2012/11/16 at 22:37
Phong kiến → Thực dân → Nô dịch đỏ
Việt
Nam là một nước (hậu thuộc địa) có lịch sử lập nước, giữ nước đầy gian truân
với nước mắt và máu. Xấp xỉ một ngàn năm dưới Bắc thuộc, phải triều cống làm nô
lệ cho quyền lực của nhiều triều đại phương Bắc. Kế tiếp là cả trăm năm thuộc
địa của Pháp. Phận nô lệ tôi đòi cho ngoại bang vừa chấm dứt, chưa được hưởng
chút tự do, thì cái ách búa liềm của chủ nghĩa cộng sản lại đặt vào cổ người
dân miền Bắc suốt gần 70 năm. Còn cái tự do dân chủ non trẻ chưa kịp đơm hoa
kết trái ở miền Nam Việt Nam thì đã bị khai tử bởi người anh em vào “giải
phóng”.
Lịch
sử Việt Nam hầu như không ngớt chứng minh người Việt Nam muốn thoát ách nô lệ.
Oái ăm thay, một trong những hệ lụy của lịch sử Việt Nam là tâm thức người nô
lệ.
Nô
dịch dưới các triều đại phong kiến và đô hộ giặc Tàu, nô dịch bởi chính sách
thực dân Pháp, và tiếp tục nô dịch dưới chế độ chuyên chính bạo lực của đảng
cộng sản cầm quyền.
Đại tự sự (grand
narrative) – Chiếm hữu/thuần dụng (appropriation/co-optation)
Triều
đại nhà Sản từ khi nắm quyền đã thêu dệt một đại tự sự và đan may hàng trăm tự
sự (narratives) khác nhằm tô son điểm phấn cho mình và đồng thời cấy vào tâm
thức người dân để huy động họ cùng một hướng phò Đảng.
Họ
chiếm hữu/thuần dụng dòng đại tự sự “truyền thống chống ngoại xâm” của
tổ tiên dân tộc trong quá trình chống thực dân Pháp giành lại độc lập và đánh
đế quốc Mỹ thống nhất đất nước. Tất cả các đảng phái quốc gia, nhân sĩ yêu nước
nếu không phủ phục dưới ngọn cờ Việt Minh và miền Bắc XHCN đều bị thủ tiêu, ám
sát, tiêu diệt.
Họ
lại đánh tráo chế độ (chính phủ) và đảng CSVN với dân tộc: “Yêu nước là yêu
XHCN”, “Trung với Đảng”, “Còn Đảng còn mình”.
Họ
vẫn tiếp tục ăn mày dĩ vãng với giòng đại tự sự đó qua các tự sự tuyên truyền
dối trá “Bác Hồ tìm đường cứu nước”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, và xây dựng tượng
đài “Mẹ Anh hùng”, Viện tư tưởng Hồ Chí Minh v.v…
Khi
đã “xuống hố cả nước” triều đại Sản đành phải “đổi mới” kinh tế nới lỏng (đặc
quyền cho tầng lớp hạt giống đỏ, nhân thân tốt, hoặc bè phái móc nối) có thể tự
làm, tự ăn khấm khá, nhất là vào giai đoạn chuyển sang thời kỳ hội nhập WTO thì
họ khai trương dòng đại tự sự “ổn định xã hội” và “phát triển”.
Tất
cả các hạt giống tự sự đó được gieo trong tính toán cân nhắc để cấy vào tâm
thức hầu hết những người dân sợ “máu đỏ đầu rơi” nên tuân thủ vào quyền lực
tuyệt đối.
Một
thể chế “do dân” và “vì dân” (by the people, for the people) là một chính thể
dân chủ. Còn chính quyền CSVN này “do ai” thì khỏi cần phải hỏi. Câu hỏi còn
lại là “cho ai?” đúng ra cũng không cần phải hỏi (với chế độ độc tài CSVN) vì
nó quá hiển nhiên.
Tuy
nhiên vì dòng tự sự “nhân dân” làm chủ (cái bánh vẽ) và đảng lãnh đạo (vàng
ròng SJC) ngày càng thấm nhuần, cấy sâu trong tim óc mọi người qua ngôn ngữ
hàng ngày, nên tâm thức bao thế hệ nặng cưu mang não trạng nô dịch thể hiện qua
trong tương quan “xin-cho”.
Do
đó khi nghe, đọc, thấy tất cả những diễn ngôn và các dòng tự sự hào nhoáng mị
dân từ cái loa phường, trên tấm biển đỏ, và “thời sự” trên các báo, các đài thì
ta cần phải đặt câu hỏi là các diễn ngôn đó (có lợi) “cho ai?” và “vì ai?”.
Ổn định xã hội và
phát triển (có lợi) cho ai?
Ổn
định xã hội để hàng hóa độc hại, rẻ tiền từ nước lạ tự do thao túng trong thị
trường. Cho ai? Cho vừa lòng quan thầy Bắc phương. Cho chủ quản bộ Công Thương
và Hải quan.
Ai
là người chịu thiệt thòi và ai là người hưởng lợi? Tiểu thương thì điêu đứng,
phá sản. Người tiêu thụ nghèo với thu nhập thấp (dân lao động, nông dân, nhân
viên nhà nước, sinh viên) mang tật bệnh chẳng lường trước khi nào triệu chứng
mới lòi ra và lúc đó thì đã là quá trễ.
Ổn
định xã hội để khai thác tài nguyên vô tội vạ phá hủy môi trường, rừng môi
sinh, rừng đầu nguồn. Cho ai? Cho tập đoàn nhà nước (bè phái lợi ích nhóm) bòn
rút tài sản đất nước. Người dân tộc, người thiểu số bị di dời tiệt gốc, mất tài
sản văn hóa, mất môi trường sống, vào danh sách tuyệt chủng. Người dân cuối
nguồn vùng hạ lưu bị thiên tai đe dọa, bị ô nhiễm bám ám.
Phát
triển bằng thu hồi đất nông nghiệp làm sân gôn, khu công nghiệp bỏ hoang, khu
đô thị “xanh”[1]. Cho ai? Cho trao (tráo) tay
chuyển sở hữu làm trắng tay dân nghèo và đong đầy hầu bao cổ phần, trái phiếu
đại gia quan lớn.
Phát
triển bằng xây dựng các khu nghỉ dưỡng (resort) cho khách du lịch ngoại quốc,
cho giới thượng lưu rửng mỡ, cho con ông cháu cha, cho Việt kiều áo gấm. Làm co
cụm khoảng không gian công cộng (public space) thường dân vốn có, đẩy dồn họ
vào phòng trọ góc hẻm và bến bãi ô đọng tù bít. Dân nghèo chỉ biết cúi đầu nhắm
mắt còng lưng trong dịch vụ cắt cỏ, dọn phòng, đổ rác hoặc sang hơn là trơ mặt
tiếp viên cung phụng “thượng đế” rởm đời thời thượng.
Kẻ
cướp ngày thường “vừa ăn cướp vừa la làng” để đánh lạc hướng dân làng, hàng xóm
của nạn nhân. Đảng CSVN cũng như thế khi ăn cắp (chiếm hữu) ngôn từ làm của
riêng cho họ. Họ độc quyền xử dụng những từ ngữ: phản động, chống phá nhà nước, thế lực thù địch. Thật ra ai thuộc
thành phần phản động này?
Cái
quyền lực (cực kỳ phản động) vô nhân tính tự cho mình quyền độc tôn qua điều 4
hiếp pháp để đàn áp dân lành, chiếm hữu toàn bộ tài sản đất nước và gán ép cho
bất cứ ai không đồng tình, phản đối đường lối chính sách của họ là thành phần
“phản động”.
Cũng
cái quyền lực vô cùng bạo động đó dùng hơi cay, chó nghiệp vụ, dùi cui, súng
ống khủng bố người dân thuộc mọi tầng lớp. Đấy là quyền gán ghép cho những nông
dân chống lại cưỡng chiếm đất, giáo dân đòi công lý tự do tín ngưỡng, nhà báo
tự do đòi quyền ngôn luận và đấu tranh chống tham nhũng hối lộ, thi sĩ mở
miệng, nhân sĩ lên tiếng là thành phần manh động, “chống phá nhà nước”, “bị xúi
dục” bởi “thế lực thù địch”.
Cái
quyền lực này tuy thế lại khiếp nhược trước ngoại bang, trơ tráo bán nước không
dám vạch mặt kẻ xâm lược. Trên báo chí thì tập đoàn độc đảng e dè từ ngữ “nước
lạ” còn bộ Giáo dục thì lại sửa đổi cả bài học sử[2] dấu tên nước ngoại xâm đô hộ
ngàn năm. Ngược lại, hệ thống độc tài này sẵn sàng chụp mũ bỏ tù người tay
không một tấc sắt (Phạm Thanh Nghiên, Điếu Cày Nguyễn văn Hải, Tạ Phong Tần)
lên tiếng phản đối TQ xâm phạm lãnh hải Hoàng Sa-Trường Sa và kết tội họ tuyên
truyền “chống phá nhà nước”
Cái
quyền lực chuyên chế đấy thành lập “tập đoàn kinh doanh” bảo kê cho “nhóm lợi
ích” bè phái đục khoét ngân quỹ mới chính là thế lực thù địch phá hoại nền kinh
tế và đất nước.
Cái
quyền lực chuyên chế chiếm hữu ngôn từ và áp đặt giá trị lên những từ ngữ—khởi
đầu bằng “công hữu” đến “sở hữu toàn dân” rồi “cổ phần hóa”—để đút vào cái hầu
bao riêng của gia đình, dòng họ, và bè phái.
Con
dân tương lai của đất nước tha hồ hưởng công ích xã hội ở các trường học không
nhà xí, không vách, không sân chơi “sở hữu toàn dân”. Người bệnh nghèo thoải
mái chung giường, chung chiếu chia sẻ vi khuẩn mầm bệnh, hành lang, băng ghế ở
bệnh viện “sở hữu toàn dân”. Và cả cái loa phường “sở hữu toàn dân” rác tai
không muốn nghe cũng bị nhét vào lỗ nhĩ từng giờ.
Mô hình chủ nô
“Theo
mô hình Chủ-Nô (‘Master-Slave’ paradigm) của Georg Wilhem Friedrich Hegel thì
quan hệ giữa chủ và nô thể hiện mối quan hệ một chiều trong đó người nô lệ vì
sợ hãi đe dọa bạo lực nên phải công nhận và chấp nhận cả quyền lực cùng hiện
thân của chủ nô từ ngôn ngữ, ý tưởng, giá trị cho đến niềm tin.
Cuộc
đấu tranh về ngôn ngữ và tư tưởng của người bị trị với chủ nô phát sanh từ mô
hình Chủ-Nô có thể quan sát được qua tiến trình bá quyền (hegemonic
process)—một quá trình trong đó kẻ thống trị chủ tâm giữ quyền kiểm soát ý
nghĩa một cáchchặt chẽ từng con chữ lẫn diễn ngôn (discourse) để áp đặt và tạo
điều kiện đảm bảo cho quyền lực chuyên chế qua ngôn ngữ sử dụng thường ngày.”[3]
Những
tên cai thầu nô dịch văn hóa và tư tưởng sẵn sàng hợp lực với bộ máy tuyên
truyền qua phương tiện thông tin đại chúng thi hành nhiệm vụ nuôi dưỡng, gìn
giữ mô hình Chủ-Nô đó.
Người
phản kháng một khi tâm thức không ngừng tìm khai sáng sẽ luôn cảnh giác và giải
mã/mở toang (unpack) những từ ngữ áp đặt bởi giới quyền lực để phá vỡ vòng kim
cô của mô hình Chủ-Nô đó. Trong đám đông đã bị thuần hóa thì dần dà cũng có
người bắt đầu học “cách nhận diện các khái niệm bị đánh tráo”[4] để khỏi bị lừa bịp mang gông
nô lệ trong não trạng mãi.
Nhưng
nhìn vào toàn cảnh thì không có gì để ngạc nhiên khi tâm thức xin-cho
vẫn tồn tại trong sinh hoạt hàng ngày vì cơ chế xin-cho (nói một cách
khác là mô hình Chủ-Nô) chính là cơ chế của quyền lực hiện hành.
Nô dịch đỏ
Một
nền kinh tế thị trường bình thường thì vận hành theo điều tiết của thị trường
trong một xã hội tự do nhưng đã bị biến thái dị dạng với tàn tích của cái đuôi
“định hướng xã hội chủ nghĩa”. Dị dạng từ đó trở thành tế bào ung thư, di căn
khắp ngõ ngách, ngốn hết chất dinh dưỡng và hủy hoại các phần tử lành mạnh
chung quanh.
Tất
cả công sức mồ hôi, nước mắt, và xương máu của người dân đã bị họ tóm trọn gói
và ăn chia xí phần trong nội bộ đảng CSVN, chính xác hơn là BCT và BCH Trung
ương.
Giới
cầm quyền ĐCSVN không thể tự nó quản lý, điều hành tất cả thế nên tổ chức đảng
(3 triệu đảng viên) và bộ máy chính quyền “nhân dân” cồng kềnh được sử dụng để
vận hành hệ thống chuỗi ký sinh ăn bám vào sức lực tạo của cải từ người dân và
tài nguyên quốc gia.
Khế
ước xã hội (social contract) bị vất bỏ và được thay thế bằng cam kết đồng thuận
của Đảng và tập đoàn tư bản đỏ qua bè phái lợi ích nhóm. Người dân bị đẩy ra
bên lề, nằm ngoài rìa lại phải cạnh tranh mới mót mét được một chút cặn thừa
thải để sống qua ngày.
Các
cơ chế trong một chế độ pháp trị thì tương đối tạm đủ (và luôn được điều chỉnh
để đáp ứng với sinh động xã hội) cho công dân và cư dân có thể thực thi dân
quyền của mình. Người ta có thể xử dụng các phương pháp khác nhau tùy theo mức
độ và tầm vóc tạo được ảnh hưởng đến cá nhân, nhóm, cộng đồng.
Còn
trong chế độ độc tài chuyên chế nô dịch đỏ thì chính sách cai trị được thực
hành qua “luật lệnh”[5] và “nghị quyết” trên thượng
tầng cơ sở và luật rừng, luật miệng “tao là luật”, “hành (là) chính” ở hạ tầng
cơ sở mà người dân hàng ngày trực tiếp gánh chịu. Vậy thì các phương cách nào
đã và đang được thực thi trong chế độ độc tài ấy?
Ta
thấy hiện nay có rất nhiều thỉnh nguyện thư. Đây là loại văn bản do một (nhiều)
cá nhân hay nhóm là một phương thức khả thể. Khi có các vấn đề hoặc mâu thuẫn
giữa công dân và chính quyền (thành phố, quận, tỉnh, tiểu bang, quốc gia) thì
người ta sử dụng đường dây chính thức (official administrative channel) trước
khi hoặc cùng lúc với phương tiện pháp lý. Tuy nhiên, mức độ không hiệu quả của
loại văn bản này trong một thể chế toàn trị thì chả ai nghi ngờ. Thỉnh nguyện
thư chỉ có tính tượng trưng trừ khi đi với biện pháp pháp lý song hành.
Quyền
tự do cá nhân ăn sâu vào tâm thức người dân trong chế độ pháp trị ở nước tự do.
Ngay cả đứa trẻ bậc trung học khi cảm thấy quyền tự do cá nhân bị xâm phạm
chúng cũng cùng nhau hoặc kiếm sự hỗ trợ của cha mẹ phản đối hoặc thưa kiện (vì
bị buộc đọc lời cầu nguyện của kinh thánh trong buổi lễ ra trường, vì tìm kiếm
thông tin trong chương mục facebook cá nhân, vì để trái đất nóng)[6].
Còn
chuyện (thỉnh nguyện thư) kiến nghị ở nhà nước CHXHCN Việt Nam thì sao? Việc
làm này hoàn toàn chỉ có tính biểu tượng và dấm dớ nửa vời vì từ trước tới giờ
tất cả các kiến nghị đều rơi vào sọt rác, không được hồi đáp.
Trong
vòng hơn năm nay thì các kiến nghị, thư ngõ liên tục gởi đi, hết Chủ tịch nước
tới Quốc hội và Văn phòng Chính phủ. Dù ngay chính các người ký tên tự biết
rằng đó chỉ là một hành động tượng trưng. Thế nhưng chẳng lẽ mọi người cứ mãi
giả vờ ăn bánh vẽ (như thật)?
Lại
có cả chuyện luật sư gởi “Kiến nghị chấn chỉnh lại hoạt động bắt giam và hỏi
cung của cơ quan điều tra”[7] cho Chủ tịch Nước (và cả Thủ
trưởng Cơ quan điều tra). Rồi ngay cả ĐB Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Bé cũng kiến
nghị “Tôi kiến nghị sớm ban hành luật đất đai sửa đổi, trong đó, những vấn
đề cụ thể phải ghi rõ trong luật để hạn chế sự quá tải văn bản dưới luật”.
Ai cũng ngoan ngoãn xin-cho (phép) được thực hiện chức năng của mình.
Ở
nước dân chủ tự do thì luật sư cứ đường đường làm chức năng của mình là đâm đơn
khiếu kiện đối tượng vi phạm pháp luật (bất kể ai và cơ quan nào) và ĐB Quốc
Hội thì tự họp nhau lại soạn thảo dự luật rồi bỏ phiếu thông qua cho Tổng thống
phê chuẩn hoặc phủ quyết. Chẳng ai lại phải “kiến nghị” xin phép được làm công
việc của mình.
Việc
lên tiếng theo kiểu kiến nghị là tiếp tục nuôi dưỡng một tiền lệ của lối mòn
tâm thức xin-cho chỉ tiếp sức cho quyền lực hiện hành tiếp tục xử dụng
cơ chế và hệ thống sắt bọc nhung áp đặt tư tưởng lên người nô lệ. Tác hại của
nó là mọi người tiếp tục đi vào vết bánh xe đổ của nô dịch. Nó không khác gì
việc các con chuột đất vàng (hamster) chạy trong vòng quay (wheel) không đích,
không ngừng đặt ra bởi người chủ để rồi giống như những chú chuột lemming theo
nhau lao đầu xuống vực thẳm.
Đấy
chính là tâm thức nô dịch. Tâm thức nô dịch đó đã được ông Steve Biko, một nhà
đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại Nam Phi trong các thập niên 60 và 70 đã
từng hùng hồn cảnh báo, “Vũ khí mạnh mẽ hiệu nghiệm nhất trong tay kẻ chủ nô
đàn áp là não trạng của người đang bị nô lệ.” (“The most potent weapon in
the hands of the oppressor is the mind of the oppressed.”). Quan hệ chủ nô
trong bối cảnh hậu thuộc địa hiện nay thì không cần thuộc dạng khác biệt về mặt
chủng tộc vì nô đã được tự tạo trở thành cai thầu nô lệ và thực dân mới sau khi
bị thuần hóa từ vị trí nô lệ.
Nói
một cách khác, người nô lệ không phải là đã thoát ra cảnh đời nô lệ khi được
thăng cử lên thành cai thầu nô lệ (slavemaster). Những ai trong giới trí thức
và tầng lớp ưu đãi (privileges) Việt Nam (trong và ngoài nước) vẫn ôm ấp công
việc, chức vụ dưới dạng cai thầu nô lệ và thực dân mới? Đây là những người sẵn
lòng dùng vô số cái vỏ bọc và hoán đổi chúng để phủ chụp cái ruột thực dân mới
và che đậy cái tâm cai thầu nô lệ bẩn thỉu bên trong.
Người
ta không thể phá vỡ vòng nô dịch bằng các phương tiện được cho phép bởi chủ nô.
Người bị nô dịch chỉ có thể thoát khỏi kiếp nô lệ khi họ xử dụng các phương
tiện tự giành lại được hoặc chính mình sáng tạo ra. Martin Luther King, Jr đã
nhắn nhủ “các bạn hãy tự viết lên bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ …”[8]
Bản
tuyên ngôn giải phóng đó (từ nghìn xưa tới nay) được thể hiện qua đại cáo[9], băng rôn[10], kháng thư, tờ rơi, bài hát[11], và lời thơ …
Trong
thời đại toàn cầu hóa và thực dân mới thì người nô lệ bị đưa đẩy nhưng cai thầu
nô lệ thì gần như là tự nguyện nhập vào vai trò của họ. Những tên chủ nô tư bản
đỏ (BCT, TW đảng và nhóm lợi ích) cùng thực dân mới (neo-colonialists, global
capitalists), các tay cai thầu nô lệ (Quốc Hội, Mặt Trận, Bộ, Ngành) và người
nô lệ (nông dân, công nhân, lao động xuất khẩu, nhân viên hành chánh, giáo
viên) là các tác nhân của chế độ nội-thực-dân nô dịch đỏ.
Thử
hỏi xem phát ngôn “Duy nhất một chất vấn cho Thủ tướng”[12] chẳng phải là lời thưa thốt
của tên cai thầu nô dịch hay là gì? Như Tùng Lâm đã bày tỏ trong bài viết
“Những bài học lớn từ một cuộc đối thoại” thì “Những ‘kẻ làm thuê có chữ’ đó
nếu không có chính kiến và/hoặc không trung thực bảo vệ chính kiến (cho dù chính
kiến chưa đồng thuận hay khác biệt) thì chẳng khác gì những tên lưu manh giỏi
dao súng hay những gã đồ tể lành nghề làm công cụ cho những kẻ thống trị tàn
bạo và ngu dốt … ”
Xảo
thuật của cai thầu nô dịch rất tinh vi trong khi nhập vai. Có lúc thì ngọt giọng
vuốt giận người nô lệ để họ không nổi loạn “Vừa qua, việc chống tham nhũng
tựa như đánh trận giả, kế hoạch tác chiến rất hoành tráng, lực lượng huy động
rất hùng hậu, mệnh lệnh ra quân rất dứt khoát và lại được nhân dân cổ vũ mạnh.
Vậy mà khi lâm trận thì súng nổ rất to mà không sát thương được ai vì đạn không
có đầu. Quan trọng hơn là quân xanh hay quân đỏ đều là quân ta cả …”. Khi
khác lại bợ đỡ cho chủ nô của mình “Thông điệp của Thủ tướng làm an lòng dân”[13] nhằm tiếp tục giữ công việc
khấm khá, người trung gian cho giới chủ nô.
Những
tên thực dân mới trong thời đại toàn cầu hóa không còn là kẻ khác màu da nhưng
là người đồng chủng, cùng tiếng nói (hoặc ít gì cũng cùng một sinh ngữ toàn cầu
là Anh ngữ). Họ đồng tình kết cấu với tư bản đỏ dùng các dòng tự sự “phát
triển”, “văn minh” để khai thác tài nguyên, nhân lực địa phương trục lợi cho
riêng mình. Vậy, làm sao ta tránh khỏi nhập vai thực dân mới hay cai thầu nô
lệ?
Thử thách của giải
thực “tâm thức nô lệ”
Giải
thực tâm thức nô lệ là một quá trình, ngắn hay dài, tùy thuộc vào cá nhân (tập
thể) và môi trường sinh hoạt.
Môi
trường sinh hoạt có tác động rất lớn đến tâm thức vì cái thực thể sinh động
hàng ngày liên tục tạo dấu ấn, cả tích cực và tiêu cực, đến nhận thức và tư
duy. “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” vì đó là trọng lực điều-kiện-hóa
(conditioning) của xã hội lên cá thể.
Tuy
nhiên con người vốn có ý thức nên chính họ có thể chọn (dù trong giới hạn nào
đó) để khởi đầu bằng khai sáng tư duy độc lập, và gầy tạo cho mình cuộc sống tự
do. Đồng thời họ cũng không coi trọng cái tôi (bản ngã hay phương diện tâm lý
thường đòi hỏi sự tách biệt do khao khát sáng tạo độc lập và chỗ đứng riêng do
trải qua nhiều thăng trầm nô lệ tập thể) vì hậu quả phản ứng ngược, và không
quên dấn thân vào công cuộc tận dụng sức mạnh liên đới tranh đấu cho tự do hợp
lực của mọi người. Đó là tinh thần “Tôi không có tự do cho đến khi nhân dân
(mọi người) được tự do” (I’m not free until people/everyone is free)[14] của Aung San Suu Kyi và “Bất
công ở bất cứ nơi nào đều là mối đe dọa cho công lý ở mọi nơi” (Injustice
anywhere is a threat to justice everywhere) của Martin Luther King Jr.
Không
thiếu gì người tự cho mình có được tự do và độc lập trong lồng kiếng hoặc tháp
ngà kỹ năng của tầng lớp chuyên gia. Những “vĩ nhân tỉnh lẻ” chăm chỉ hạt mít
tự an ủi với chút quyền lợi được ban cho và quyết nhắm mắt làm ngơ trước thế sự
nhiễu nhương tác hại cho những người bần cùng khốn khổ chung quanh mình.
Trong
chế độ chuyên chế, độc tài thì vấn nạn điều-kiện-hóa và nỗi sợ đè bẹp hầu hết
nụ mầm tư duy độc lập và cuộc sống tự do trong liên đới lành mạnh dân chủ.
Thường quyền lực chuyên chính dùng nhiều thể thức bạo lực khác nhau: cả trực
tiếp (cảnh sát, công an, an ninh) lẫn gián tiếp (tổ dân phố, UBND, mặt trận TQ,
sở thuế, phòng kiểm tra, công sở làm việc, cơ sở giao dịch, v.v…) chưa kể đến
việc sử dụng xã hội đen.
Quyền
lực chuyên chính cũng không ngớt rao hàng mời chào và ban bố chút quyền (cai
thầu nô lệ) cho những ai chấp nhận phục tùng nó. Vì thế cởi bỏ nỗi sợ và tâm
thức nô lệ đòi hỏi sự chọn lựa chấp nhận hy sinh khi phải đối đầu với nó và rũ
bỏ cái tôi, chút địa vị, lợi ích cám dỗ.
Tự
bao lâu quyền lực chuyên chế đã chiếm hữu ngôn từ cũng như dòng tự sự, diễn
luận và áp đặt ý nghĩa riêng phục vụ cho họ. Vì vậy, người bị áp bức, người
phản kháng phải cùng nhau giải mã, phải chất vấn cái ý nghĩa và sự thật nằm
trong ngôn từ rồi vẽ ra con đường mới để thoát khỏi dòng tự sự định sẵn.
Phải
chăng “Đường ta rộng thênh thang tám thước”[15] thì chỉ là con đường đi vào “trại
súc vật”[16] của hợp tác xã nông trường.
Còn lời phát biểu “”Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra
nước ngoài, tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi chợ…
Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây”
về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh
tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh”[17]cho đề xuất luật biểu tình
và “dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận”[18], “thủy điện sông Tranh” cũng
chỉ là tiếng kèn của dàn giao hưởng cho đại tự sự “phát triển”, “ổn định xã
hội” của quyền lực chuyên chế.
Không
phải ai cũng là thiên tài để viết, vẽ lên được kiệt tác trong đó sự thật là
trọng tâm. Ta đã khâm phục biết mấy một danh hào Aleksandr Solzhenitsyn với tác
phẩm “Quần đảo ngục tù”, một nhà soạn kịch, nhà văn Oscar Wilde với kịch bản
“The Important of Being Earnest”, hay nhà thơ Nguyễn Chí Thiện với “Hoa Địa
Ngục” và những nhà đấu tranh khác đã dám nói lên sự thật của của kinh nghiệm
sống, xã hội và chế độ. Dĩ nhiên, họ biết cái giá rất đắt phải trả một khi cởi
trói mình ra khỏi ách nô lệ và can đảm lên tiếng đó.
Oscar
Wilde đã từng nói “Nếu bạn muốn nói lên sự thật với người khác thì phải làm
cho họ cười, bằng không họ sẽ giết bạn” (If you want to tell people the
truth, make them laugh, otherwise they’ll kill you). Tương tự, triết gia
Friedrich Nietzsche cũng than thở “Có lúc người ta không muốn nghe sự thật
bởi vì họ không hề muốn những ảo tưởng của họ bị tiêu hủy” (Sometimes
people don’t want to hear the truth because they don’t want their illusions
destroyed.)
Bạn
(và ta) có muốn đối diện với sự thật hay không?
Bạn
(và ta) có đang làm thân nô lệ hay không?
Bạn
(và ta) có muốn tự viết lên bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ cho mình hay không?
© 2012 Vietsoul:21
[2] Hai Bà Trưng đánh giặc nào?, blog Tâm Sự Y Giáo
[3] Yellow Bird, M. (2008).
Postscript Terms of endearment: A brief dictionary for decolonizing social work
with indigenous peoples. In M. Gray, J. Coates & M. Yellow Bird
(Eds.), Indigenous social work around the world: Towards
culturally relevant education and practice (pp. 275-292). Aldershot,
Hants, England; Burlington, VT: Ashgate.
[6] Student Sues School District Over Illegal
Search of Her Facebook …, High School Student Sues Over Prayer At
Graduation, High School Students Sue Federal
Gov’t Over Global Warming …
[7] Luật sư Ngô Ngọc Trai – Kiến nghị chấn chỉnh lại hoạt động
bắt giam và hỏi cung của cơ quan điều tra, Vanganh.info
[8] Sign Your Own Emancipation (Ký bản tuyên ngôn giải phóng của
bạn) – Martin Luther King, Jr., Vietsoul21.net
[9] Tham nhũng đại cáo, J.B Nguyễn Hữu Vinh
[10] Nông dân Văn giang biểu tình, nấu cháo tại trụ sở UBND huyện,
blog Xuân Việt Nam – Văn Giang vây hãm trụ sở huyện, Dương Nội tuần hành quanh Hồ
Gươm, blog Cầu Nhật Tân
[11] Việt
Nam Tôi Đâu, Việt Khang – Asia Channel
[12] Răng không ai hỏi Thủ tướng cả hè?, blog quê choa
[13] ĐBQH Dương Trung Quốc: ‘Thông điệp của Thủ
tướng làm an lòng dân’, blog Châu Xuân Nguyễn
[14] ‘I’m not free until the people are free’ – Suu Kyi,
Independent
[15] Ta đi tới, Tố Hữu
[16] Animal Farm, George Orwell
[17] Năm 2011 – Những nghịch lý đời thường, Dân Làm
Báo
[18] Các ông Cục Trưởng, Viện Trưởng nói chuyện “tiếu lâm” về dự
án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Bauxite Việt Nam – TỪ DỰ ÁN
BAUXITE TÂN RAI, THẤY GÌ VỚI DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN? X-cafe
No comments:
Post a Comment