏi lấy tiền đâu mua số vàng đó? Mua vào để bình ổn giá, hay góp lửa đốt nóng thêm giá vàng trong nước?

Những người am hiểu, đặt câu hỏi rất thiết thực, là không biết với số vàng vừa mua vào, ông Bình và phe nhóm của ông, đã cân đối được số vàng các ông đã bán ra hồi đầu năm hay chưa?

Hồi đó, nhóm ông Bình, đã chơi một cú lừa dân rất ngoạn mục: Tung vàng ra bán, nhằm tạo một cơn mưa vàng, kéo giá xuống, rồi tung tiền ra hốt lại. Họ đinh ninh sẽ ăn một quả đậm, vì đánh vào tâm lý “cao mua vào, hạ bán ra” tồn tại rất lâu rồi. Nhưng cú đó, Bình và phe nhóm thất bại, vì có sự liên thông giá vàng thế giới. Người dân chả dại gì mang vàng bán rẻ hơn thế giới, khi thứ kim loại ấy luôn có giá trị bền vững.

Không lừa được dân, Bình và phe nhóm liền trút giận lên đầu dân. Đầu tiên là hì hục đào bới cái đống rác cũ, lôi lên cái chính sách “độc quyền quản lý vàng” đã bị chôn vùi khiến không ai ngửi được. Thấy không ổn, xoay sang cấm kinh doanh vàng miếng. Cũng không xong, bày trò chỉ cho phép lưu thông một loại vàng chính hiệu SJC, rồi mè nheo vàng nhái, vàng móp, vàng méo để đổi chác, sửa chữa kiếm chác.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại trong âm mưu lừa dân gom vàng của Nguyễn Văn Bình và phe nhóm, là sự liên thông vàng quốc tế. Vì vậy, bây giờ Bình tuyên bố chấm dứt sự liên thông ấy. Hạn chế thông tin, xiết chặt quản lý hành chính, cấm cản, bắt bớ để nắm độc quyền, đó là lối mòn tư duy và hành động lặp đi lặp lại.

Bằng biện pháp đó, Nguyễn Văn Bình đã công khai tuyên bố “Bế quan tỏa cảng” một mình một chợ, nhổ toẹt vào cái gọi là mở cửa, hòa nhâp, khỏi cần WTO Tê Oét gì nữa!?

Viên thống đốc ngân hàng được Tạp chí Global Finance  bình chọn là một trong mười thống đốc tồi tệ nhất thế giới đầy kiêu căng, ngạo mạn, nói bô bô trước các đại biểu quốc hội : “Tôi có lần nói đùa với chủ tịch Quốc hội, là em chỉ cần một nửa giải Nobel…” (sinh mệnh đất nước, đời sống người dân bị ông đem ra làm trò đùa ngang phè, trơ tráo một cách tồi tệ như thế à?). Chao ôi, mới sướng miệng làm sao!? Gải Nobel chắc cũng ngang hàng với giải Nobel hụt thơ thiền của Hoàng Quang Thuận chăng?!

Giữa chốn tôn nghiêm, giữa lúc cả nước nóng bỏng vỉ tiền mất giá, vàng đảo điên, hàng trăm ngàn doanh nhiệp phá sản, dân khốn đốn, chính sách tiền tệ sai lầm, chắp vá, bất cập, mà một Thống đốc bỡn cợt, cười hềnh hệch trên đau khổ, đói nghèo của dân chúng!

Ông chủ tịch Quốc hội nào mà thân mật để cấp dưới có thể vui đùa suồng sã như vậy nhỉ?
Trên thế giới hiên nay có còn cái giải thưởng Nobel nào, mà rẻ rúng đến mức một kẻ đạo thơ, một bộ trưởng “thiểu năng trí tuệ” làm bừa nói ẩu, một thống đốc ngân hàng “tổi tệ nhất thế giới” cũng gửi gắm ước mơ và đặt kỳ vọng?

Nguyễn Văn Bình giơ tay chỉ vảo đầu mình, như nói với mọi người, rằng “Như ta đây chính là đỉnh cao trí tuệ” vì ta đã phát hiện ra bộ lý thuyết “ba bất khả thi” (xem ra cũng có nét bắt chước, na ná như thuyết “ba đại diện” mới xuất hiện trong Báo cáo chính trị tại Đại hội 18 Đảng CS Trung Quốc). Ông Bình tỏ ra khoái chí với “ba bất khả thi” như một phát kiến đại tài: Không cùng một lúc, vừa kiềm chế lạm phát, vừa tăng trưởng, vừa ổn định tỷ giá…

Tại sao ông Nguyễn Văn Bình không ngoảnh mặt lại, hỏi một người tiềm nhiệm, là tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, xem 20 năm trước ông ta đã giải bài toán ấy như thế nào làm cho đồng tiền Việt Nam có giá trở lại, giúp GDP tăng, giũ tỷ giá ổn định, khi trước đó tất cả đã gần nát bấy?

Nhưng, tôi không hy vọng Cao Sỹ Kiêm có thể giúp Nguyễn Văn Bình được kế hay, bởi muốn vậy phải thay đổi, mà thay đổi một người đã khó, thay đổi một nhóm, một băng càng khó, đàng này cả một hệ thống?

Bởi vậy ông Nguyễn Văn Bình cứ tha hồ bỡn cợt, trơ tráo, “tiếu lâm hóa nghị viện”, và dù ông có là một trong mười Thống đốc ngân hàng tồi tệ nhất thế giới ông vẫn có quyền mơ ước giật giải Nobel cùa…Việt Nam!

M.D




No comments:

Post a Comment

View My Stats