Margaret Besheer - VOA
13.11.2012
Các tổ chức nhân quyền chỉ trích việc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chọn
một số quốc gia có thành tích yếu kém về nhân quyền vào Hội đồng Nhân quyền
Liên hiệp quốc. Các nhà tranh đấu nhân quyền nói rằng trong số 18 nước được
chọn hôm thứ hai vào cơ quan có trụ sở ở Geneve chỉ có một phần ba là hội đủ
điều kiện.
Thông tín viên VOA Margaret Besheer có
bài tường thuật chi tiết sau đây:
Hội đồng Nhân quyền, gồm 47 nước hội viên, lâu nay vẫn thường bị chỉ trích về việc tập trung đả kích Israel và bao gồm một số hội viên có thành tích nhân quyền tệ hại.
Số ghế tại hội đồng này được phân bổ theo các nhóm khu vực. Năm nay, nhóm Tây phương là nhóm duy nhất có danh sách bầu chọn mang tính chất cạnh tranh. Ireland, Đức và Hoa Kỳ đã đánh bại Hy Lạp và Thụy Điển để chiếm 3 ghế được mang ra bầu chọn.
Hoa Kỳ đã giành được ghế Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ thứ nhì liên tiếp, sau nhiều năm quyết định không tham gia.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Susan Rice nói rằng Washington chiếm được vị thế tốt hơn và có nhiều khả năng tăng cường Hội đồng Nhân quyền qua việc tiếp tục là một phần của cơ quan này.
Bà Rice nói: "Chúng tôi đã quyết định vào năm 2009 để dự tranh chiếc ghế hội viên của Hội đồng Nhân quyền vì Hoa Kỳ tin rằng chúng tôi phải ở tuyến đầu của các nỗ lực chống đối nạn đàn áp nhân quyền và lên tiếng bênh vực cho những người đang chịu đau khổ và sinh sống dưới sự kiềm kẹp của các chế độ bạo ngược nhất thế giới.
Những nước khác giành được những ghế trống trong Hội đồng Nhân quyền đã được quyết định trước bên trong nhóm khu vực của họ. Các nhóm này chỉ đưa ra đủ số ứng viên cho các ghế trống trong nhóm của họ.
Cote D’Ivoire, Ethiopia, Gabon, Kenya và Sierra Leone sẽ chiếm 5 ghế trống của Phi châu.
Hội đồng Nhân quyền, gồm 47 nước hội viên, lâu nay vẫn thường bị chỉ trích về việc tập trung đả kích Israel và bao gồm một số hội viên có thành tích nhân quyền tệ hại.
Số ghế tại hội đồng này được phân bổ theo các nhóm khu vực. Năm nay, nhóm Tây phương là nhóm duy nhất có danh sách bầu chọn mang tính chất cạnh tranh. Ireland, Đức và Hoa Kỳ đã đánh bại Hy Lạp và Thụy Điển để chiếm 3 ghế được mang ra bầu chọn.
Hoa Kỳ đã giành được ghế Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ thứ nhì liên tiếp, sau nhiều năm quyết định không tham gia.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Susan Rice nói rằng Washington chiếm được vị thế tốt hơn và có nhiều khả năng tăng cường Hội đồng Nhân quyền qua việc tiếp tục là một phần của cơ quan này.
Bà Rice nói: "Chúng tôi đã quyết định vào năm 2009 để dự tranh chiếc ghế hội viên của Hội đồng Nhân quyền vì Hoa Kỳ tin rằng chúng tôi phải ở tuyến đầu của các nỗ lực chống đối nạn đàn áp nhân quyền và lên tiếng bênh vực cho những người đang chịu đau khổ và sinh sống dưới sự kiềm kẹp của các chế độ bạo ngược nhất thế giới.
Những nước khác giành được những ghế trống trong Hội đồng Nhân quyền đã được quyết định trước bên trong nhóm khu vực của họ. Các nhóm này chỉ đưa ra đủ số ứng viên cho các ghế trống trong nhóm của họ.
Cote D’Ivoire, Ethiopia, Gabon, Kenya và Sierra Leone sẽ chiếm 5 ghế trống của Phi châu.
Nhật Bản, Kazakhstan, Nam Triều Tiên,
Pakistan và Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập chiếm 5 ghế trống của Á châu Thái bình
dương.
Estonia và Montenegro sẽ nắm hai ghế Đông Âu trong khi Argentina, Brazil và Venezuela nắm ba
ghế của nhóm Mỹ châu La tinh và các nước vùng biển Caribé.
Trong số các quốc gia vừa kể, các tổ chức nhân quyền đã bày tỏ nghi ngại về thành tích nhân quyền của ít nhất 7 nước: Cote D’Ivoire, Ethiopia, Gabon, Kazakhstan, Pakistan, Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập và Venezuela.
Ông Philippe Bolopion, Giám đốc bộ phận Liên hiệp quốc của Human Rights Watch, chỉ trích tình trạng thiếu cạnh tranh và thành tích khả nghi của một số hội viên mới.
Ông Bolopion nói: "Thí dụ như trong trong trường hợp Pakistan. Có một điều chắc chắn là có rất nhiều việc mà họ cần phải làm để chấm dứt những hành vi chà đạp nhân quyền, kể cả việc bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số hoặc hủy bỏ đạo luật chống báng bổ tôn giáo."
Trong trường hợp Venezuela, cũng có một điều chắc chắn là họ không đạt được các tiêu chuẩn điều kiện của một nước hội viên, và họ cần phải phục hồi sự độc lập của ngành tư pháp hoặc trả tự do cho Thẩm phán Maria Lourdes Afiuni. Và trong trường hợp Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập, họ cần phải chấm dứt những vụ chà đạp nhân quyền ở nước họ, trong đó có việc giam cầm trái phép 63 tù nhân.
Ông Masood Khan, cựu Đại sứ Pakistan tại Liên hiệp quốc, nói rằng các tổ chức nhân quyền có quyền chỉ trích việc nước ông tham gia Hội đồng Nhân quyền, nhưng ông nói thêm rằng Pakistan luôn luôn coi trọng vấn đề nhân quyền.
Ông Khan nói: "Tất cả các quyền con người – bất kể là quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa hay xã hội. Không có thứ tự cao thấp trong các quyền đó. Tất cả các quyền đó đều là một phần của một thực thể thống nhất, không thể bị phân chia."
Tất cả 5 nước Phi châu được chọn vào Hội đồng Nhân quyền đều bị chỉ trích. Ông Bolopion của Human Rights Watch nêu lên trường hợp của Ethiopia.
Ông Bolopion nói: "Chính phủ Ethiopia nên nắm bắt cơ hội này để thực hiện một số bước tiến có ý nghĩa, chẳng hạn như tôn trọng quyền tự do diễn đạt và tự do hội họp, hoặc bắt đầu đòi hỏi các lực lượng an ninh phải chịu trách nhiệm và bắt đầu hợp tác thật sự với Hội đồng Nhân quyền mà giờ đây họ đang chuẩn bị tham gia."
Các nước tân hội viên sẽ phục vụ trong một nhiệm kỳ 3 năm bắt đầu từ tháng giêng.
Trong số các quốc gia vừa kể, các tổ chức nhân quyền đã bày tỏ nghi ngại về thành tích nhân quyền của ít nhất 7 nước: Cote D’Ivoire, Ethiopia, Gabon, Kazakhstan, Pakistan, Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập và Venezuela.
Ông Philippe Bolopion, Giám đốc bộ phận Liên hiệp quốc của Human Rights Watch, chỉ trích tình trạng thiếu cạnh tranh và thành tích khả nghi của một số hội viên mới.
Ông Bolopion nói: "Thí dụ như trong trong trường hợp Pakistan. Có một điều chắc chắn là có rất nhiều việc mà họ cần phải làm để chấm dứt những hành vi chà đạp nhân quyền, kể cả việc bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số hoặc hủy bỏ đạo luật chống báng bổ tôn giáo."
Trong trường hợp Venezuela, cũng có một điều chắc chắn là họ không đạt được các tiêu chuẩn điều kiện của một nước hội viên, và họ cần phải phục hồi sự độc lập của ngành tư pháp hoặc trả tự do cho Thẩm phán Maria Lourdes Afiuni. Và trong trường hợp Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ả rập, họ cần phải chấm dứt những vụ chà đạp nhân quyền ở nước họ, trong đó có việc giam cầm trái phép 63 tù nhân.
Ông Masood Khan, cựu Đại sứ Pakistan tại Liên hiệp quốc, nói rằng các tổ chức nhân quyền có quyền chỉ trích việc nước ông tham gia Hội đồng Nhân quyền, nhưng ông nói thêm rằng Pakistan luôn luôn coi trọng vấn đề nhân quyền.
Ông Khan nói: "Tất cả các quyền con người – bất kể là quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa hay xã hội. Không có thứ tự cao thấp trong các quyền đó. Tất cả các quyền đó đều là một phần của một thực thể thống nhất, không thể bị phân chia."
Tất cả 5 nước Phi châu được chọn vào Hội đồng Nhân quyền đều bị chỉ trích. Ông Bolopion của Human Rights Watch nêu lên trường hợp của Ethiopia.
Ông Bolopion nói: "Chính phủ Ethiopia nên nắm bắt cơ hội này để thực hiện một số bước tiến có ý nghĩa, chẳng hạn như tôn trọng quyền tự do diễn đạt và tự do hội họp, hoặc bắt đầu đòi hỏi các lực lượng an ninh phải chịu trách nhiệm và bắt đầu hợp tác thật sự với Hội đồng Nhân quyền mà giờ đây họ đang chuẩn bị tham gia."
Các nước tân hội viên sẽ phục vụ trong một nhiệm kỳ 3 năm bắt đầu từ tháng giêng.
No comments:
Post a Comment