11/04/2012
Tuổi
trẻ là tương lai của dân tộc. Khi tuổi trẻ bị khuôn ép theo cách suy nghĩ già
cỗi, dân tộc đó sẽ không thể phát triển đa dạng được, và sẽ chỉ sản xuất được
những con cừu để hoan hô và đả đảo. Khi tuổi trẻ được phép suy nghĩ độc lập, và
được tôn trọng với những suy nghĩ dị biệt, dân tộc đó tất cả sẽ có tương lai
phát triển tốt đẹp.
Hãy suy nghĩ về trường hợp của 2 người trẻ Jane Lưu và Nguyễn Phương Uyên.
Cô Jane Lưu sang Mỹ tỵ nạn năm 1975, được phát triển và nâng đỡ trong môi trường tự do, được theo học tốt nghiệp Tiến Sĩ và tìm việc bằng chính khả năng của cô chứ không phảỉ vì quen biết ô dù lãnh đạo, không phải nộp tiền phong bì cho bất cứ ai... để rồi cô thắng được Giải Nobel Phương Đông về thiên văn học. Trong khi đó, ở quê nhà, nơi những ngườì có văn bằng Tiến Sĩ nhiều như sao trời, đếm không xuể, nhưng viễn ảnh phát triển của dân tộc nhờ các Tiến Sĩ này cũng mịt mờ như bóng đêm đang dung chứa họ.
Cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên một đại học ở Sài Gòn, nhìn sự bất bình khi dân tộc đang bị Hán hóa từng phần, đã làm những câu thơ yêu nước và lập tức bị đẩy vào nhà tù. Việt Nam đã trở thành nơi tuổi trẻ được khuyến khích vui chơi xác thịt, được mời gọi vào Đảng để vâng phục những quyền lực đã cũ, và chấp nhận tình hình mất đảo, mất rừng, mất từng mảng kinh tế vào tay những người nối chặt quyền lực với Đạị Hán. Tương lai dân tộc sẽ về đâu? Và đó là một trời đối nghịch với môi trường mà cô Jane Lưu được nuôi lớn. Việt Nam đã trở thành nơi ai cũng muốn bỏ chạy.
GS Phùng Liên Đoàn trong bài viết trên mạng Bauxite VN ngày 2/11/2012, tựa đề "Vài cảm nghĩ về sự kiện người Việt tị nạn Lưu Lệ Hằng lãnh giải Kavli và Shaw được mệnh danh là giải Nobel về Thiên văn cả Tây lẫn Đông" đã nói về cô Lưu Lệ Hằng, còn có tên là Jane Lưu, trích:
"Lưu Lệ Hằng, tên Mỹ là Jane Luu, được nhận giải thưởng Kavli cùng Jewitt và Brown, và giải thưởng Shaw cùng Jewitt, do khảo cứu thiên thạch, sao chổi và sự hiện hữu của vành thiên thạch quanh mặt trời mà Kuiper đề án năm 1951.
Giải thưởng Kavli, 1 triệu USD, phát 2 năm một lần cho ba ngành là thiên văn, khoa học nano và khoa học neuro, do chính vua Na Uy chủ tọa, được mệnh danh là Nobel về các ngành khoa học này vì Nobel không nghĩ tới khi thiết lập giải Nobel. Do Kavli Foundation tại Na Uy tài trợ bắt đầu từ năm 2008, giải Kavli được sự hỗ trợ lựa chọn bởi 5 viện hàn lâm quốc tế: Trung Quốc, Pháp, Đức, Mỹ, và Na Uy (xem Wikipedia về Kavli).
Giải thưởng Shaw, đáng giá 1 triệu USD, do Shaw Foundation thành lập năm 2002 tại Hong Kong, phát mỗi năm một lần, được mệnh danh là Nobel Phương Đông, vinh danh những nhà khoa học còn sống đã có đóng góp đáng kể vào các ngành thiên văn, sinh học và toán học. Như vậy là về toán học, nó to hơn giải Fields là giải 15 ngàn USD phát bốn năm một lần cho các thiên tài toán học dưới 40 tuổi. Sự lựa chọn người trúng giải là do một hội đồng thay đổi hằng năm và gồm các khoa học gia chuyên môn nổi tiếng. Thống đốc Hong Kong (tự trị) là người chủ tọa lễ phát giải ngày 17 tháng 9 năm 2012 (Xem Wikipedia về Shaw và Fields).
Lưu Lệ Hằng là người Việt gốc Bắc, sinh năm 1963 tại Saigon, tị nạn qua Mỹ năm 1975 khi mới 11-12 tuổi...(...)
Lưu Lệ Hằng trở thành một trong số người Việt đóng góp sáng chói cho khoa học như Ngô Bảo Châu, Võ Đình Tuấn, Nguyễn Hữu Xương, Nguyễn Xuân Vinh, Dương Nguyệt Ánh. Và họ cũng làm người Việt vẻ vang trên trường quốc tế như nhiều thiên tài khác trong các ngành nghệ thuật, chính trị, kinh tế, ví dụ Đặng Thái Sơn, Đinh Đồng Việt, Philip Roesler, Carol Huynh, Thanh Truong (xem Wikipedia về Famous Vietnamese Names). Tôi cảm thấy rất tự hào về người Việt.Tuy nhiên, lòng tự hào của tôi bị hãm lại bởi một thực tế rất phũ phàng. Ta có thực sự nổi trội trên thế giới không? Các nước khác cùng một quá khứ giống ta như Nhật, Hàn, Đài Loan, Singapore… có được những thành tích đáng phục đó không? Tại sao với mỗi tin thành công của một người Việt lai có cả trăm tin thất bại - đau khổ của người Việt khác? Tại sao phần lớn các người thành công đột trội trên lại là nhờ học và làm việc tại ngoại quốc và sẽ không bao giờ trở lại làm việc toàn thời gian tại Việt Nam?
Nhìn vào các thống kê của các ngành nghề, tôi thấy người Việt cũng chẳng hơn ai, còn thua nhiều dân tộc khác là đằng khác, nhưng cái thua này – ít giải thưởng, ít sáng chế, ít giàu có – là vì một lý do rất dễ hiểu: Cơ chế và lãnh đạo đất nước Việt Nam tồi quá, không những ngày nay mà trong cả chiều dài của lịch sử. Lịch sử của Việt Nam là cả ngàn năm chiến tranh chống ngoại xâm và huynh đệ tương tàn, chứ không phải là một lịch sử hòa bình gây hạnh phúc cho người dân. Lãnh đạo ta làm những việc mà họ chưa hề được học đến nơi đến chốn theo chiều hướng văn minh, và họ không có đủ trí huệ để không ham quyền cố vị và chiêu tụ người tài làm tốt cho xã hội. Cơ chế của ta cóp nhặt mỗi nơi một chút nhưng bắt chước hoài cũng không thông rồi còn nói làm “theo cách Việt Nam”. Hèn chi hỏi 1000 người trong nước có hạnh phúc sung sướng không thì phải có đến trên 900 người có phàn nàn này nọ. Hèn chi học sinh ra trường ít có việc làm để thực thi những điều đã học. Và hèn chi muốn học và thành nghề tới nơi tới chốn thì phải ra nước ngoài. Cũng hèn chi những người đã thành đạt tại nước ngoài thì ít muốn về Việt Nam làm việc vì không những lương ít, phương tiện ít, mà còn gặp phải những cản trở vô lý về cơ chế..."(hết trích, toàn văn ở: http://boxitvn.blogspot.com/2012/11/vai-cam-nghi-ve-su-kien-nguoi-viet-ti.html#more)
Cơ chế, cơ chế, cơ chế... GS Phùng Liên Đoàn nói rằng VN bị “cản trở vô lý về cơ chế.” Thực sự, chính phủ Hà Nội muốn xử ép nhân tài, đơn giản là thế, để những vị trí quan trọng cho con em họ, cho những người biết nộp phong bì.
Hãy suy nghĩ về trường hợp của 2 người trẻ Jane Lưu và Nguyễn Phương Uyên.
Cô Jane Lưu sang Mỹ tỵ nạn năm 1975, được phát triển và nâng đỡ trong môi trường tự do, được theo học tốt nghiệp Tiến Sĩ và tìm việc bằng chính khả năng của cô chứ không phảỉ vì quen biết ô dù lãnh đạo, không phải nộp tiền phong bì cho bất cứ ai... để rồi cô thắng được Giải Nobel Phương Đông về thiên văn học. Trong khi đó, ở quê nhà, nơi những ngườì có văn bằng Tiến Sĩ nhiều như sao trời, đếm không xuể, nhưng viễn ảnh phát triển của dân tộc nhờ các Tiến Sĩ này cũng mịt mờ như bóng đêm đang dung chứa họ.
Cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên một đại học ở Sài Gòn, nhìn sự bất bình khi dân tộc đang bị Hán hóa từng phần, đã làm những câu thơ yêu nước và lập tức bị đẩy vào nhà tù. Việt Nam đã trở thành nơi tuổi trẻ được khuyến khích vui chơi xác thịt, được mời gọi vào Đảng để vâng phục những quyền lực đã cũ, và chấp nhận tình hình mất đảo, mất rừng, mất từng mảng kinh tế vào tay những người nối chặt quyền lực với Đạị Hán. Tương lai dân tộc sẽ về đâu? Và đó là một trời đối nghịch với môi trường mà cô Jane Lưu được nuôi lớn. Việt Nam đã trở thành nơi ai cũng muốn bỏ chạy.
GS Phùng Liên Đoàn trong bài viết trên mạng Bauxite VN ngày 2/11/2012, tựa đề "Vài cảm nghĩ về sự kiện người Việt tị nạn Lưu Lệ Hằng lãnh giải Kavli và Shaw được mệnh danh là giải Nobel về Thiên văn cả Tây lẫn Đông" đã nói về cô Lưu Lệ Hằng, còn có tên là Jane Lưu, trích:
"Lưu Lệ Hằng, tên Mỹ là Jane Luu, được nhận giải thưởng Kavli cùng Jewitt và Brown, và giải thưởng Shaw cùng Jewitt, do khảo cứu thiên thạch, sao chổi và sự hiện hữu của vành thiên thạch quanh mặt trời mà Kuiper đề án năm 1951.
Giải thưởng Kavli, 1 triệu USD, phát 2 năm một lần cho ba ngành là thiên văn, khoa học nano và khoa học neuro, do chính vua Na Uy chủ tọa, được mệnh danh là Nobel về các ngành khoa học này vì Nobel không nghĩ tới khi thiết lập giải Nobel. Do Kavli Foundation tại Na Uy tài trợ bắt đầu từ năm 2008, giải Kavli được sự hỗ trợ lựa chọn bởi 5 viện hàn lâm quốc tế: Trung Quốc, Pháp, Đức, Mỹ, và Na Uy (xem Wikipedia về Kavli).
Giải thưởng Shaw, đáng giá 1 triệu USD, do Shaw Foundation thành lập năm 2002 tại Hong Kong, phát mỗi năm một lần, được mệnh danh là Nobel Phương Đông, vinh danh những nhà khoa học còn sống đã có đóng góp đáng kể vào các ngành thiên văn, sinh học và toán học. Như vậy là về toán học, nó to hơn giải Fields là giải 15 ngàn USD phát bốn năm một lần cho các thiên tài toán học dưới 40 tuổi. Sự lựa chọn người trúng giải là do một hội đồng thay đổi hằng năm và gồm các khoa học gia chuyên môn nổi tiếng. Thống đốc Hong Kong (tự trị) là người chủ tọa lễ phát giải ngày 17 tháng 9 năm 2012 (Xem Wikipedia về Shaw và Fields).
Lưu Lệ Hằng là người Việt gốc Bắc, sinh năm 1963 tại Saigon, tị nạn qua Mỹ năm 1975 khi mới 11-12 tuổi...(...)
Lưu Lệ Hằng trở thành một trong số người Việt đóng góp sáng chói cho khoa học như Ngô Bảo Châu, Võ Đình Tuấn, Nguyễn Hữu Xương, Nguyễn Xuân Vinh, Dương Nguyệt Ánh. Và họ cũng làm người Việt vẻ vang trên trường quốc tế như nhiều thiên tài khác trong các ngành nghệ thuật, chính trị, kinh tế, ví dụ Đặng Thái Sơn, Đinh Đồng Việt, Philip Roesler, Carol Huynh, Thanh Truong (xem Wikipedia về Famous Vietnamese Names). Tôi cảm thấy rất tự hào về người Việt.Tuy nhiên, lòng tự hào của tôi bị hãm lại bởi một thực tế rất phũ phàng. Ta có thực sự nổi trội trên thế giới không? Các nước khác cùng một quá khứ giống ta như Nhật, Hàn, Đài Loan, Singapore… có được những thành tích đáng phục đó không? Tại sao với mỗi tin thành công của một người Việt lai có cả trăm tin thất bại - đau khổ của người Việt khác? Tại sao phần lớn các người thành công đột trội trên lại là nhờ học và làm việc tại ngoại quốc và sẽ không bao giờ trở lại làm việc toàn thời gian tại Việt Nam?
Nhìn vào các thống kê của các ngành nghề, tôi thấy người Việt cũng chẳng hơn ai, còn thua nhiều dân tộc khác là đằng khác, nhưng cái thua này – ít giải thưởng, ít sáng chế, ít giàu có – là vì một lý do rất dễ hiểu: Cơ chế và lãnh đạo đất nước Việt Nam tồi quá, không những ngày nay mà trong cả chiều dài của lịch sử. Lịch sử của Việt Nam là cả ngàn năm chiến tranh chống ngoại xâm và huynh đệ tương tàn, chứ không phải là một lịch sử hòa bình gây hạnh phúc cho người dân. Lãnh đạo ta làm những việc mà họ chưa hề được học đến nơi đến chốn theo chiều hướng văn minh, và họ không có đủ trí huệ để không ham quyền cố vị và chiêu tụ người tài làm tốt cho xã hội. Cơ chế của ta cóp nhặt mỗi nơi một chút nhưng bắt chước hoài cũng không thông rồi còn nói làm “theo cách Việt Nam”. Hèn chi hỏi 1000 người trong nước có hạnh phúc sung sướng không thì phải có đến trên 900 người có phàn nàn này nọ. Hèn chi học sinh ra trường ít có việc làm để thực thi những điều đã học. Và hèn chi muốn học và thành nghề tới nơi tới chốn thì phải ra nước ngoài. Cũng hèn chi những người đã thành đạt tại nước ngoài thì ít muốn về Việt Nam làm việc vì không những lương ít, phương tiện ít, mà còn gặp phải những cản trở vô lý về cơ chế..."(hết trích, toàn văn ở: http://boxitvn.blogspot.com/2012/11/vai-cam-nghi-ve-su-kien-nguoi-viet-ti.html#more)
Cơ chế, cơ chế, cơ chế... GS Phùng Liên Đoàn nói rằng VN bị “cản trở vô lý về cơ chế.” Thực sự, chính phủ Hà Nội muốn xử ép nhân tài, đơn giản là thế, để những vị trí quan trọng cho con em họ, cho những người biết nộp phong bì.
Và cảm động gần đây là cô Nguyễn Phương Uyên, cũng bị cơ chế này kềm kẹp, một diễn biến đã dẫn tới Thư Khẩn của 144 Nhân Sĩ Trí Thức Kính Gửi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang . Thư đề ngày 30-10-2012, mang chữ ký của nhiều người quen tên, như GS Hoàng Tụy, GS Ngô Bảo Châu, GS Phùng Liên Đoà, GS Nguyễn Huệ Chi... Thư Khẩn trích như sau:
“...Tiếp theo thư của các cháu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Nước ngày 20.10. 2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, trân trọng kính gửi đến Chủ tịch Nước những ý kiến và kiến nghị sau đây.Vừa qua, theo dõi thông tin trên mạng, chúng tôi hết sức bức xúc về tin nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, bị công an bắt. Công an chỉ mới thừa nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên dù trước đó họ phủ nhận. Bạn học của Phương Uyên cho biết khi tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10, công an chỉ nói lý do là “để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc” mà không hề có bất kỳ một lệnh bắt hay một văn bản nào. Sau 10 ngày kể từ khi sinh viên này bị bắt, gia đình Phương Uyên mới chính thức nhận được thông báo của công an tỉnh Long An về việc bắt giữ người để điều tra về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88”.
Hầu hết bạn bè đều nói rằng, Phương Uyên, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn Thanh niên Lớp 10CDTP1 của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh là “một người bạn tốt, hiền ngoan và học giỏi, rất năng động trong những hoạt động của trường lớp, hòa đồng với bạn bè…”. Mẹ của Phương Uyên thì cho biết đã được công an thông báo lý do bắt giữ cô là vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước”. Bà nói: “Theo lời thuật lại của cháu Phương ở chung phòng với nó nói là Uyên bị bắt vì làm bốn câu thơ chốngTrung Quốc. Nói vậy chứ không biết rõ ràng, nhưng thực chất cháu Uyên ghét Trung Quốc thì khi tôi lên công an phường Tây Thạnh thì tôi mới biết. Người ta kể lại là cháu Uyên trả lời mấy chú công an là nó rất ghét Trung Quốc. Nếu như cháu Uyên ghét Trung Quốc thì tôi nghĩ nó không sai trái gì hết.”
Những bạn cùng lớp
của Nguyễn Phương Uyên tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ
Chí Minh đã viết một đơn cầu cứu khẩn cấp gửi Chủ tịch Nước để xin can thiệp
giúp cho Nguyễn Phương Uyên sớm trở về với gia đình, với trường lớp và thầy cô.
Bức thư viết: “Về việc làm của bạn Nguyễn Phương Uyên xét cho cùng tất cả đều
xuất phát từ tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Đã là tuổi trẻ thì luôn thể hiện
tinh thần và thái độ của mình một cách trong sáng dù đôi khi bồng bột, luôn
muốn thử sức mình và đôi khi phải chịu đựng sự vấp ngã trong cuộc sống...(...)
Hành động của Phương Uyên biểu tỏ khí phách của tuổi trẻ, cho dù có bị quy kết thế nào, thì trước hết cũng phải thấy rằng cô đã biểu thị một phẩm chất đáng quý, có tác dụng cổ vũ, động viên thanh niên biết sống vì mục đích cao đẹp, yêu nước chống xâm lược, sao lại bắt giam và hành hạ cháu? Cũng như vậy, với những thanh niên yêu nước khác đang bị bắt giam và kết án rất nặng, và mới đây thôi, người viết các bài hát nói lên nỗi phẫn nộ trước việc Trung Quốc gây hấn tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đã bị quy tội là chống nhà nước để xử tù người nhạc sĩ yêu nước Việt Khang, thì như vậy có phải là đã làm xấu gương mặt của đất nước trước thế giới không...(...)
Bức xúc trước thời cuộc, trong chúng tôi đã có những người ký tên vào Thư Ngỏ ngày 6.8.2012, trong đó đã nói rõ: “Nhân dân đang đòi hỏi khẩn trương xây dựng luật bảo đảm thực hiện quyền biểu tình của công dân đã ghi trong Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích. Điều có thể làm ngay để biểu thị quyết tâm cải cách chính trị hợp lòng dân là chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự”...”(hết trích, toàn văn ở Bauxite VN))
Câu hỏi dẫn trên nói minh bạch: chống lại hành động xâm lược, bành trướng của TQ là sẽ bị công an bắt giam? Ai đang tiếp tay cho hành động xâm lược, bành trướng đó.
Và như thế, Việt Nam có phải là môi trường để tuổi trẻ được nói tiếng nói từ suy nghĩ riêng hay không?
Đất nước sẽ về đâu, khi tuổi trẻ trở thành những con cừu chỉ biết đi theo lời dạy của những lãnh đạọ có bằng Tiến Sĩ dỏm, tiến thân bằng phong bì và ô dù quan chức, và có tâm hồn khiếp nhược khi nghĩ tới Đại Hán?
Hành động của Phương Uyên biểu tỏ khí phách của tuổi trẻ, cho dù có bị quy kết thế nào, thì trước hết cũng phải thấy rằng cô đã biểu thị một phẩm chất đáng quý, có tác dụng cổ vũ, động viên thanh niên biết sống vì mục đích cao đẹp, yêu nước chống xâm lược, sao lại bắt giam và hành hạ cháu? Cũng như vậy, với những thanh niên yêu nước khác đang bị bắt giam và kết án rất nặng, và mới đây thôi, người viết các bài hát nói lên nỗi phẫn nộ trước việc Trung Quốc gây hấn tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đã bị quy tội là chống nhà nước để xử tù người nhạc sĩ yêu nước Việt Khang, thì như vậy có phải là đã làm xấu gương mặt của đất nước trước thế giới không...(...)
Bức xúc trước thời cuộc, trong chúng tôi đã có những người ký tên vào Thư Ngỏ ngày 6.8.2012, trong đó đã nói rõ: “Nhân dân đang đòi hỏi khẩn trương xây dựng luật bảo đảm thực hiện quyền biểu tình của công dân đã ghi trong Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích. Điều có thể làm ngay để biểu thị quyết tâm cải cách chính trị hợp lòng dân là chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự”...”(hết trích, toàn văn ở Bauxite VN))
Câu hỏi dẫn trên nói minh bạch: chống lại hành động xâm lược, bành trướng của TQ là sẽ bị công an bắt giam? Ai đang tiếp tay cho hành động xâm lược, bành trướng đó.
Và như thế, Việt Nam có phải là môi trường để tuổi trẻ được nói tiếng nói từ suy nghĩ riêng hay không?
Đất nước sẽ về đâu, khi tuổi trẻ trở thành những con cừu chỉ biết đi theo lời dạy của những lãnh đạọ có bằng Tiến Sĩ dỏm, tiến thân bằng phong bì và ô dù quan chức, và có tâm hồn khiếp nhược khi nghĩ tới Đại Hán?
No comments:
Post a Comment