Nguyễn Văn Khanh
Sunday,
November 11, 2012 6:10:46 PM
Thời gian: Sáng Thứ Tư tuần
trước.
Ðịa điểm: Thành phố Boston,
nơi ứng cử viên Cộng Hòa Mitt Romney đặt bản doanh.
Lượng khách: Gần 400 người được
ông Romney mời dự buổi ăn sáng, phân nửa là các thành viên từng đóng vai trò
chủ chốt trong ủy ban vận động tranh cử cho ông, nửa còn lại là những người đã
đóng vai trò quan trọng, giúp ông quyên góp được những khoản tiền khổng lồ,
trang trải phần lớn chi phí cho cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc.
Hình
ảnh tất cả quan khách không thể quên là dù ông vẫn nở nụ cười khi bắt tay, chụp
hình hay nói chuyện với từng người nhưng rõ ràng ông cựu thống đốc tiểu bang
Massachusetts trông thật mệt mỏi, dấu hiệu của đoạn đường 6 năm miệt mài theo
đuổi ước mộng trở thành người lãnh đạo quốc gia, nhất là sau khi ông thất bại ở
cuộc đua mới kết thúc chỉ một ngày trước đó.
Tất
cả đều yên lặng khi ông đứng lên nói vài lời. Trước hết, ông cám ơn mọi người
đã hết lòng giúp ông, đặt trọn tin tưởng vào ông, sau đó nhắc lại những kỷ niệm
mà ông nói “sẽ chẳng bao giờ quên” trên đường đi tranh cử, từ những cuộc tập
họp chỉ vài chục người lúc ban đầu hay các cuộc tập họp có tới vài chục ngàn
người ở những ngày cuối cùng tại các tiểu bang, cho tới điều ông và mọi người
“đều tin cuối cùng chiến thắng sẽ thuộc về đảng Cộng Hòa”. “Rất tiếc điều đó đã
không đến, cử tri đã chọn người lãnh đạo,” ông nói tiếp, “nhưng mọi người ai ai
cũng biết chúng ta muốn làm gì cho đất nước,” do đó, “không thể nói là chúng ta
đã hoàn toàn thất bại”.
Nghe
ông nói xong, “nhiều người trong chúng tôi không cầm được nước mắt, biết Mitt
(Romney) nói từ đáy lòng, biết ông thật chân tình khi chia sẻ những gì ông
nghĩ,” ông L.E. Simmons, một trong những thành viên nòng cốt của Ủy Ban Tài
Chánh Mitt Romney, kể lại.
Chỉ
tiếc một điều: Những gì ông Romney phát biểu không đủ để tạo dựng đoàn kết ngay
trong bữa ăn, bằng chứng là số quan khách được mời đưa mắt nhìn dàn cố vấn của
ông, thầm bảo “lỗi này tại mấy đứa bay”.
Mới
vài ngày trước đó, hầu hết những người có mặt trong bữa ăn sáng và các thành
viên trong ban tham mưu hay nhân viên điều hành Ủy Ban Vận Ðộng Tranh Cử cho
liên danh Romney-Ryan từng bàn thảo hay dự đoán với nhau về chuyện ai sẽ nắm
giữ chức vụ gì trong chính phủ sau ngày đắc cử. Nhưng từ sáng sớm Thứ Tư cho
tới bây giờ, những người đã đi thật sát với ông Romney trên đoạn đường đầy khó
khăn đã phải đối đầu với những lời chỉ trích nặng nề đến từ nhiều phía.
Ðại
để, những chỉ trích này đưa ra những luận cứ để giải thích tại sao ông cựu
thống đốc tiểu bang Massachusetts - và đảng Cộng Hòa - không thành công, nhưng
“nặng” nhất vẫn là những lời chỉ trích đến từ “người trong nhà,” theo lời một
phụ tá của ông Trưởng Ban Chiến Lược Tranh Cử Stuart Stevens viết trong email gửi
cho bạn bè. Lá thư này được viết để bày tỏ sự bất ngờ “trước thất bại không thể
tin được,” đồng thời cũng để bày tỏ sự chán nản vì “tụi này đã làm hết sức mình
mà vẫn bị chỉ trích, bị gọi là bọn tự tin quá đáng”.
Một
trong những điểm những người bỏ tiền vận động cho ông Romney không hài lòng là
kế hoạch tranh cử lúc ban đầu, khi dàn cố vấn của ông xem cuộc bầu cử 2012 “là
cuộc trưng cầu dân ý,” để xem cử tri có tái tín nhiệm ông Obama trong vai trò
lãnh đạo và có đồng ý với chính sách kinh tế của ông hay không. Theo họ, đây là
sách lược hoàn toàn sai lầm vì đáng lẽ ngay từ đầu phải đánh thật mạnh vào mục
tiêu tranh cử, cho người dân thấy khả năng lãnh đạo và chính sách của ông
Romney so với khả năng lãnh đạo và chính sách của ông Obama.
Ðồn
đãi về chuyện bên đặc trách “tài chánh” không bằng lòng với sách lược bên đặc
trách “chiến thuật” được tung ra ngay sau ngày bầu cử, đẩy chính những người
thân tín nhất với ông Romney phải lên tiếng chống đỡ, cho biết “hoàn toàn không
có chuyện đấu đá nội bộ”. Một trong những người quyết định tiếp xúc với báo chí
để “chữa cháy” là ông Bob White, từng làm việc, bỏ vốn đầu tư chung với ông
Romney trước khi nhận lời làm trưởng ban tài chánh cho cuộc vận động. Theo lời
ông White, “không có chuyện tụi tôi xích mích với nhau, cũng chẳng hề có chuyện
ông Romney nghĩ xấu về người này hay người khác trong thành phần cố vấn”. Bằng
chứng được đưa ra: Một tuần trước ngày bầu cử, “đích thân ông Romney chỉ thị
cho tụi tôi (bên tài chánh) tưởng thưởng thêm cho các anh em bên ban vận động”.
Ông White không cho biết số tiền thưởng là bao nhiêu, nhưng nghe đâu tổng cộng
lên đến khoảng nửa triệu đô la, và khoản tiền này do chính ông Romney bỏ ra,
không đụng chạm đến tiền quyên góp sử dụng cho cuộc bầu cử.
Ông Romney nghĩ gì
về cuộc vận động, và tại sao ông lại thất bại?
Những
người có mặt trong bữa ăn sáng hôm Thứ Tư tuần trước cho biết ông có nói đến
điều này, cho rằng trận bão Sandy thổi qua vùng Ðông Bắc Hoa Kỳ là nguyên nhân
lớn nhất, vì “chận hẳn luồng gió chính trị thuận lợi mà ông đang có” vào đúng
tuần cuối cùng của cuộc vận động. Vẫn theo lời kể lại, ông Romney và dàn cố vấn
chính trị không hề nhắc tới chuyện ông bạn Thống Ðốc Cộng Hòa Chris Christie
của tiểu bang New Jersey ca ngợi tài lãnh đạo của đối thủ Barack Obama, nhưng
trong thành phần đóng góp tiền giúp ông tranh cử, “không ít người nói với nhau
về điều này,” và theo lời một người trong nhóm quan khách, “chính tôi được nghe
họ nhắc đến tên ông Christie với giọng nói rất bực dọc”. Ông này tiết lộ thêm,
theo đánh giá của nhiều người, “sai lầm chính trị của ông Christie khiến liên
danh Romney-Ryan mất ít nhất 4 hay 5 điểm vào những ngày quan trọng nhất, giúp
ông Obama cơ hội ngồi ở Tòa Bạch Ốc thêm bốn năm nữa”.
Ðiều đó đúng hay
sai?
Câu
trả lời: Chẳng ai biết được, nhưng rõ ràng chuyện ông Christie bị chỉ trích
“ôm” ông Obama là một bằng chứng mới cho thấy dường như có sự rạn nứt giữa hai
bên. Bên ủng hộ ông Christie cho biết ông - và bà - thống đốc “bực mình vì thủ
tục chọn người đứng phó,” kể cả chuyện hai ông bà “đều không hài lòng khi được
thông báo ông Paul Ryan là người được chọn,” trong lúc vẫn bắn tiếng nói “đứng
đầu danh sách là ông Christie”.
Bên
ông Romney không nói gì về điều này, nhưng qua nhiều ngã khác nhau, bắn tiếng
cho giới truyền thông biết là họ cũng chẳng bằng lòng với bài diễn văn ông
Christie đọc ở đại hội đảng tại Tampa, Florida. Hôm đó “ông nói quá nhiều về
mình, không chú ý tới trọng tâm của vấn đề là giới thiệu ứng cử viên Romney với
cử tri”. Nghe đâu người bên ông Thống Ðốc Christie đã phản pháo, nhắc lại trước
khi bài diễn văn được đọc, “bên đó (Romney) có xem và chấp thuận tất cả những
điều được (ông Christie) trình bày.”
Bất
kể lục đục bên trong diễn ra như thế nào và đúng hay sai, ông Thống Ðốc
Christie vẫn “thấy có trách nhiệm phải lên tiếng trình bày cho mọi người biết”
chuyện gì xảy ra. Theo ông, không hề có chuyện ông ca tụng ông Obama, mà ông
chỉ nói lên sự thật. “Tổng thống làm điều gì đúng, tôi sẽ lên tiếng nói ông làm
đúng,” nhưng nhắc mọi người đừng quên “tôi là thống đốc đầu tiên tuyên bố ủng hộ
ông Romney, tôi đã từng đi vận động với ông trên đoạn đường cả chục ngàn dặm,
và tôi đã giúp ông Romney quyên được cả chục triệu bạc và làm việc cực nhọc
chung với ông Romney hơn tất cả những người khác,” chỉ thua mỗi mình “ông phó”
Paul Ryan.
No comments:
Post a Comment