Phong
Thu, thông tín viên RFA
2012-11-13
Giải thưởng nhân
quyền là một trong những giải thưởng cao quý mà các Tổ Chức Nhân Quyền Quốc Tế
dành cho những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và quyền căn bản của con
người.
Từ trái sang: cô
Phạm Thanh Nghiên, blogger Tạ Phong Tần và cô Huỳnh Thục Vy. File photo
Năm nay, những giải thưởng này được trao tặng cho 4 phụ
nữ: Luật sư Nasrin Soutoudeh và đạo diễn Jafar Panahi, người Iran; và ba phụ nữ
Việt Nam là Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy.
Họ
là những phụ nữ can đảm, hy sinh hạnh phúc cá nhân để tranh đấu cho tự do, dân
chủ và quyền làm người cho nhân dân của họ.
Không
ai thích mình bị người khác giam cầm, hành hạ về thể chất và tinh thần. Nhưng
những nhà tù vô nhân đạo do những chế độ độc tài, tàn bạo vẫn mọc lên khắp nơi.
Họ đã bắt bớ, giam cầm biết bao trí thức, nhân sĩ dám nói lên tiếng nói của
lương tâm nhân loại.
Tranh đấu cho sự thật
Các
nước giam giữ tù nhân lương tâm nhiều nhất là Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam,
Iran… Đài truyền thanh NPR (National Public Radio) vào ngày 2 tháng 1 năm 2012,
đã phát thanh một bản tin hết sức đáng chú ý về nhà tù đen (Black Jails) đầy bí
mật của Trung Quốc. Tác giả Frank Langfitt đã tiếp xúc với một phụ nữ tên Lý
Ngọc Phương (Li Yufang). Cô đã bị bắt cóc, đánh đập dã man và nhốt trong nhà tù
bí mật một thời gian chỉ vì cô khiếu nại về việc chính quyền địa phương, nơi cô
ở đã cướp đất và phá hủy căn nhà của cô mà không đền bù cho cho cô căn nhà
khác. Cô Lý Ngọc Phương đã dẫn ông Frank Langfitt đến nhà tù bí mật này và cho
biết rằng có hàng ngàn người Trung Quốc bị giam giữ trong những nhà tù bí mật
tại Bắc Kinh, hay các vùng nông thôn ở Thượng Hải, hoặc Côn Sơn. Những ngôi nhà
cổ kính, hay những công viên xanh tươi. Nhưng bên trong thực sự là những trung
tâm giam giữ bí mật, do những tên côn đồ mà chính phủ Trung Quốc mướn để canh
giữ những "nhà tù đen". Các nhà nghiên cứu nói có hàng ngàn người
Trung Quốc bị giam giữ mỗi năm trong hệ thống nhà tù hà khắc mà nhà nước Trung
Quốc nói rằng những nhà tù này không bao giờ tồn tại.” Trung Quốc là một quốc
gia tương phản về sự giàu có và nghèo đói; tự do cá nhân và giới hạn chính trị.
Sự nhận xét đó vẫn chưa đầy đủ về những vấn đề phi lý của cuộc sống tại đây.
Việt
Nam đã sao chép nguyên bản cách hành xử của Trung Quốc. Nhà cầm quyền Hà Nội
bắt hàng ngàn người trí thức yêu nước giam vào nhà tù vì tội dám tranh đấu cho
sự thật và công lý.
Nhà văn Trần Khải
Thanh Thủy,
một nhà tranh đấu đã từng bị bắt giam và bị đánh đập dã man trong nhà tù tại
Việt Nam đã nhận định:
“Nhà
văn Vũ Thư Hiên nói rằng “Mỗi một người dân là một tù nhân dự khuyết. Vâng đấy
là một điều đau lòng vô cùng. Cái xã hội Việt Nam bây giờ hiện tại nó là như
vậy.”
Ông Đỗ Bá Tân, phu quân nhà văn
Trần Khải Thanh Thủy đã kể lại những gì đã xảy ra cho gia đình như sau:
“Thực
tế thì cái bài học về gia đình của Tân cũng cảm nhận điều đó. Họ không có cách
nào khác thì họ dùng những thủ đọan rất là đê hèn là họ dùng lực lượng an ninh
chìm, thậm chí họ móc nối với những những thành phần có nợ với pháp luật. Nhất
là những thành phần tội phạm mà đang trong gia đoạn thử thách chẳng hạn. Đó là
nhhững đối tượng để họ sai khiến,và chính họ mượn những bàn tay đó để đàn áp,
và tìm mọi các để đe dọa. Đó là xã hội Việt Nam hiện nay.
Hình
ảnh của ba cô vừa rồi được giải thưởng Tân rất là chia sẻ, rất là trân
trọng.Tân nghĩ họ rất xứng đáng.”
Mạng
Lưới Nhân Quyền Việt Nam, tại California đã ra thông báo ngày 2 tháng 11 năm
2012, là sẽ trao “Giải Nhân Quyền Việt Nam” cho những ba phụ nữ là Phạm Thanh
Nghiên, nhà báo Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy về lòng can đảm, sự hy sinh của
họ trên con đường tranh đấu cho tự do, dân chủ và quyền làm người cho nhân dân Việt
Nam.
Đánh giá về giải nhân quyền Việt Nam dành cho
3 cô, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy nói:
“Việc
có giải thưởng nhân quyền là cùng thiết thực đối với phong trào đấu tranh dân
chủ. Giải thưởng không những chỉ là khuyến khích tinh thần tranh đấu những
người đang dấng thân vào con đường mà còn động viên khích lệ những bước chân
tiếp theo của những tấm lòng thanh niên, sinh viên hay bà con cô bác trong các
tầng lớp khác. Riêng ba trường hợp Pham Thanh Nghiên, một nghiên mực màu xanh,
trường hợp Tạ Phong Tần một cơn gío rất mạnh. trường hợp Huỳnh thục là một bông
hoa vô cùng rực rỡ, đều hoàn toàn xứng đáng. Đều bất ngờ là giải thưởng nhân
quyền năm nay, hoàn toàn rơi vào tay các chị em.”
Nói
về Phạm Thanh Nghiên, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã có nhận xét như sau:
“Bản
thân tôi đã ở trại tù 14 tháng cùng với Phạm Thanh Nghiên. Hai chị em rất là
thân thiết nên tôi hiểu Phạm Thanh Nghiên rất nhiều. Một con nguời vô cùng bé
nhỏ. Tôi hay nói đùa bé như một cái kẹt mút dỡ. Nhưng lá gan to bằng trái núi.
Đứng trước cường quyền bạo ngược không hề run sợ. Khi mà Nghiên xuất hiện ở đâu
là tạo nên một sự tin cậy tuyệt đối với cánh chị em tù nhân nữ ở đó.”
Một chiến thắng vĩ đại
Ngày 26 tháng 10, nữ Luật Sư Nasrin Soutoudeh, và đạo
diễn ông Jafar Panahi người Iran cũng đã được nghị viện Âu Châu trao tặng giải
thưởng nhân quyền Sakharov cao qúy. Bà là một nữ luật sư nổi tiếng đã tranh
đấu cho nhân quyền tại một đất nước độc tài Hồi Giáo Iran. Bà đã đại diện cho
các chính trị gia hoạt động đối lập tại Iran sau tranh chấp trong cuộc bầu cử
Tổng Thống vào tháng 6 năm 2009 bao gồm nhà báo Isa Saharkhiz, nữ luật sư
Shirin Ebadi-người đọat giải Nobel hòa bình năm 2003, và Heshmat Tabarzadi,
người đứng đầu của Mặt trận Dân Chủ đối lập Iran, bị chính quyền Tehran cấm
họat động. Bà tranh đấu bảo vệ quyền cho phụ nữ, trẻ em bị bạo hành, và bảo vệ
các trẻ em dưới tuổi vị thành niên phạm tội thoát khỏi bản án tử hình. Vào
tháng 9 năm 2010, bà Sotoudeh đã bị kết án sáu năm tù giam và cấm không được
hành nghề luật sư trong 10 năm về tội "hành động chống lại an ninh quốc
gia" và "tuyên truyền chống chế độ". Bà bị biệt giam trong
nhà tù khắc nghiệt Evin. Vào ngày 25 tháng 9 năm 2010, bà bắt đầu một cuộc
tuyệt thực để phản đối việc bị từ chối thăm và các cuộc gọi điện thoại từ gia
đình. Bà kết thúc tuyệt thực sau 28 ngày (vào ngày 23 tháng 10 n ăm 2010).
Luật
sư Nasrin Soutoudeh (trái) và đạo diễn Jafar Panahi. AFP PHOTO.
Luật
Sư Nasrin Sotoudeh sinh năm 1963 trong một gia đình thuộc tầng lớp trung
lưu". Sau khi hoàn tất văn bằng luật pháp quốc tế từ trường đại học,
Sotoudeh phải vượt qua các kỳ thi tuyển và thành công vào năm 1995. Nhưng bà đã
phải chờ đợi thêm tám năm mới được giấy phép để hành nghề luật sư.
Luật Sư Karim Lahidji, Chủ Tịch của Liên đoàn Iran về vấn đề Bảo Vệ Quyền Con Người cho rằng quyết định của EU là vinh dự Sotoudeh và Panahi như là một "chiến thắng vĩ đại" cho tất cả các thế hệ hậu vệ tranh đấu cho quyền làm người tại Iran.
Ông
Ahmed Shaheed, Báo Cáo Viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc nói rằng tình hình nhân
quyền ở Iran rất đáng lo ngại, có hơn 40 ký giả bị giam, xem như cao nhất trên
thế giới. Iran truy tố những người bảo vệ nhân quyền, các luật sư, xử tử mà
không có những cuộc xét xử công bằng. Trong một tuần đầu tháng 11, Tehran xử tử
10 người về các tội liên quan tới ma túy. Những người chưa tới tuổi thành niên
cũng bị lãnh án tử hình.
Quốc gia Hồi giáo này là một trong những nước có tỉ lệ hành quyết cao nhất thế giới. Những người bị xử tử phần lớn là những người phạm các tội, như buôn lậu ma túy, là những tội mà theo các tiêu chuẩn quốc tế không phải là nghiêm trọng nhất và đáng bị tử hình.
Hàng
triệu người Iran trong và ngoài nước đã lên tiếng ủng hộ bà Sotoodeh. Họ kêu
gọi các tổ chức nhân quyền Quốc Tế và lên các trang mạng kêu gọi mọi người giúp
đỡ. Họ sáng tác thơ, nhạc ca ngợi bà như ánh sáng mặt trời của dân tộc Iran:
Ông
Mahsa Vahdat và bà Mighty Sam Mc Clain hát rằng:
“Khi
đối mặt với bóng tối và bóng đen
đang cố gắng cản trở buổi bình minh sắp tới
Hãy nhớ rằng không ai có thể hãm hại bạn
bởi vì bạn là mặt trời của Iran
Dĩ nhiên họ đe dọa và làm cho bạn sợ
và vạch ra những quy luật do họ vẽ ra
Nhưng họ là bóng tối chỉ thoáng qua
đang cố gắng cản trở buổi bình minh sắp tới
Hãy nhớ rằng không ai có thể hãm hại bạn
bởi vì bạn là mặt trời của Iran
Dĩ nhiên họ đe dọa và làm cho bạn sợ
và vạch ra những quy luật do họ vẽ ra
Nhưng họ là bóng tối chỉ thoáng qua
và
bạn là ánh sáng của Iran.....”
(Thơ:
Erick Hillestad và Mohammad Jafari)
Hai
ca sĩ Mahsa Vadat and Mighty Sam MCClain trình bày)
Luật sư Nasrin
Soutoudeh. Photo courtesy of nobelwomensinitiative.org
Hành
hạ người tù, không có gì tàn bạo hơn là nghiêm cấm không cho người thân biết
tin, thăm viếng và an ủi. Nỗi đau khổ của bà Nasrin Soutoudeh chính là nỗi đau
khổ chung của tất cả của những tù nhân lương tâm bị đoạ đày một cách bất công
trong các nhà tù vô nhân đạo.
Những ngày trong tù,
bà phải viết thư cho các con bằng những mảnh khăn giấy trong nhà tù với tất cả
niềm thương nhớ và niềm đau của sự chia ly tình mẫu tử:
“Tháng
4 năm 2011:
....Đã
sáu tháng trôi qua mẹ đã bị giam cầm xa cách các con. Suốt 6 tháng, mẹ chỉ gặp
được các con vài phút ngắn ngủi và có sự giám sát của nhân viên an ninh. Trong
suốt thời gian này, mẹ không được viết thư cho con, nhận được bất kỳ một tấm
hình nào hay được tự do để trao đổi với con mà không có an ninh theo dõi.
Mehraveh, con thân yêu của mẹ, mẹ mong con thông cảm, hiểu mẹ hơn bất cứ ai về
nỗi buồn và sự đau khổ trong trái tim của mẹ và hiểu được hoàn cảnh hiện tại mà
chúng ta đang đối diện. Mỗi thời gian, sau khi cuộc thăm viếng chấm dứt, mỗi
ngày mẹ luôn ghi nhớ rằng mẹ sẽ tranh đấu cho sự tôn trọng quyền tự do cá nhân
của các con tôi. Hơn nữa, mẹ cần phải biết chắc chắn rằng con gái thân yêu của
mẹ tin tưởng vào điều đó, đừng buộc tội mẹ đã làm cho con trở thành kẻ phạm
tội.
Mehraveh
thân yêu nhất của mẹ, mẹ đã nói những quyền căn bản của con và em trai con ngay
ngày đầu tiên mẹ bị bắt. Bởi ở vào lứa tuổi của con mẹ lo lắng nhiều hơn. Mẹ lo
lắng về khả năng chịu đựng, sự xét đoán của tình hình, tinh thần của con và
quan trọng nhất là mẹ lo lắng về ảnh hưởng của việc mẹ bị bắt và giam giữ, sẽ
có tác động đến bạn bè của con ở trường....”
Viết thư cho đứa con
trai bé bỏng Nima, 6 tuổi, bà đã khóc:
“Tháng
5, 2011,
Nima,
con trai yêu qúy của mẹ,
Chỉ
trong vòng 6 tháng mẹ đã khóc hai lần. Lần thứ nhất là ông ngoại chết mà mẹ
không thể về dự đám tang. Lần thứ hai là ngày gặp được con, nhưng mẹ không thể
trở về nhà với con. Khi mẹ trở lại máy điện thoại di động mẹ đã khóc thật to.”
Giám đốc chính sách
đối ngoại của Liên Minh Châu Âu, bà Catherine Ashton, và Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế đã bày tỏ mối quan
tâm về tình trạng sức khoẻ của bà Nasrin Soutoudeh và chín nữ tù nhân chính trị
trong nhà tù Evin đã tuyệt thực từ ngày 17 tháng 10 để phản đối cuộc tấn công
bạo lực, tra tấn và kiểm tra nhục nhã của các nữ giám thị, cũng như áp lực của
nhà cầm quyền Iran nghiêm cấm không cho hai con viếng thăm bà.
Những
giải thưởng nhân quyền hàng năm dành cho những người tù lương tâm trên khắp thế
giới là phần thưởng cao quý mà họ phải được ban tặng. Họ là những tấm gương can
trường để mọi người học tập và noi theo.
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment