11/25/2012
Một
trong những nghề tuyệt vời nhất là nghề giáo, người trao truyền kiến thức cho thế
hệ sau, cho những người trẻ.
Tuy vậy, không phải thầy giáo nào, cô giáo nào cũng là những điển hình, những mô hình gương mẫu cần vinh danh.Bởi vì cuộc đời lúc nào cũng bất toàn, có ngươì thế này, thì cũng có người thế khác.
Do vậy, những người trao truyền được cho thế hệ sau, đặc biệt là những người trao truyền ngọn lửa dân chủ để xây dựng đất nước như Thầy Đinh Đăng Định cần được vinh danh.
Bản thân Thầy Đinh Đăng Định đã xuất hiện lặng lẽ giữa núi rừng Tây Nguyên, dạy học miệt mài, viết những dòng chữ kêu gọi dân chủ, và rồi bị công an lôi ra tòa để xử án tù. Thầy vẫn kiên tâm.
Bản tin trên mạng Dân Làm Báo hôm Thứ Năm kể về hình ảnh Thầy giữa tòa:
Tuy vậy, không phải thầy giáo nào, cô giáo nào cũng là những điển hình, những mô hình gương mẫu cần vinh danh.Bởi vì cuộc đời lúc nào cũng bất toàn, có ngươì thế này, thì cũng có người thế khác.
Do vậy, những người trao truyền được cho thế hệ sau, đặc biệt là những người trao truyền ngọn lửa dân chủ để xây dựng đất nước như Thầy Đinh Đăng Định cần được vinh danh.
Bản thân Thầy Đinh Đăng Định đã xuất hiện lặng lẽ giữa núi rừng Tây Nguyên, dạy học miệt mài, viết những dòng chữ kêu gọi dân chủ, và rồi bị công an lôi ra tòa để xử án tù. Thầy vẫn kiên tâm.
Bản tin trên mạng Dân Làm Báo hôm Thứ Năm kể về hình ảnh Thầy giữa tòa:
“Thầy giáo Đinh Đăng Định bị tuyên 'y án sơ thẩm'
Công an 'bịt miệng', đánh đập thầy giáo Đinh Đăng Định giữa tòa
Danlambao - Sáng nay, 21/11/2012, sau khoảng 45 phút xét xử, thầy giáo yêu nước Đinh Đăng Định đã bị tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm với bản án 6 năm tù giam.
Phiên tòa diễn ra tại Trụ sở Tòa án Nhân dân Đăk Nông được bắt đầu lúc 7h30 giờ sáng, đến khoảng 8h15 sáng đã có ngay bản án. Chủ tọa phiên xử là ông Nguyễn Văn Bường, thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao tại Đà Nẵng.
Khoảng 100 công an đủ loại được huy động đứng bên trong lẫn bên ngoài phòng xử. Vợ thầy giáo Định cùng hai cô con gái là những người duy nhất được vào bên trong tham dự phiên tòa. Đứng ra bào chữa cho thầy Đinh Đăng Định là luật sư Nguyễn Thanh Lương.
Khi đứng trước tòa, sức khỏe thầy Định trở nên suy kiệt thấy rõ, tuy nhiên thầy vẫn luôn kiên định lập trường, khẳng định sự vô tội của mình đồng thời lên tiếng tố cáo tội ác của nhà cầm quyền.
Trước tòa, thầy giáo Đinh Đăng Định mạnh mẽ tố cáo tất cả những hành vi đánh đập, bức cung của cơ quan công an trong quá trình điều gia, giam giữ. Thầy Định cho biết, phía công an đã dùng nhục hình để bắt thầy phải viết theo những gì họ đọc... Nói đến đây, lực lượng công an có mặt trong phiên tòa lập tức kéo bàn ghế, đồng thời tạo ra những âm thanh ồn ào để lấn át tiếng nói thầy Định.
Màn kịch xét xử kết thúc sau 45 phút chóng vánh, thẩm phán Nguyễn Văn Bường đọc bản kết án 6 năm tù giam đối với thầy giáo Đinh Đăng Định.
Lúc bị áp giải ra xe tù trở lại trại trại giam, thầy giáo Đinh Đăng Định cố quay đầu nhìn lại vợ con thì lập tức bị một lực lượng công an hung bạo dùng dùi cui đánh túi bụi. Sau đó, những viên công an ném thầy vào chiếc xe tù như ném một con vật.
Những hành động thô bạo như trên diễn ra ngay trong khuôn viên cái gọi là Tòa án Nhân dân Đăk Nông. Chứng kiến cảnh người thân bị đánh đập, vợ con thầy Định chỉ biết đau đớn gào lên đau đớn.” (hết trích)
Vụ án của Thầy Đinh Đăng Định là riêng thầy bị xử, không hề có một đồng phạm nào hết. Thầy ở xa tận núi rừng Đắc Nông, cũng không có tiền đi du lịch làm quen với ai. Hình ảnh của Thầy như một triết gia trầm ngâm trên núi rừng u tịch, và rồi ý thức về nhu cầu dân chủ của toàn dân, thầy mới ngồi xuống, viết lên một ước mơ về dân chủ cho quê nhà. Có phảỉ viết lên một ước mơ cũng là tội phạm?
Bản tin RFI ghi nhận rằng nhà nước Pháp quan ngại về bản án tù cho nhà giáo Đinh Đăng Định. Bản tin viết:
“Theo AFP, một ngày sau khi Việt Nam y án tù 6 năm với nhà bất đồng chính kiến, nhà giáo Đinh Đăng Định vì tội «tuyên truyền chống Nhà nước» tại phiên xử phúc thẩm, hôm nay 22/11/2012 Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố «rất lấy làm tiếc» về bản án nói trên.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp, ông Philippe Lalliot tuyên bố: «Nước Pháp khẳng định lại sự gắn bó của mình với quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến, trong đó bao gồm cả trên internet, ở khắp nơi trên thế giới.» Ông cũng nhắc lại bản án đối với nhà giáo Đinh Đăng Định nối tiếp các bản án nặng nề tuyên hôm 24/9 đối với ba blogger và hôm 30/10 đối với hai nhạc sĩ, cũng với những tội danh tương tự là «tuyên truyền chống Nhà nước và âm mưu lật đổ chế độ».
Theo AFP thì ở trong đất nước mà đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo thì những tội danh như vậy vẫn thường được sử dụng để quy kết cho những người bất đồng chính kiến, hoặc đấu tranh ôn hòa vì dân chủ.
Xin nhắc lại, hôm 21/11, tòa phúc thẩm Đăk Nông đã y án 6 tù giam đối với nhà bất đồng chính kiến, nhà giáo 49 tuổi Đinh Đăng Định. Bị bắt giữ cuối năm 2011, ông bị chính quyền quy tội từ năm 2007 đã đưa lên mạng internet những bài viết chỉ trích Nhà nước và đảng Cộng sản. Theo cáo buộc của chính quyền, các bài viết của ông Đinh Đăng Định có nội dung kêu gọi đa đảng, chống lại dự án khai thác bôxit Tây Nguyên. Phiên phúc thẩm diễn ra trong vòng chưa đầy 1 giờ, bản án 6 năm tù coi như đã được định từ trước...”
Nhưng, Thầy Đinh Đăng Định đã suy nghĩ gì?
Mạng Dân Luận đăng bài "Những suy nghĩ cá nhân về tình hình đất nước" của Thầy Đinh Đăng Định, ghi rằng đây là "bản đánh máy từ bản viết tay đã giao cho cơ quan an ninh chính trị nội bộ Daknong ngày 25-10-2010."
Trong bản viết tay tại Dakrlap – Daknong, đề ngày 25-10-2010, Thầy Đinh Đăng Định đã ghi rằng viết lên suy nghĩ cá nhân thể theo yêu cầu của cơ quan an ninh chính trị nội bộ tỉnh Daknong. Thầy nêu rõ về suy nghĩ dân chủ như sau, trích đoạn:
"...Cần phải nói thêm rằng, từ 1936 – 1938 tờ Dân Chúng (báo cộng sản) và 11 tờ báo tư nhân khác đều tán thành tự do dân chủ và đòi ân xá các chính trị phạm ở Đông Dương. Chẳng lẽ ngày nay, chế độ chính trị cộng sản lại kiểm soát đồng bào mình gay gắt hơn cả bọn thực dân Pháp hay sao? Nguy cho dân tộc quá!
Lịch sử sự sụp đổ các chế độ chính trị độc tài ở Đông Âu là bài học máu thịt cho ĐCS, thiết nghĩ các đảng viên cao cấp của ĐCS VN và ban lãnh đạo cần rút tỉa bài học là: vì đảng hay vì quốc gia - dân tộc. Cuộc sống đã và đang đặt ra một đòi hỏi chế độ chính trị Dân Chủ - Đa Nguyên mà hệ quả hiển nhiên là đa đảng chính trị như một tất yếu của lịch sử để giải quyết các vấn đề có tính quyết định của đất nước hiện tại và mai sau...
...Nền chính trị Dân Chủ - Đa Nguyên là nơi hội tụ của Quốc Gia – Dân Tộc với quyết tâm đánh bại mọi sự tồi, dở, gian ác, tham lam, tàn bạo, lưu manh… để thay đổi phương thức tổ chức xã hội với mục tiêu tôn vinh con người và phẩm giá con người đem lại phúc lợi tối đa cho con người. Lương tri dân tộc thôi thúc không ngừng nghỉ cuộc đấu tranh về Dân Chủ - Đa Nguyên cho nước nhà, cho dù vô cùng khó khăn nhưng, sẽ gặp vô cùng thuận lợi nếu ban lãnh đạo ĐCS hiện thời nhận thức rằng Quốc Gia – Dân Tộc phải được hưởng phúc, chế độ Dân Chủ - Đa Nguyên là sản phẩm của xã hội văn minh được nhân loại đem tới. Với sự hợp tác của ĐCS VN đứng đầu là Ban chấp hành Trung Ương và Bộ Chính Trị, dân tộc ta sẽ hân hoan bắt tay nhau trong tình nhân ái cùng làm lại một nước VN đã tan hoang, tàn tệ sau nhiều chục năm bị tàn phá bởi chiến tranh và cả hòa bình làm cho đất nước tụt hậu toàn diện, để tránh cho đất nước ta một lần nữa rơi vào tình trạng vô chính phủ thậm chí thay thế chế độ độc tài cộng sản bằng chế độ độc tài khác đều nguy khốn cho Quốc Gia – Dân Tộc.
Dân Chủ - Đa Nguyên không thuần túy chỉ là ứng cử, bầu cử tự do hay tam quyền phân lập giản dị mà là thành quả của dòng tư tưởng mãnh liệt phát xuất từ quá khứ chảy tới tương lai. Cuộc đấu tranh thay thế chế độ độc tài đảng trị cộng sản hiện nay bằng chế độ dân chủ đa nguyên là cuộc cách mạng tư tưởng vĩ đại nhất kể từ xưa mà nó nhất định phải xuất hiện, có thật trên đất nước VN thân yêu của chúng ta. Đất nước ta, dân tộc Việt Nam ta đã thật kém may mắn, bất hạnh vì đã thuộc quyền lãnh đạo, cai trị toàn trị của ĐCS VN..."(hết trích)
Tâm hồn của Thầy Đinh Đăng Định tuyệt vời là như thế, ưu tư cho cả nhiều thế hệ sau của dân tộc. Nhưng Đảng CSVN đã thô bạo đẩy Thầy vào nhà tù.
Những người như Thầy đã đi vào lịch sử bằng con đường đẹp nhất: can đảm nói lên ước mơ của dân tộc. Và do vậy, không có lời nào đủ để ca ngợi Thầy.
--------------------------------------
No comments:
Post a Comment