VOA
14.11.2012
Mỹ đã đạt được thỏa thuận để dựng một
trạm radar có tầm phủ sóng lớn và kính viễn vọng không gian tại Úc.
Theo các quan chức Mỹ, thỏa thuận này cho phép Mỹ có khả năng quan trọng là theo dõi vùng trời của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói, thỏa thuận đạt được hôm nay tại một hội nghị thượng đỉnh an ninh hàng năm tại Úc là một "bước nhảy vọt lớn về phía trước" và một "ranh giới quan trọng mới" trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thỏa thuận này cho phép đặt một radar của không quân Mỹ trên mặt đất tại vùng tây bắc của Úc bắt đầu từ năm 2014.
Một tuyên bố của Bộ Quốc phòng nói radar sẽ giúp theo dõi "những vụ phóng tên lửa đáng quan tâm ở châu Á".
Úc cũng cũng đồng ý cho Mỹ đặt một kính viễn vọng giám sát không gian công nghệ cao, được thiết kế để theo dõi các mảnh vỡ và các vật thể khác có thể va vào các vệ tinh.
Thỏa thuận này được công bố khi cuộc đàm phán quốc phòng hàng năm kết thúc ngày hôm nay tại thành phố Perth của Úc.
Các cuộc đàm phán với sự tham dự của Ngoại trưởng Hillary Clinton là những cuộc đàm phán đầu tiên kể từ khi chính quyền Obama công bố chuyển "trọng tâm" chiến lược về châu Á hồi năm ngoái.
Bộ trưởng Quốc phòng Panetta cho biết tiếp tục hợp tác với Úc là một phần hệ trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực này.
Ông Panetta khẳng định chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không được thực thi hiệu quả nếu không có sự hỗ trợ của đồng minh như nước Úc.
Theo các quan chức Mỹ, thỏa thuận này cho phép Mỹ có khả năng quan trọng là theo dõi vùng trời của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói, thỏa thuận đạt được hôm nay tại một hội nghị thượng đỉnh an ninh hàng năm tại Úc là một "bước nhảy vọt lớn về phía trước" và một "ranh giới quan trọng mới" trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thỏa thuận này cho phép đặt một radar của không quân Mỹ trên mặt đất tại vùng tây bắc của Úc bắt đầu từ năm 2014.
Một tuyên bố của Bộ Quốc phòng nói radar sẽ giúp theo dõi "những vụ phóng tên lửa đáng quan tâm ở châu Á".
Úc cũng cũng đồng ý cho Mỹ đặt một kính viễn vọng giám sát không gian công nghệ cao, được thiết kế để theo dõi các mảnh vỡ và các vật thể khác có thể va vào các vệ tinh.
Thỏa thuận này được công bố khi cuộc đàm phán quốc phòng hàng năm kết thúc ngày hôm nay tại thành phố Perth của Úc.
Các cuộc đàm phán với sự tham dự của Ngoại trưởng Hillary Clinton là những cuộc đàm phán đầu tiên kể từ khi chính quyền Obama công bố chuyển "trọng tâm" chiến lược về châu Á hồi năm ngoái.
Bộ trưởng Quốc phòng Panetta cho biết tiếp tục hợp tác với Úc là một phần hệ trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực này.
Ông Panetta khẳng định chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không được thực thi hiệu quả nếu không có sự hỗ trợ của đồng minh như nước Úc.
Hàng trăm binh
lính Mỹ đã bắt đầu đước triển khai tới miền bắc nước Úc trong khuôn khổ chiến
lược tái cân bằng.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith chào đón lực lượng Mỹ đến trú đóng và cho biết các cuộc đàm phán đang được tiến hành để cho phép Mỹ tiếp cận nhiều hơn đến các hải cảng của Úc.
Tuy nhiên, các quan chức cẩn trọng nhấn mạnh một lần nữa rằng quan hệ quốc phòng mở rộng giữa hai nước không nhắm vào Trung Quốc như Bắc Kinh ngờ vực.
Ngoại trưởng Úc Bob Carr cho biết, cuộc đối thoại không bàn đến việc kiềm chế Trung Quốc, và cả Mỹ và Úc đều "hoan nghênh vai trò của Trung Quốc là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế."
Các quan chức Mỹ nhấn mạnh Trung Quốc không nên lo lắng về chiến lược "trục xoáy Á châu", một chiến lược được áp dụng giữa lúc Bắc Kinh ngày càng trở nên quyết đoán với các nước láng giềng về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là Biển Đông) và các vùng biển khác trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith chào đón lực lượng Mỹ đến trú đóng và cho biết các cuộc đàm phán đang được tiến hành để cho phép Mỹ tiếp cận nhiều hơn đến các hải cảng của Úc.
Tuy nhiên, các quan chức cẩn trọng nhấn mạnh một lần nữa rằng quan hệ quốc phòng mở rộng giữa hai nước không nhắm vào Trung Quốc như Bắc Kinh ngờ vực.
Ngoại trưởng Úc Bob Carr cho biết, cuộc đối thoại không bàn đến việc kiềm chế Trung Quốc, và cả Mỹ và Úc đều "hoan nghênh vai trò của Trung Quốc là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế."
Các quan chức Mỹ nhấn mạnh Trung Quốc không nên lo lắng về chiến lược "trục xoáy Á châu", một chiến lược được áp dụng giữa lúc Bắc Kinh ngày càng trở nên quyết đoán với các nước láng giềng về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là Biển Đông) và các vùng biển khác trong khu vực.
----------------------------------
Thứ năm 15 Tháng Mười Một 2012
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm nay 15/11/2012 tuyên bố là Thái Bình Dương “đủ rộng cho tất cả chúng ta”. Lời tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang quan ngại về chính sách tái cân bằng chiến lược của Hoa Kỳ, hướng về Thái Bình Dương.
Từ căn cứ hải quân Adelaide tại thủ phủ của bang Nam Úc, sau cuộc họp thường niên về an
ninh giữa Hoa Kỳ và Úc, bà Hillary Clinton phát biểu: “Ba ngày gần đây đã khiến tôi càng cảm thấy sự cần thiết tăng cường quan hệ đối tác Mỹ - Úc. Chúng tôi cùng hợp tác ở nhiều nơi, trong nhiều lãnh vực, từ kinh doanh đến đóng tàu; trên những dãy núi ở Afghanistan hay những đảo san hô ở Thái Bình Dương, cho đến những thành phố năng động ở châu Á”.
Bà Hillary ghi nhận, một số người cho rằng “Úc phải chọn lựa giữa quan hệ lâu dài với Hoa Kỳ và các quan hệ mới có với Trung Quốc”, mà theo bà, đây là một sự chọn lựa không cần thiết. Đối với Ngoại trưởng Mỹ, cách nghĩ như thế không ích lợi gì, mà chỉ mang lại kết quả tiêu cực.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói thêm: “Chúng tôi ủng hộ một nước Úc có những quan hệ chặt chẽ và đa dạng với tất cả các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới, kể cả Trung Quốc, vì chúng tôi cũng mong muốn điều tương tự cho mình”.
Bà Hillary Clinton nhấn mạnh: “Tôi đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần: Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả chúng ta”.
Trong hội nghị về an ninh hôm qua, hai nước Mỹ - Úc đã bắt đầu đối thoại về việc cho phép quân đội Mỹ được vào các sân bay quân sự và căn cứ hải quân ở Bắc Úc.
Quân đội Hoa Kỳ cũng sẽ lắp đặt trên đất Úc một radar
cực mạnh và một kính viễn vọng không gian. Theo một viên chức quốc phòng Mỹ, thì các thiết bị này cho phép người Mỹ theo dõi sát sao những mảnh vỡ trong không gian
và các vụ phóng hỏa tiễn của Trung Quốc.
Trong khuôn khổ chiến lược mới của Hoa Kỳ được loan báo cách đây một năm, các đơn vị thủy quân lục chiến và không quân Mỹ đã bắt đầu được gởi đến đóng ở Darwin thuộc miền Bắc Úc .
No comments:
Post a Comment