Hạ Đình Nguyên
18
tháng mười một 2012
Giả định tôi là TBT Đảng, là Chủ tịch
Nước, hoặc là Thủ tướng Chính phủ, tôi sẽ là người nói dối một cách chân thành
rằng, tôi đang lo cho nhân dân, đang điều hành một guồng máy hướng tới trong
sạch, thực hiện rất tốt nền dân chủ, và cũng đang đảm bảo vấn đề nhân quyền,
đang quyết tâm từng bước đưa đất nước tiến lên, cũng đang lo cho đất nước trước
họa ngoại xâm, ngày đêm chăm lo cho hạnh phúc, ấm no cho nhân dân...rằng chúng
tôi sống và làm việc theo tấm gương đạo đức của Cụ Hồ, luôn lấy phê và tự phê
để răn mình và củng cố, tăng cường đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của
Đảng một cách vững chắc và ổn định !
Tôi cũng tự hỏi, trong mọi điều nếu gọi là giả dối kia, có điều nào mà không chân thành không ? Chân thành quá đi chứ, phải không các đồng chí ? Tất nhiên nhiều lúc tôi cũng cảm thấy bực bội, có khi là căm ghét đến mức đưa tôi đến chủ trương bạo hành, có biện pháp trừng trị cứng rắn và thích đáng đối với những ai có những lời mỉa mai, châm biếm, hoặc có hành vi không tuân theo những chủ trương, lại cứ chăm chăm bới móc những mặt trái đang diễn ra đầy dẫy trong xã hội. ? Dù rằng những mặt trái đó, tôi thừa nhận một cách nghiêm túc rằng, nó đang tự phơi bày sờ sờ, tuy là ngoài ý muốn, nhưng là có thật, không thể che đậy, không thể phủ nhận.
Vậy có điều gì đây ? Hay tôi đã “tự diễn biến”, phân thân thành hai con người, có hai mặt, hai lòng, hai lời ? Hay lý trí đã đánh lừa tôi, một tốt một xấu chen lấn nhau, và tôi đã rơi vào một thế giới hoang tưởng, hay là tự huyễn hoặc mình ? Cũng có thể vì lòng tự trọng chăng, mà tôi nhận bất cứ nhiệm vụ nào Đảng giao, quyết không từ chối ?
Tôi chân thành, hay không chân thành, khi nghĩ rằng, Đảng của tôi, là đại diện thật sự quyền lợi của giai cấp công nhân, của toàn thể người lao động, của công nông trí thức, tức toàn thể lợi ích của cả dân tộc ? Thực tế diễn ra là không đúng như vậy, nhưng mà tôi cứ tin, như đã từng tin, và tôi phải nói như thế, nói mãi .Vì nó là tiền đề thật sự quan trọng, không có tiền đề nầy thì tất cả đảo lộn hết, tôi cũng không còn là tôi, được ngồi yên trên chiếc ghế lãnh đạo để thực hiện trách nhiệm chính trị mà đảng đã giao . Phải chăng, tôi đang nói dối trên nền của sự thật. Tôi đang tin tưởng trong nỗi hoài nghi, dao động của bản thân ?
DÂN CHỦ…
Tôi đã cùng bộ máy của tôi, đang tiến hành xây dựng một cơ chế dân chủ thật sự. Tất cả các tầng lớp nhân dân đều có tổ chức riêng của giới mình, theo lứa tuổi, theo giống tính, theo nghề nghiệp, tổ chức ấy được chọn lọc từ những hạt mầm tinh hoa nhất. Tuổi nhỏ, có đội Thiếu niên Tiền phong. Lớn, có Đoàn Thanh niên CS, có Hội Phụ nữ, có đầy đủ các Hội nghề nghiệp. Nhiều vô kể !. Đến tuổi già thì có Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh... đến từng địa phương nhỏ thì có Tổ dân phố…Có cả những nghĩa trang, được tổ chức khang trang đẹp đẽ, do những người được Đảng tin cậy đứng ra tổ chức kinh doanh và quản lý. Những người, gọi là “nhân sĩ, trí thức”, là thành phần đáng lẽ không nên có, thì nó cứ tòi ra, nên cũng được đưa vào các Hội trí thức nầy nọ. Nhưng để có tiếng nói chung, mạnh mẽ, thống nhất, tất cả được gom vào một tổ chức có tầm cở, gọi là Mặt Trận Tổ quốc. Có các cấp, từ Trung ương đến địa phương, nhỏ nhất là Mặt trận Tổ quốc Phường, do nhà nước trực tiếp cử cán bộ ra chăm lo. Thế sao có người vẫn cho là thiếu dân chủ ? Như thế nào mới đủ ? Người ta nói, vì nó có một chiều, được điều khiển và kiểm soát chặt chẽ, nó chính là mạng lưới vây hãm, trói cột toàn diện sự tự do của mọi tầng lớp nhân dân.
Nhưng tôi vẫn tin là nó dân chủ, dân chủ ở mức cao cấp. Ai lọt ra ngoài hệ thống dân chủ nầy, có hành vi khác, thì đó là phản động, nếu chưa phải là phản động, thì cũng sẽ bị bọn phản động lợi dụng, và chóng chầy sẽ trở thành phản động là cái chắc. Nói theo ngôn ngữ mới, mang tính khái quát rộng rãi, do “bạn” truyền cho ta, là cụm từ “Thế lực thù địch”. Cụm thuật ngữ nầy dễ sử dụng, vì không nhất thiết phải chỉ rõ là ai, nhưng ai cũng có thể bị tống vào cái rọ nầy đều được cả. Ngoài cái thế lực phản động mênh mông nầy, còn lại là dân chủ. Tôi chân thành tin như vậy ! Đó là niềm tin mà tôi không thể xa rời, dù đúng hay sai. Có cái gì lệch lạc trong hệ thống tổ chức nầy không, khi vai trò của nó là hổ trợ cho nền “dân chủ tập trung” theo chuyên chính vô sản nầy ?
Tôi cũng tự hỏi, trong mọi điều nếu gọi là giả dối kia, có điều nào mà không chân thành không ? Chân thành quá đi chứ, phải không các đồng chí ? Tất nhiên nhiều lúc tôi cũng cảm thấy bực bội, có khi là căm ghét đến mức đưa tôi đến chủ trương bạo hành, có biện pháp trừng trị cứng rắn và thích đáng đối với những ai có những lời mỉa mai, châm biếm, hoặc có hành vi không tuân theo những chủ trương, lại cứ chăm chăm bới móc những mặt trái đang diễn ra đầy dẫy trong xã hội. ? Dù rằng những mặt trái đó, tôi thừa nhận một cách nghiêm túc rằng, nó đang tự phơi bày sờ sờ, tuy là ngoài ý muốn, nhưng là có thật, không thể che đậy, không thể phủ nhận.
Vậy có điều gì đây ? Hay tôi đã “tự diễn biến”, phân thân thành hai con người, có hai mặt, hai lòng, hai lời ? Hay lý trí đã đánh lừa tôi, một tốt một xấu chen lấn nhau, và tôi đã rơi vào một thế giới hoang tưởng, hay là tự huyễn hoặc mình ? Cũng có thể vì lòng tự trọng chăng, mà tôi nhận bất cứ nhiệm vụ nào Đảng giao, quyết không từ chối ?
Tôi chân thành, hay không chân thành, khi nghĩ rằng, Đảng của tôi, là đại diện thật sự quyền lợi của giai cấp công nhân, của toàn thể người lao động, của công nông trí thức, tức toàn thể lợi ích của cả dân tộc ? Thực tế diễn ra là không đúng như vậy, nhưng mà tôi cứ tin, như đã từng tin, và tôi phải nói như thế, nói mãi .Vì nó là tiền đề thật sự quan trọng, không có tiền đề nầy thì tất cả đảo lộn hết, tôi cũng không còn là tôi, được ngồi yên trên chiếc ghế lãnh đạo để thực hiện trách nhiệm chính trị mà đảng đã giao . Phải chăng, tôi đang nói dối trên nền của sự thật. Tôi đang tin tưởng trong nỗi hoài nghi, dao động của bản thân ?
DÂN CHỦ…
Tôi đã cùng bộ máy của tôi, đang tiến hành xây dựng một cơ chế dân chủ thật sự. Tất cả các tầng lớp nhân dân đều có tổ chức riêng của giới mình, theo lứa tuổi, theo giống tính, theo nghề nghiệp, tổ chức ấy được chọn lọc từ những hạt mầm tinh hoa nhất. Tuổi nhỏ, có đội Thiếu niên Tiền phong. Lớn, có Đoàn Thanh niên CS, có Hội Phụ nữ, có đầy đủ các Hội nghề nghiệp. Nhiều vô kể !. Đến tuổi già thì có Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh... đến từng địa phương nhỏ thì có Tổ dân phố…Có cả những nghĩa trang, được tổ chức khang trang đẹp đẽ, do những người được Đảng tin cậy đứng ra tổ chức kinh doanh và quản lý. Những người, gọi là “nhân sĩ, trí thức”, là thành phần đáng lẽ không nên có, thì nó cứ tòi ra, nên cũng được đưa vào các Hội trí thức nầy nọ. Nhưng để có tiếng nói chung, mạnh mẽ, thống nhất, tất cả được gom vào một tổ chức có tầm cở, gọi là Mặt Trận Tổ quốc. Có các cấp, từ Trung ương đến địa phương, nhỏ nhất là Mặt trận Tổ quốc Phường, do nhà nước trực tiếp cử cán bộ ra chăm lo. Thế sao có người vẫn cho là thiếu dân chủ ? Như thế nào mới đủ ? Người ta nói, vì nó có một chiều, được điều khiển và kiểm soát chặt chẽ, nó chính là mạng lưới vây hãm, trói cột toàn diện sự tự do của mọi tầng lớp nhân dân.
Nhưng tôi vẫn tin là nó dân chủ, dân chủ ở mức cao cấp. Ai lọt ra ngoài hệ thống dân chủ nầy, có hành vi khác, thì đó là phản động, nếu chưa phải là phản động, thì cũng sẽ bị bọn phản động lợi dụng, và chóng chầy sẽ trở thành phản động là cái chắc. Nói theo ngôn ngữ mới, mang tính khái quát rộng rãi, do “bạn” truyền cho ta, là cụm từ “Thế lực thù địch”. Cụm thuật ngữ nầy dễ sử dụng, vì không nhất thiết phải chỉ rõ là ai, nhưng ai cũng có thể bị tống vào cái rọ nầy đều được cả. Ngoài cái thế lực phản động mênh mông nầy, còn lại là dân chủ. Tôi chân thành tin như vậy ! Đó là niềm tin mà tôi không thể xa rời, dù đúng hay sai. Có cái gì lệch lạc trong hệ thống tổ chức nầy không, khi vai trò của nó là hổ trợ cho nền “dân chủ tập trung” theo chuyên chính vô sản nầy ?
Tuy nhiên, hiện nay, cái mạng lưới ấy, ngày càng kém hiệu quả, càng trở nên không giá trị trước cái nhìn thờ ơ của các tầng lớp nhân dân..Tuy nó bao phủ khắp, nhưng không giúp ích được gì ! Nên làm vất vả ngày đêm cho các lực lượng an ninh cảnh sát để canh giữ và bảo vệ chế độ.
Công thức của định chế dân chủ hiện tại : “Đảng cử, dân bầu” là công thức xem ra tiên tiến nhất, chắc ăn mà ăn gọn, không phí công sức của nhân dân. Thế mà, cả cái thế giới nầy thật là buồn cười, hồ hởi, phấn khích theo dõi cuộc tranh cử Tổng Thống Mỹ, như xem trận đá bóng đầy gay cấn, sôi nổi, hấp dẫn trí tuệ của nhiều người ! Nên nhớ đây là cái trò chơi dân chủ thật ngô nghê mà đầy tốn kém của chủ nghĩa tư bản thời thượng và hãnh tiến!
Tuy vậy, trong những phút lắng lòng, tôi lại thấy hay, có rất nhiều cái hay. Theo dõi những hoạt động và các bài diễn văn của họ, tôi có cảm xúc, cảm nhận như mình lớn thêm lên, khá hơn một chút về sự lương thiện. Họ lương thiện trên cơ sở lợi ích của nhân dân họ. Nhưng họ có tiến hành chủ nghĩa bành trướng bá quyền không ?. Có thể lắm ! Nhưng nếu so sánh, thì thấy cái bành trướng nầy có vẻ dễ chịu hơn cái bành trướng, thói tham lam nguyên thủy nọ. Bởi lẽ cái bành trướng nầy có văn minh và văn hóa, có minh bạch và sòng phẳng, chống cái ác và bảo vệ nhân quyền, chống sự tham nhũng và độc tài, đem lại hữu ích cho họ và cho nơi mà họ bành trướng thò chân đến . Nó mang theo cả những phát kiến mới mẻ, sáng tạo khoa học, và văn hóa…Vì thế mà tôi và các đồng chí của tôi, từ trung cấp tới cao cấp, và các gia đình cán bộ giàu có khác, đều tranh thủ cho con cái sang bên đấy học hành…(15.572 SV), trừ những đứa trượt lứa, lỡ thì. Có điều gì mâu thuẩn ở đây không ?
SỰ ỔN ĐỊNH.
Nhưng đó là chuyện ở nước Mỹ xa xôi. Tại Việt nam, thì tôi nghĩ khác, rằng trí dân ta còn thấp kém lắm, nên chỉ làm theo cách mà lâu nay chúng ta đang làm vẫn tốt hơn, nhất là vì sự ổn định. Ổn định là quan trọng nhất, nó bao gồm sự ổn định cho bản thân tôi và các đồng chí của tôi, cả gia đình, của cải, sự nghiệp. Đó là suy nghĩ chân thành dù không nói ra lời. Vì chúng tôi, Đảng Lãnh đạo, là những người đại biểu tinh hoa cho lợi ích của toàn dân tộc, cho nên chúng tôi phải là đối tượng ưu tiên, được quan tâm trước, và phải được ổn định tuyệt đối. Với sự ổn định đó, nghĩa là không ai được chống đối, cả phản biện, góp ý cũng không nên, chúng tôi mới có đủ điều kiện đưa đất nước tiến lên giàu mạnh theo cách riêng XHCN. Dù cách riêng nầy dân chúng chưa hiểu được bao nhiêu cũng chả sao. Đảng phải tuyển chọn những con người có giòng máu thuộc nhóm “CM”, (nằm ngoài các nhóm máu A,B,C,D mà y học đã phân loại), được tuyển chọn đào tạo ở trường Đảng, để có suy nghĩ cùng một cách, nói năng cũng phải thống nhất chung một số từ ngữ, phải thử thách lòng trung thành theo một lô gíc đã định sẵn, bất kể trời đất thế nào ! Cũng có một số cán bộ ngoại lệ, được thăng chức bất thường, có đi tắt, đón đầu một chút, vì số người ấy có chỉ số IQ khá. Nếu có sự nhầm lẫn về chỉ số cũng không sao, từ từ các “cô cậu” ấy sẽ quen dần, ông bà vẫn thường nói “nghề dạy nghề” trong trường hợp nầy là rất đúng. Tiếng nói phản biện, thường hay phiến diện, cho rằng như vậy là không bình đẳng, thiếu cơ hội cho người có tài năng tham gia việc nước. Nói thế là không ổn, chẳng lẽ mọi người đều thành lãnh đạo hết sao ? Cơ hội đồng đều sẽ sinh ra phức tạp, đó là mô hình dân chủ phương Tây, không phù hợp với đất nước ta. Cho nên việc o bế, sắp đặt trước vẫn hay hơn, vì thế mới có sự “quy hoạch”, "cơ cấu" mà BCH Trung ương liên tục bàn bạc thương lượng, thường là căng thẳng. Các nước bạn của mình vẫn làm thế, như TQ, Bắc Triều Tiên đấy. Nhưng việc quy hoạch đã dễ đâu, có khi trục trặc bất ngờ vì sự đoàn kết không đủ, tức là thiếu, có khi "mất" một cách nguy hiểm vì đấu đá tranh giành quyền lực phe nhóm. Lắm lúc phải đưa liều một anh nào đó lên, dù có “tiên thiên bất túc” chút đỉnh. Đất nước dù có tụt hậu vài mươi năm, lệ thuộc đôi chút vào tay bành trướng, thì kết quả Đảng vẫn tồn tại ngon lành, để tiếp tục dẫn dắt nhân dân tiến lên đâu đó. Hơi đâu mà tranh cử ồn ào, ra vẽ ta đây dân chủ như cái nước Mỹ ! Đó là sự thật, chẳng lẽ lời nói nầy không chân thành sao, mặc dù lúc nói thì có nhiều cách khác nhau.
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐIỀU HÀNH QUỐC GIA.
Chúng tôi vẫn quyết tâm ngày đêm đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, như khẩu hiệu từng nêu lên trong khắp các văn kiện. Nội dung viết trong các văn kiện cũng đã tỏ rõ quyết tâm, còn việc làm cụ thể thì có hạn chế, đôi khi vì quá nhiệt tình nôn nóng, muốn đuổi kịp châu Phi, châu Mỹ La tinh, nên bị sơ sẩy mà mất hết vốn liếng quốc gia mới vừa gầy dựng, tiền mất tiếng mang. Đầu đuôi do cái việc quy hoạch nhầm mấy cháu “tiên thiên bất túc”, chỉ số IQ bị thấp, nhưng lòng tham lại cao, nên gây ra nông nỗi. Đành xin lỗi quốc dân đồng bào để tôi làm tiếp tục, vì Đảng thì đã hiểu rõ tôi hơn ai hết, dù khả năng, hiểu biết có hạn chế, quản lý có phần nặng tình cảm trên mức quy định, lắm thương tật nhưng quyết tâm của tôi thì bao la. “Các cháu” thì đương nhiên cũng phải rút kinh nghiệm. Việc xin lỗi nầy cũng chứng minh lòng tự trọng của tôi, bằng chứng là tôi vừa mới khuyên nhủ Sinh viên ở trường ĐH QG TP HCM phải biết xây dựng lòng tự trọng. Dù biết rằng, việc xin lỗi nầy không giống trường hợp của một người dân bình thường, thậm chí là nghèo khổ, lỡ đi nhầm đường cấm, không thể xin lỗi rồi quay lui, mà vẫn phải nộp tiền phạt cho cảnh sát giao thông, sau đó cũng phải quay lui, chứ không được đi tiếp.
Người ta nói rằng, qua cách tổ chức,
xử sự, tuyển dụng theo cơ cấu như trên, là xem đất nước nầy là của riêng của
Đảng, nhân dân nầy là công bộc của Đảng, mà Đảng cấp dưới là sai nha của Đảng
cấp trên, xã hội là nơi để thí nghiệm và thưc tập tài năng của một số người…Quan điểm như thế là lệch lạc vì không đọc báo Nhân
dân, báo Đảng rồi ! Chúng ta đã chẳng từng nói, Đảng luôn thống nhất một tiếng
nói, nhân dân với đảng là một, đảng từ con em của nhân dân mà ra, do nhân dân
mà có, phục vụ lại nhân dân, là công bộc của nhân dân chứ !. Chúng tôi và con
cháu chúng tôi cũng thuộc về nhân dân thôi, cũng là công dân của đất nước nầy,
có giấy khai sinh ở đất nước nầy, nó được quyền mưu cầu hạnh phúc, như cái
Tuyên ngôn Nhân quyền gi đó đã công bố hơn thế kỷ nay.
Công bằng, bình đẳng là ở chỗ, sau khi
sàng lọc theo cách như trên, ai biết chấp hành, biết ăn giỏi, nói giỏi thì lên
nắm vai trò lãnh đạo. Chả phải Ông bà chúng ta từng có câu dạy con gái về nhà
chồng : “biết ăn, biết nói, biết gói, biết đùm” là gì !. Làm cán bộ, nhất là
cán bộ lãnh đạo, trong thời đại dân chủ của thời kỳ quá độ nầy, chẳng phải là
làm dâu trăm họ đâu. Các quốc gia khác còn lâu mới sánh được !. Vì văn hóa
truyền thống ở nước ta là đặc thù, phải kết chặt cùng nhau trong một mối dây
đoàn kết. Tính gia đình, tính địa phương là quan trọng lúc khởi đầu, rộng ra là
tính đảng, tính phe, siết chặc lại là tính nhóm, nhất là nhóm lợi ích, nó kết
được nhiều thứ tính khác, nên có vai trò quyết định. Tuy rằng các tính nầy, tạm
thời có gây trở ngại chút ít cho mục tiêu to lớn là công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, nhưng rõ ràng là chúng ta có tính toán quy hoạch. Nếu quy hoạch
sai, thì quy hoạch lại. Năm 2015 chúng ta sẽ…Năm 2020 chúng ta sẽ.. Năm 2030 chúng
ta sẽ…Chúng ta có cả tầm nhìn chiến lược vươn tới 2050 và hàng trăm năm sau…Dù
là có phần quờ quạng một chút, vì chưa biết làm gì vào sáng mai đây, nhưng lâu
dài thì xin hứa là rất quyết liệt…Tôi nói như thế là rất chân thành, phải thông
cảm khi có sự chênh nhau giữa lời nói và thực tế diễn ra như một điều đương
nhiên trong cuộc sống . Nhưng phải nói thế.! Nhân dân cũng hiểu cho, trong kim
chỉ nam của chủ nghĩa ta đang theo đuổi, có nói rằng “nhận thức là một quá
trình”, nên sự việc không khớp nhau cũng là chuyện bình thường. Tôi không vì cá
nhân mình, xét về mọi phương diện. Tôi được Đảng giao vai trò và Quốc hội đã
đồng ý vỗ tay, thế là tôi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao. Lòng trung
thành theo Đảng 51 năm và còn dài dài nữa, thì đã tỏ rõ, có gì sai Đảng sẽ kiên
trì chịu trách nhiệm, còn dân thì chịu khó một chút. Vã lại trước khi làm, mọi
việc tôi đều có trình báo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính Trị , lắng nghe ý
kiến của các đồng chí trong ban chấp hành TƯ, những đồng chí lão thành của
Đảng. Mặt khác, phải hiểu rằng Đảng biết rõ tôi mới giao nhiệm vụ cho tôi, vì
Đảng là người lãnh đạo toàn diện và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng nước ta
!
Cho dù là Thủ tướng, là Chủ tịch Nước, hay Tổng bí thư, thủ trưởng các cấp, thì cũng vậy thôi, đến lượt mình cũng sẽ phải nói như tôi thôi. Tập thể lãnh đạo, không có vấn đề cá nhân ở đây, dứt khoát ! Xét kỹ, tôi không có liên quan gì với anh nông dân, cậu thợ hồ, hay cô bán cháo vịt cả. Nếu bảo rằng thế là có sự lừa dối với nhân dân ư ? Tôi không tin. Tôi chưa từng hứa trực tiếp với nhân dân điều gì, và nhân dân cũng chưa từng bỏ phiếu bầu tôi . Chẳng phải Quốc hội, cái gọi là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, sẵn sàng “bấm nút đồng ý” theo chỉ đạo và chỉ thị của Đảng ban xuống đó sao? Cũng xin hiểu cho, lời nói – nếu gọi là dối trá– thì hôm nay nó rất chân thành. Tôi đã nói “toạt móng heo”, không còn gì úp mở. Có người nghĩ, qua lời phát biểu công khai, đàng hoàng, rất nghiêm túc trước Quốc hội như vậy, không khác chi là đưa dao vào tận cổ Đảng về mặt lý luận, và đặt chỗ đứng của Đảng trên đường dây WIFI. Nhân dân không thể có cái thang nào để trèo lên trên cõi thinh không ấy được. Nhưng phải thừa nhận, đó là lời nói chân thành, dù có dối hay không. Điều nầy chính tôi cũng còn phân vân tự vấn !
BIỆN CHỨNG VÀ HAI KẺ THÙ
Về vấn đề an ninh và độc lập dân tộc, phải thừa nhận rằng, vận mệnh của đất nước đang bị đe dọa nghiêm trọng, còn nguy hiểm hơn các giai đoạn trước, về mặt an ninh trong nước và chủ quyền quốc gia.. Chúng ta có hai loại kẻ thù chính, loại vô hình và loại hữu hình. Loại vô hình thì không có địa chỉ rõ ràng, không có tên gọi, tuy vậy, chúng lại có thế, có lực, mà ngay cái thế và cái lực nầy cũng biết thế thôi, chứ không rõ mặt mày. Ta gọi chung là “Thế lực thù địch”. Nó chống báng ta, và ta thù địch nó. Có lẽ nó biết ta, mà ta không biết rõ nó, nên ta có thể đặt nghi vấn nó ở khắp nơi : bên kia đại dương, ở các lục địa, ở trên biển, trên không, trong núi, trong đất liền, lẫn lộn trong dân chúng, trong các đám biều tình, trong các đơn khiếu nại đất đai, trong mạng internet…Có khi, nó được cài cắm trong bộ máy tham nhũng, trong cả cơ chế chống tham nhũng, khai thác các mâu thuẩn của tham nhũng đang làm ruỗng nát xã hội…, trong mọi tiếng nói chạm phải sự ổn định thiêng liêng của quốc gia. Có người nghĩ, nếu cái thế lực thù địch mà nó mơ hồ như thế, thì bỏ qua đi, tức bỏ cái từ ngữ nầy thôi, để cho nhân dân không bị ám ảnh, mà chính chúng nó – thế lực thù địch – cũng không hưởng được cái cảm giác là mình to rộng mênh mông đến thế. Lực lượng An ninh của chúng ta rất giỏi, nắm chắc, biết chắc, phân biệt rõ ràng với sự cảnh giác cao độ một cách chuyên nghiệp, tài tình…, vì thế cũng nên chớ dùng Tuyên giáo, có "tuyên"(nói nhiều một cách ồn ào và cao đạo) nhưng không "giáo" được ai, mà ngược lại làm nhão hết lòng dân! Nói thế là chưa hiểu gì. Cần phải có phạm trù “Thế lực thù địch” làm đối trọng răn đe nhân dân, để nhân dân biết mà cảnh giác và biết sợ. Nếu không, nhân dân tưởng đâu là thời buổi thái bình, mà không biết bộ máy an ninh ta làm gì mà đông thế! Nó nặng nề to lớn, tiêu tốn không ít tiền thuế nhân dân, đang cần mẫn làm việc ngày đêm theo lý tưởng rõ ràng kiên định "còn đảng còn mình". Đây không phải là lời nói thật sao !
Loại thù địch hữu hình, thì rõ nhưng khó
nói ra lời. Chúng có lực lớn hơn, có thế lớn hơn, nói giỏi hơn. Chúng tràn ngập
mọi phương diện, khi ẩn khi hiện, khi công khai trắng trợn bằng vũ khí, khi nhẹ
nhàng êm ả thân thiết anh em. Người dân nước nó, gọi nó là “con quỷ”. Nó ẩn
dưới nhiều mỹ từ, mà mỹ từ ấy ta nghe hấp dẫn, nên ta mượn dùng: “Diễn biến hòa
bình”, “Tự diễn biến”, “Thế lực thù địch”, “Mười sáu chữ vàng”, “Bốn tốt”,
"Sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh
tương quan",“Gác lại Biển Đông vì đại cục”, "môi hở răng lạnh",
không “Âu hóa”, “Tây hóa” “Định hướng”, “Ba đại diện” (từ nầy ta không dùng
nhưng nội dung thì có cóp). Y như nó làm cả sách cho ta học vậy : từ ngữ, nội
dung, tư tưởng…nên nhiều chuyện nó trước ta sau, cứ na ná tựa nhau. Nên chi,
bây giờ chống nó, y như chống mình. Chống nó thì im lặng, thì thầm, không rõ.
Chống, nhưng không được làm phương hại đến tình hữu nghị tạm thời bền vững.
Thậm chí, ai dám phản biện, động chạm đến những điều cấm kỵ này đều phải xem là
thế lực thù địch. Báo chí nước ngoài nói VN là lệ thuộc Nó. Từ lệ thuộc là
không chỉnh lắm, phải gọi là "chư hầu”. Mà gọi là chư hầu thì cũng nhục
lắm người dân không chịu, nên không gọi là chư hầu, mà gọi là láng giềng hữu
nghị, anh em thế thôi ! Có người dân nông nổi, đề nghị, gom chung lại một mẻ: “Thế
lực thù địch – Láng giềng hữu nghị” để nhân dân hiểu rằng, trong thù địch
có láng giềng, trong láng giềng có thù địch. Thế mới là cảnh giác đầy đủ, lại
có tính biện chứng nữa. Tôi cũng từng nói về “phép biện chứng”, vì đảng ta vốn
là đảng biện chứng. Các vấn đề nêu trên có cái nào là không biện chứng không?
Nhờ biện chứng mà đảng ta tồn tại. Thời điểm nầy chúng ta đang ở vào tình thế
biện chứng rất gay go, nên cái câu biện chứng đề nghị trên không thích hợp.
Biện chứng lúc nầy chỉ thích hợp trong ứng dụng vào “chống tham nhũng” trong
nông dân thôi. Tức chống cái vô hình. Nhưng chống tham nhũng cụ thể, nếu không
khéo ứng dụng, , tham nhũng nó sẽ chống lại “quyết liệt” hơn! Phải thận trọng,
vì cái ta muốn phát triển thì nó không phát triển, cái ta muốn không phát triển
thì nó nẩy nở, phình trương ngày càng tinh vi. Thật đấy!. Dù sao, những tỏ bày trên đây của tôi (gồm các tư cách giả
định đã nêu), là rất chân thành, nhưng có là lời nói dối chăng như đánh giá của
lãnh đạo đảng là "một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất" nhưng
báo cáo tổng kết cho biết có hơn 99% cơ sở đảng ở các cấp là "trong sạch
vững mạnh" ! Nói thật hay dối trá rất có lý này cũng cần phải …suy nghĩ
thêm.
Sự tự trọng rất là quan trọng !
Sự tự trọng rất là quan trọng !
15-11-2012
HĐN
[bản gốc của tác giả]
HĐN
[bản gốc của tác giả]
Được đăng bởi nguoilotgach vào lúc 10:04
No comments:
Post a Comment