Trần Minh Thảo
10-11-2012
Hội
nghị trung ương 4 hạ quyết tâm chỉnh đốn Đảng vì sinh mệnh chính trị của Đảng
và sự tồn vong của chế độ.
Hội
nghị 5 xác định chỉnh đốn Đảng bắt đầu từ chống tham nhũng từ bên trên.
Hội
nghị trung ương 6 thực hành chỉnh đốn bằng phương thức kiểm điểm tự phê bình và
phê bình.
Kết
thúc hội nghị này, ông Tổng bí thư rớt nước mắt nói (trích vài đoạn trong phát
biểu bế mạc hội nghị): “Ban Bí thư đã quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là
giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết, thương yêu đồng chí; vừa có lý, có
tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trường hợp có khuyết điểm, vi phạm,
theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ … Ban Chấp hành
Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay
và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị
và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện
pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù
địch xuyên tạc, chống phá ” http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/92724/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-be-mac-hoi-nghi-tu-6.html
(phần nêu bật là do người viết).
Có lẽ do quyết tâm ‘không để các thế
lực thù địch xuyên tạc, chống phá và thương yêu đồng chí’ nên trong quá trình
chỉnh đốn Đảng, Đảng Nhà nước đã tuyên nhiều bản án, bắt bớ nhiều người vì
những thứ tội được rao lên là “chống phá nhà nước”, “lật đổ chính quyền” làm cả
xã hội Việt Nam bức xúc, và thế giới văn minh bất bình.
Sau
hội nghị trung ương 6, Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm việc với
thầy trò Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, đã phát biểu huấn thị được
nhiều tờ báo trích dẫn tin từ TTXVN: “phòng chống tham nhũng không chỉ bằng
pháp luật mà còn ở vấn đề con người… Công tác giáo dục đạo đức, lối sống để
mỗi cán bộ, công chức có lòng tự trọng, có trách nhiệm cao với đất nước
cũng có vai trò rất quan trọng. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121021_dung_public_remarks.shtml
(phần
nêu bật là do người viết)
Đối
chiếu huấn thị của Thủ tướng và phát biểu bế mạc hội nghị của ông Tổng bí thư,
nhiều người đâm ra hoang mang. Ban chấp hành trung ương Đảng quyết định không
thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ chính trị và một đồng chí trong Bộ chính
trị là vì tình đoàn kết thương yêu đồng chí, không để các thế lực thù địch
xuyên tạc, chống phá như lời Tổng bí thư hay vì cán bộ, đảng viên, nhân dân
(trung ương, địa phương) không có lòng tự trọng như nhận xét của ông Thủ tướng?
Ông
Thủ tướng rất thấu tình đạt lý khi gắn ‘lòng tự trọng’ với công tác giáo dục.
Công tác giáo dục của Đảng thế nào mà qua mấy chục năm xã hội Việt Nam vẫn có
vấn đề về lòng tự trọng?
Để biết thêm quan
điểm giáo dục của Đảng phải đọc lại phát biểu bế mạc: “Đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế… sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.
Đoạn trích trên cho thấy công tác giáo
dục của Đảng không nhằm phát triển
con người có nhân cách, có lòng tự trọng, sản phẩm của nó là chuyên viên, kỹ
thuật viên phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đấy là nền giáo dục chế
tạo ra những robot người nhắm mắt đi theo định hướng XHCN cũng không sợ lạc
đường. Có ý kiến nói đó là nền giáo dục chế tạo ra đầy tớ một lòng trung thành
với chủ.
Vậy
làm thế nào để có con người tự trọng như mong muốn của ông Thủ tướng?
Có thể tóm tắt thế
này:
con người có lòng tự trọng là sản phẩm của một nền
giáo dục khai phóng. Một nền giáo dục khai phóng chỉ có trong một xã hội tự do,
dân chủ với một chế độ chính trị không có một học thuyết hay một tập đoàn cầm
quyền nào đó thống trị toàn diện, tuyệt đối, vĩnh viễn.
Thực
ra, huấn thị của ông Thủ tướng cho thầy trò Đại học Quốc gia thành phố Hồ chí
Minh mang tính phê phán rất nghiêm trọng: Hư hỏng của chế độ, suy thoái của xã
hội có nguyên nhân từ tầng lớp thượng lưu quí tộc (không còn lòng tự trọng).
Giáo
huấn của ông Thủ tướng xảy ra sau khi BCH trung ương Đảng do lo ngại các thế
lực thù địch xuyên tạc, chống phá nên đi đến quyết định không thi hành kỷ luật
đối với tập thể Bộ chính trị và một đồng chí trong Bộ chính trị, sau khi các
địa phương thực hành chỉnh đốn và thấy chỉ có tham nhũng vụn vặt nên không thi
hành kỷ luật đồng chí nào. Tham nhũng tràn lan nhưng không
kỷ luật ai phải
chăng, theo Thủ tướng, là vì người Việt nói chung, tầng lớp thượng lưu quí tộc
nói riêng, không có lòng tự trọng? Sự tha hóa, hư hỏng đã chui sâu vào tầng lớp
thượng lưu quí tộc chứng tỏ xã hội đã bị lưu manh hóa cùng cực?
Giáo huấn của ông Thủ tướng còn nghiêm trọng hơn nữa khi mà chủ
nghĩa bành trướng ngang ngược hoành hành bá đạo từ đất liền ra biển đảo của Tổ
quốc mà giới thượng lưu quí tộc Việt Nam cứ xun xoe, ve vẩy cầu thân với đủ
loại quan chức Đại Hán từ trung ương đến địa phương, vì cùng chung lý tưởng xây
dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Thượng lưu quí tộc
trở thành lưu manh thì xã hội hoàn toàn mất chuẩn. Ai lưu manh hóa giới thượng lưu
quí tộc của Việt Nam? thế lực thù địch, chủ nghĩa bành trướng hay tự diễn biến
vì tệ độc tài toàn trị?
Nói thêm về thế lực thù địch, với người
Việt yêu nước, có lòng tự trọng dân tộc thì thế lực thù địch của Việt Nam là chủ nghĩa Đại Hán bành trướng Bắc Kinh
(không phải là dân tộc Trung Hoa), là
các tập đoàn tham nhũng. Do đó Đảng, Nhà nước cũng cần nói rõ với dân thế lực thù
địch và bạn bè đồng chí của Đảng là ai, ở phương nào.
Không
nói rõ với dân ai là bạn ai là thù của Đảng thì những lời buộc tội chống Đảng,
chống Nhà nước với người này người kia lại trở thành tấm huân chương cho người
yêu nước, người có lòng tự trọng dân tộc.
Những
nhân cách được Đảng, Nhà nước tuyên án, bắt bớ như vậy chính là vốn quí của dân
tộc Việt Nam.
Hơn
nữa khi an ninh, lợi ích cốt lõi của cộng đồng bị đe dọa, lâm vào cảnh khốn
cùng cả về vật chất lẫn tinh thần, phản ứng có tính bản năng sinh tồn của cộng
đồng là chống lại thứ mà mỗi thành viên trong công đồng cho là nguyên nhân gây
ra thảm họa cho cộng đồng. Cụ thể với dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa bành trướng
Đại Hán, là sự suy đồi của giới thượng lưu quí tộc, là sự lưu manh hóa của của
quyền lực, là sự cấu hết của công quyền với băng đảng xã hội đen… Đó chính là
lòng tự trọng, nhu cầu sinh tồn và phát triển mang bản chất con người của cộng
đồng và của mỗi cá thể.
Hay Bộ
chính trị, Ban chấp hành trung ương, ông Thủ tướng có một định nghĩa khác về
lòng tự trọng nên không coi bành trướng là kẻ thù, không coi tham nhũng… là nội
xâm? Thế thì sẽ còn nhiều người Việt Nam
theo chân Điếu Cày, Nguyễn Phương Uyên… vào tù vì điều 88, 79 của Bộ luật hình
sự của nước CHXHCN Việt Nam.
Nhân có thư khẩn gửi
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vụ sinh viên Nguyễn phương Uyên, ông Thủ tướng
cũng nên cho dân cả nước biết lòng tự trọng theo cách hiểu của ông là thứ gì.
T.M.T.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment