11:56:am
23/11/12
Tiếp
theo phần I
5/ Với tư cách nhà
văn, xin chia sẻ về vấn đề sáng tác của văn nghệ sĩ hiện ở Việt Nam.
Trước
khi chia sẻ cho phép tôi được nhắc lại thiên chức của nhà văn. Vâng với các nhà
văn thế giới thì thiên chức của họ lớn lắm, vừa phải làm sống lại cả một nền
văn hóa bị bỏ quên trong lòng dân tộc, vừa ngăn cản con tàu đạo đức truyền
thống không bị chệch đường ray sang lối sống ích kỷ, hiện sinh, tầm thường của
thời hiện đại. Rồi dự đoán vận mệnh đất nước, tương lai dân tộc, phả hồn vào
những vật vô tri vô giác bằng chính những con chữ, cho câu văn sống động, thăng
hoa. Nào bình đẳng với chúa trong việc sáng lập ngôn ngữ v.v. và v.v… nhưng ở
xứ sở mù lòa tăm tối, đói nghèo, lạc hậu như Việt Nam, thì thiên chức của nhà
văn trong thời quan liêu bao cấp (1975-1990) chỉ là… biết nuôi heo , còn hiện
tại là biết ăn theo nói leo tư tưởng của đảng mà thôi
Sinh
thời, Hồ Chí Minh mượn thơ người xưa tán xằng:
Xưa
yêu phong cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng hoa, tuyết núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Mây, gió, trăng hoa, tuyết núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Khổ
một nỗi, cái thời gi gỉ gì gi cái gì cũng khốn, cả nước khốn đốn, ngụp lặn
trong những ô tem phiếu, cháo loãng cầm hơi bởi đồng lương chết đói, nên nhà
nhà nuôi lợn, người người chăm… thủ trưởng, để vài tháng xuất chuồng, thủ
trưởng còn bỏ tiền vào túi cho mà ăn. Cánh nhà thơ còn đói hơn, đói đến… ngây
ra, chả cứ dạ dày vợ con mà cả đến dạ dày của bản thân lúc nào cũng co thắt trong
đầu, lỏng thõng thành hình dấu hỏi, lại bị vợ đầu sai mua cám, cọ chuồng, ôm
ấp, vỗ béo thủ trưởng, nên tức cảnh làm thơ:
Xưa
thời Thiệu ăn ngon mặc đẹp
Thịt, cá, tôm, cua suốt tháng năm
Nay ở trong thơ nên có cám
Nhà thơ cũng phải… biết nuôi heo
Thịt, cá, tôm, cua suốt tháng năm
Nay ở trong thơ nên có cám
Nhà thơ cũng phải… biết nuôi heo
Từ
ngày đảng đổi mới tư duy (viết tắt là đ.m tư duy) bên ngoài hô hào cởi trói cho
nhà văn bên trong thì giơ gậy và quả đấm ra, hễ nhà văn nào có ý động đậy về tư
tưởng là lập tức …xương tan thịt nát , nằm bẹp gí dưới nền nhà hoặc nền trại
tù. Nếu coi vụ án nhân văn giai phẩm 1957 là một cơn bão lớn thì đến tận thiên
niên kỷ thứ 3, năm 2012 này bão rớt mây đen vẫn còn vần vũ trên bầu trời văn
học nghệ thuật Việt Nam., tất nhiên trong đám mây đen nào cũng có ánh bạc,
những ánh bạc đã từng bị bắt là nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện,
nhà thơ Phùng Cung , nhà văn Dương Thu Hương, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến và tôi
..Quy luật của những kẻ cầm quyền dốt nát chỉ thích dùng người ưa nịnh chứ rất
sợ người giỏi hơn mình , vì thế nguyên tắc sống trong xã hội cộng sản là: nghèo
nó ghét giàu nó khinh, tài giỏi thông minh, nó không sử dụng. cho nên chỗ đứng
của những nhà văn chân chính trong xã hội cộng sản là trước vành móng ngựa hoặc
chết như trong vây cánh của đảng cộng sản như câu thơ tôi từng viết :
Đất
nước chìm trong cảnh mù lòa
Bao nhiêu Từ Hải chết trong vây
Trời xanh biển rộng đâu mà vẫy
Đành làm mọi tôi ở xứ mình
Bao nhiêu Từ Hải chết trong vây
Trời xanh biển rộng đâu mà vẫy
Đành làm mọi tôi ở xứ mình
Kể từ 1945 thành lập nước Việt Nam “gân cổ gọi gà” đến nay, người viết không có quyền công bố tác phẩm của mình mà phải đợi rất nhiều cấp xét duyệt, đó là nhà xuất bản, là cục bản quyền, là ban văn hóa tư tưởng trung ương , là phòng phụ trách văn hóa phản động v.v tất nhiên họ sinh ra để trở thành một thứ công cụ của đảng để cắt xén tác phẩm chứ không phải để bảo vệ và phát triển văn hóa, văn học. Cả một hệ thống dùng để “khai tử”, để “bóp chết các tác phẩm “nhậy cảm” từ trong trứng”. Nếu không kiểm duyệt đến nơi đến chốn thì mất ghế, mất việc đồng nghĩa với việc mất nắm cơm chim mà đảng bố thí, ban tặng
Chính
vì thế, chỉ những tác phẩm nhạt nhòa, phải đạo” vô thưởng, vô phạt thậm chí
thiếu chất lượng, nhảm nhí, hại đến thẩm mỹ của công chúng, làm thô tục và tầm
thường hóa nền văn học lại được cấp phép thoải mái, còn những tác phẩm được coi
là “nhậy cảm”- không đi theo lề phải, thì bị trừng trị tuyệt đối.
Một
truyện vui của tôi có tên Song hỉ Lâm môn( hai niềm vui ùa vào một cửa), dày
gần 300 trang, được giám đốc Nguyễn Khắc Oánh cấp giấy phép, ngay sau đó, sự
việc bị phòng P25 (phụ trách văn hóa phản động) can thiệp, bị thu hồi giấy
phép, để cấp lại giấy phép khác và bị cắt gọt thô bạo còn 178 trang. Tất nhiên
tôi không chịu để cho đứa con tinh thần của mình chết yểu nên đã tự cứu lại
những phần đã bị cắt, thế là tên giám đốc Nguyễn Khắc Oánh gọi điện thoại đến
báo cáo cơ quan an ninh ra lệnh thu hồi lại các tác phẩm của tôi. Sau đó 6 tên
khuyển hai chân đi xe của ngành cùng dùi cui , súng ngắn tràn vào nhà in ở 46
Ngô Quyền lục soát, quát hét, tịch thu sách làm lãnh đạo nhà in và 70 công nhân
sợ xanh mắt, lạy lục như tế sao, còn tôi bị mất không 2000 cuốn ứng với số tiền
đầu tư khi đó là sấp sỉ 2000 USD.
Có
cả nghìn ví dụ sinh động khác về việc bóp chết tác phẩm từ trong trứng này. Từ
“Chuyện kể 2000” của Bùi Ngọc Tấn, “đối thoại sử học” của Bùi Thiết, “tiệc dạ
quỷ” và “ngồi hong váy ướt” của Võ thị Hảo. Nếu vì một lý do gì đó mà biên tập
không kịp bóp chết để nó lọt ra ngoài thì lập tức gậy đảng quật thẳng xuống đầu
như trường hợp “vào đời” của nhà văn Hà Minh Tuân, đến mức, chỗ ở và nơi làm
việc duy nhất của ông ở hội văn học 51 Trần Hưng Đạo vẻn vẹn 6 m2 cũng bị thu
lại, ông bị đuổi ra đường không công ăn việc làm và thành kẻ ngớ ngẩn tâm thần.
Cứ thứ hai đầu tuần, quen lệ giao ban ông lại tìm đến trụ sở của hội. Tay vác
bô, trong để một tập giấy, bảo vệ thương ông cho ông vào, nhưng bắt ông để bô lại,
ông ngơ ngẩn bảo: “Ơ đây là sách mà, quý lắm, không phải phản động đâu, tớ thai
nghén mấy năm ròng rã, sao lại không cho đem vào”…Cuối cùng ông chết trước cửa
một nhà hàng ngay tại phố Hàng Đào, chỉ vì đêm tối ông lang thang không biết
đường về giữa lúc trời mưa gió nên chúi vào gian hàng trú tạm. Chủ hàng tưởng
ông là ăn trộm nên sai người vác đòn gánh đuổi ông đi, ai ngờ vừa cảm lạnh, vừa
bị thươngvào đầu, ông ngất lịm và gục chết ngay vệ đường. Khi người nhà không
thấy ông về tìm đến thì ông đã nhập hồn cõi âm rồi.
Vài
ví dụ gần đây hơn để nói rõ về nền chuyên chính của đảng trong việc đối xử với
Văn nghệ sĩ. Tác giả Nguyễn Bình Phương tốt nghiệp Đại học Nguyễn Du khóa 4,
viết một tác phẩm có nhan đề là “đi”. Tả một người lính gác đêm vừa đi vừa nghĩ
… hình ảnh đầu tiên anh nghĩ về người cha của mình, hy sinh trong kháng chiến
chống Pháp, mẹ ở vậy nuôi con, cực nhọc không biết bao nhiêu mà kể xiết, đếm
đến bước thứ 2007 thì anh ngã nhào dưới ánh trăng thanh, bóng trăng phủ lên
thân hình mảnh dẻ, co quắp của anh một làn sáng yếu ớt, mong manh… Lập tức tác
phẩm bị hiểu là ám chỉ xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ tồn tại đến năm 2007, ngay
sau đó tác giả bị đuổi ra khỏi đảng, mất việc và phải lạy như tế sao, làm bản
kiểm điểm, xin miễn giảm hình phạt vì mình “âm nam, mệnh thủy, mềm oặt, yếu
đuối, chỉ vì một phút tâm hồn cất cánh thăng hoa nên không kiểm soát được câu
chữ , chứ không bao giờ dám thế”
Hay
tác giả Trần Huy Quang với tác phẩm “linh nghiệm” bị ám chỉ nói về Hồ Chí Minh
nên bị mất chức trưởng ban bạn đọc, mất một chuyến công du Nhật Bản, mất lương
thưởng…giá trị cả chục cây vàng khi ấy. Còn bản thân Nguyễn Đình Thi- chủ tịch
hội liên hiệp nghệ thuật bao gồm 9 hội lớn nhỏ cũng từng bị chỉnh hai câu thơ:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều”, đến mức phải
sụp lạy như tế sao và viết những câu hết sức nhảm nhí: “anh yêu em như yêu đất
nước , vất vả đau thương tươi thắm vô ngần”. Một câu thơ đọc lên thì đẹp nhưng
vô duyên, vì nếu người đàn ông si tình nào đó mà trả lời câu hỏi của người yêu:
“Anh yêu em như thế nào, anh yêu em nhiều không? Thì người con gái phải chạy
mất dép vì tưởng anh ta là kẻ ngộ chữ, tâm thần. Nói chung văn chương Việt Nam
đã bị nghệ thuật trả thù trở thành những tác phẩm èo uột, vô cảm, vô duyên, vô
nghĩa ,vô đạo, vô văn hóa v.v
Các
nhà văn muốn yên thân, muốn vinh thân phì gia, phải sống vờ phải tiếp tay và ca
tụng cái ác , cái dối trá. Học nghề ăn không nói có, bợ đỡ và nịnh hót, phải
tập quên người nghèo, quên bất công, tham nhũng, quên nước mắt, quên những cơn
chấn thương lịch sử đớn đau làm bao nhiêu triệu người chết không nhắm mắt như
cải cách ruộng đất , chiến dịch mậu thân 1968, 30 – 4 , thuyền nhân Việt Nam
v.v.
Tóm
lại nói theo nhà văn Võ thị Hảo, người có hai tác phẩm bị cấm công bố trong
nước thì có “cả một chủ trương ngầm để giải thiêng, dung tục hóa văn chương, để
nhà văn thực sự có tài và có lương tâm mất chỗ công bố tác phẩm, còn văn học tự
đánh mất chức năng đánh thức lương tri và chức năng khai sáng của mình”. Vì vậy
nhà văn Việt Nam trong suốt thời đảng trị chỉ còn một chức năng duy nhất là ăn
theo và nói leo tư tưởng dối trá, độc tài của đảng cộng sản mà thôi
6/ Bà được sinh ra
và lớn lên trong lòng chế độ. theo nhận xét của Bà , trước kia và bây giờ đảng
cộng sản Việt Nam có chiến đấu cho tộc và đất nước Việt Nam hay không?
Trước
kia, vào năm 1930 đến 1945 thì có, từ ngày 19-8- 1945 khi cướp được chính quyền
thì không
Tôi
khẳng định chế độ cộng sản đầu tiên từ 1930 -1945 rất tốt, cụ thể như bà Lê
Hiền Đức sinh 1932, hay bố mẹ tôi sinh thập kỷ 20, 30, rất tử tế vì nhận được
sự giáo dục chu đáo nghiêm khắc của gia đình , dòng dõi khoa bảng, túc nho chứ
không hủ nho hủ lậu. Chỉ các thế hệ cộng sản sau này, từ 1945 trở đi mới bị
đảng cộng sản bơm máu đen vào cơ thể, trở thành giả dối , ác độc , tham tàn
phát xít mà thôi . Chính thời kỳ tưởng là “ ổn định” này khiến người dân lầm
tưởng gắn bó, “ giải phóng” đất nước khỏi ách bóc lột của thực dân Pháp (1954)
như văn nô Tố Hữu viết :”Chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ, nên trang
sử vàng”. Thời kỳ được cho là “ lý tưởng, rực rỡ” nhất của cách mạng Việt Nam(
một cuộc cách mạng toàn diện, toàn dân, càng đánh càng thắng, càng hăng, càng
thêm lớn mạnh trưởng thành). Song như lời cổ nhân nói : Lúc chia mồi bao giờ
cũng nguy hiểm hơn khi săn mồi, vì khi săn mọi người cùng hướng tới một mục
đích là cùng nhau tiêu diệt con mồi, song khi đã dính máu ăn phần rồi thì ai
cũng muốn phần hơn, bắt đầu một cuộc tranh công, đổ tội, ù xoẹ, nào chiếm cứ
nhà cao cửa rộng, nào tranh ghế, tranh xe, tranh chức vụ quyền hành…Điều này đã
được nhà văn Vũ Thư Hiên viết trong tác phẩm “ Đêm giữa ban ngày”…Từ những tên
chuyên làm chỉ điểm, khai báo cho Pháp như Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Hà Phan ,
cũng leo vào chiếm ghế trong bộ chính trị, còn nhà ở là toà biệt thự rộng lớn
cả nghìn mét vuông, sân trước sân sau , nhà trên nhà dưới, với sức chứa vài
trăm người , chưa kể còn hầm bí mật chứa đầy rượu tây, đồ đạc – chiến lợi phẩm
thu được sau khi thắng trận đem về yểm bùa, cất giấu làm của riêng )
Còn bây giờ đương nhiên là không rồi, như câu hát của người Việt : Đi ta đi giải phóng miền Nam, đi đến khi nào người dân không còn cái quần, thì ta còn chiến đấu quét sạch chúng sinh lời bác sui dại bên tai chiến đấu cho đến ngày Nam bắc nghèo bằng nhau
Nếu
đảng cộng sản Việt Nam chiến đấu cho tộc và đất nước Việt Nam thì đất nước Việt
Nam đã không tả tơi rách nát, kinh tế không phải mang nghiệm âm, thu nhập bình
quân một đầu người một ngày không phải, 1-2 USD như thế này, đất nước cũng
không còn những bàn tay lật ngửa nơi hè đường quán xá, không còn đôi mắt hau
háu đói ăn của trẻ thơ mỗi khi nhìn vào quán ăn ven đường không còn những cụ
già 76, 80 tuổi đi cào hến xúc ngao giữa đêm hoặc lúc 1 giờ sáng để lấy 17-20
đồng những ngày biển lặng hoặc 5-7 nghìn đồng những ngày biển động v.v nói
chung ở nước ngoài, chính trị là nơi người dân nhìn vào thêm tin tưởng gắn bó,
đồng nhất với chính quyền thì ở Việt Nam dở ẹc, rối bung rối bét, nơi người dân
nhìn vào là buồn phiền lo sợ muốn ói, muốn nôn …
Câu
châm ngôn của nước ngoài nhận định luôn đúng trong mọi trường hợp của cách mạng
Việt Nam: Thiết kế các cuộc cách mạng là các bậc sát nhân. Thực hiện các cuộc
cách mạng là bọn cuồng tín, thừa hưởng thành quả cách mạng là bọn lưu manh.
Cũng
bởi lưu manh lên nắm quyền, đè đầu cưỡi cổ dân, quyền sinh quyền sát trong tay
mà suốt từ năm 1945 đến nay gây ra bao nhiêu tai họa khủng khiếp nào cải cách
ruộng đất , nào chỉnh huấn chỉnh quân cải tạo công thương nghiệp rồi khi cưỡng
chiếm được Miên Nam lại gây ra bao nhiêu cảnh ba đào loạn ẩu. chỉ vì sự cai trị
ngu dốt, khắc nghiệt của Đảng mà 3 triệu người bỏ nước ra đi. Sau cách mạng văn
hoá ở Trung Quốc, cuộc ra đi này xứng đáng ghi vào kỷ lục ghi nét trong trang
sử vàng truyền thống của Đảng cộng sản Việt Nam vì số lượng người chết la liệt
trong thời gian ngắn…tương đương với lượng người chết đói trong nạn dịch hoành
hành năm 1945 ( khoảng 2 triệu người) .Máu đổ một giây di hoạ đủ một đời. Máu
đổ ròng ròng suốt cả bao nhiêu năm trời đằng đẵng như vậy , thử hỏi di hoạ biết
bao nhiêu mà kể xiết? …
Tuy
nhiên, dù là người có lòng vị tha nhân hậu đến bao nhiêu, người dân Việt Nam
cũng không thể bỏ qua cho Đảng cộng sản hai trọng tội , đó là tội phản quốc và
bán nước.
Cụ
thể ngày 14-9- năm 1958 phạm văn đồng dâng công hàm dâng đảo hoàng sa cho Tàu,
mười năm sau 1968 trong chiến tranh đông dương thứ hai, Đảng cộng sản đã cầu
viện hàng trăm nghìn binh sĩ trung quốc sang đồn trú tại Việt Nam còn Đảng thì
kéo các sư đoàn chính quy vào xâm lấn Miền Nam, đánh nhau với chính quyền Sài
Gòn, gây ra thảm cảnh là cái chết của 44.000 đồng bào trong tết Mậu Thân ở Huế,
đã thế còn cung cấp cho bộ tư lệnh Trung Quốc tấm bản đồ hành quân tại vùng
biên giới, kết quả nhỡn tiền là 11 năm sau đó (Tháng 2-1979) Trung Quốc đã dùng
bản đồ này để điều quân chiếm đóng và tàn phá sáu tỉnh biên giới Việt Nam .
Gần
đây nhất, vào đầu Thập kỷ 90, Đỗ Mười và Nguyễn văn Linh lại lén lút ký kết hợp
nhất lãnh thổ Việt Nam vào Trung Quốc vào thời điểm 2020, còn chuyện Đảng sang
nhượng một phần lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam cho quan thầy Trung Quốc để nhận
về 3 tỉ nhân dân tệ chia nhau thì rõ như ban ngày. Nếu kể hết tội của đảng có
lẽ phải cầu viện tới câu nói của Ức Trai tức Nguyễn Trãi trong bình Ngô đại
Cáo: “Tát cạn nước đông Hải không rửa được hôi tanh chặt hết trúc lam sơn khó
ghi tày tội ác”. Ngày xưa người dân chưa sáng chế ra giấy vở nên phải dùng trúc
tre đập mỏng ra rồi khắc chữ vào như cụ Tiên Điền Nguyễn Du viết “ phong tình
cổ lục còn truyền sử xanh”. sử xanh chính là lịch sử được ghi lại trong những
cuốn sách bằng trúc tre có màu xanh đó, cho nên dù chặt hết trúc tre ở núi lam
sơn cũng không ghi tày tội ác của giặc Minh thì bây giờ chặt hết cả rừng Cúc
Phương ở miền bắc, rừng Tánh Linh ở miền Nam rừng ở mièn trung, khắp nước đem
ra làm giấy cũng không ghi hết tội ác cộng sản. Một sai lầm của lãnh đạo, cả
dân tộc phải trả giá hàng trăm năm, lãnh đạo Việt Nam vì ngu dốt tham lam, độc
ác đi hết từ sai lầm này tới sai lầm khác thì dân tộc Việt Nam còn trả giá đến
bao nhiêu thế kỷ nữa cũng không hết. Một sự trả giá ngoài sức tưởng tượng của
cả 80 triệu dân Việt Nam …
Nhưng
thôi, Lịch sử có trí nhớ, tai mắt của nó. Nhất định sẽ có dịp người dân Việt
Nam chỉ mặt, vạch tên những tên tội phạm lịch sử đã cam tâm bán rẻ Tổ quốc
mình, tham lam vơ vét lộng hành đẩy vận mệnh dân tộc vào con đường đói khổ suy
kiệt với số thu nhập thấp nhất nhì thế giới (1USD /1 người /một ngày) . Nói như
một bài hát Việt Nam “ngày đó ngày đó sẽ không xa Chắc chắn thế hệ tôi và bà
con mình có mặt hôm nay đợi được ngày các quan thầy cộng sản cáo chung, lụi
tàn. Ngày đó có thể là năm 2013. Năm nay thì nước sôi lửa bỏng lắm rồi, quan
không trị nổi dân và dân cũng không chịu nổi quan nữa, chuẩn bị loạn 12 sứ quân
rồi. năm 2013 sẽ là năm mà cộng sản cắn nhau và cơ hội của chúng ta, sau đó
2014 sẽ là năm định mệnh của cộng sản Trung Quốc cũng là lúc chế độ cộng sản
toàn thế giới cáo chung, Cu Ba, Bắc Hàn cũng không thể nào gượng nổi được nữa.
Tất cả người Việt Nam cùng xắn tay nhau dựng lại Việt Nam từ đống đổ nát hoang
tàn do cộng sản Việt Nam để lại.
Sacramento
cuối 11- 2012
Trần Khải Thanh Thủy
(ghi)
©
Đàn Chim Việt
--------------------------------------------
No comments:
Post a Comment