05:06:am
25/11/12
1.Hơi thở thời cuộc
Hội
nghị thường niên năm 2012 của Trung tâm văn bút CHLB Đức diễn ra tại
Rudolstadt, nơi nẩy nở và dung dưỡng những mối ẩn tình bất hủ.
Lời
chào mừng của Jörg Reichl Chủ tịch Rudolstadt thì trang trọng tự hào về truyền
thống văn hóa của mảnh đất một thời đầy ắp danh nhân.
Lời
khai mạc của nhà văn Chủ tịch Johano Strasser thì chân thành giản dị và chan
chứa sự hàm ơn trước sự cưu mang và hợp tác của thành phố.
Thành
phố nhỏ bên Saalebogen u mặc thâm nghiêm bởi lâu đài Heidecksburg đã từng thu
hút rất nhiều nhà văn, nhạc sĩ, học giả, triết gia và các nhà sư phạm lớn. Bên
cạnh Friedrich Schiller, J.W.Gother là những Fichte, die Humbolts,
Schopenhauer, Wagner, Liszt, Pagalini, Fröbel, Johannes Daniel Falk, Hans
Fallada…
Dù
chỉ có vỏn vẹn 35000 cư dân, nhưng Rudolsadt không làm các văn nhân thất vọng.
Chốn linh thiêng một thời vang vọng những tên tuổi lừng lẫy, một vùng đất đầy
ắp những những cuộc đời văn nghệ tài hoa. Với muôn điệu thăng trầm, số phận họ
đã làm cho thành phố trở thành vùng bảo tàng lịch sử của những tâm trí lớn lao.
Một đời sống văn hóa đương đại đáng ngạc nhiên cùng với một dung lượng văn học
sử rộng sâu thăm thẳm ở nơi đây đã làm tôi quên đi địa dư nhỏ bé của
Rudolstadt.
Trong lần Hội nghị này sinh họat nghề nghiệp được tập trung vào một số tác giả đương đại.
Ngày10.05.12: Kerstin Hensel giới
thiệu: Sabine Peters và Wilhelm Bartsch. Sau đó Stefen Mensching giới thiệu
Annett Gröschner và Michael Augustin
Chiều 11.05.12: Wend Kässens đối
thoại với: Christine Lehmann, Alfred Behrens, Harro Zimmermann về mối quan hệ
giữa văn chương và kỹ nghệ phát thanh, radio. Chương trình này không gây ra
những xúc động đặc biệt. Dù cho sự uyên bác, khúc triết hài ước trong vai trò
dẫn dụ đối thoại củaWend Kässens đã gây ấn tượng mạnh; nhưng những vấn nạn về
nhân quyền vẫn luôn luôn là một chủ đề nặng trĩu tâm can những người cầm bút.
Có
thể nói, từ ngày 10 đến ngày 13.05 năm 2012, những linh mạch văn chương của thế
giới đã hợp lưu vào lòng lâu đài Heideckburg, vào Nhà hát và Thư viện thành phố
Rudolstadt một chương trình hội ngộ của gần 140 các văn nhân. Những nhà văn là
khách mời tới từ China, từ Türkisch, Syrien, Bahrein, Iran, Togo khiến cho nội
dung hội nghị nghi ngút hơi thở của thời cuộc.
2. Martin Lưu Thiên
Chi, giải thưởng Bồ câu vàng và một đối thoại về Lưu Hiểu Ba*
Buối tối ngày
11.05.2012,
vào lúc 20 giờ, giải thưởng Bồ câu vàng đã được trao cho nhà văn, dịch giả
Martin Lưu Thiên Chi. Tại đây chị đã đọc những dòng tâm bút của Lưu Hiểu Ba,
giải Nobel Hòa bình năm 2010.
Từ trái sang Thế
Dũng, Nourida, Martin Lưu Thiên Chi
Martin
Lưu Thiên Chi sinh ra và tốt nghiệp Đại học Tổng hợp quốc gia ở Đài Loan. Chị
sống và nghiên cứu khoa học ở Hamburg, ở Bochum từ những năm 70 của thế kỷ
trước. Từ năm 1991 đến năm 2001 chị chăm sóc việc dịch văn chương Trung Quốc
tại Trung tâm Dịch thuật Richar-Wilhelm**.
Từ
năm 1994, Lưu Thiên cùng người chồng Đức là Helmut Martin-một nhà Hán học bắt
đầu làm công việc xuất bản một dự án sách Arcus China tại Bochum / Freiberg.
Đáng tiếc là năm 1999, chị trở thành góa phụ vì Helmut Martin qua đời, việc
xuất bản bị dang dở. Chị trở thành Chủ tịch P.E.N. Club độc lập của Trung Quốc
tại Đài Loan từ năm 2009.
Từ
năm 2001, chị lãnh đạo ban nghiên cứu những vấn đề Nhân quyền Trung Quốc. Năm
2012, chị tham gia xuất bản tuyển tập tác phẩm của Lưu Hiểu Ba tại Đức. Hiện
chị đang định cư tại Köhn. Cuộc trò chuyện với Angelika
Bohr chị đã tiết lộ khá nhiều điều thú vị. Thiết nghĩ, ghi lại cuộc trò chuyện
này để làm tư liệu cũng là một điều hữu ích.
Angelika Bohr: Buổi tối hôm nay
chị đọc những trang viết của Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa bình Quốc
tế năm 2010. Chị quen biết anh ấy như thế nào?
Lưu Thiên Martin
Chi:
Từ năm 2001, tôi rất ít khi kết nối được với anh ấy.Mọi liên hệ hầu như chỉ qua
Skype và điện thoại. Mấy năm trước tôi có làm việc điều hành hai trang mạng cho
một tổ chức Nhân quyền ở Washington. Chúng tôi đã đăng những tin tức nói về và
lấy từ Trung Quốc. Lưu Hiểu Ba là một tác giả của chúng tôi. Sau khi gửi một
bài viết anh ấy luôn gọi cho tôi. Với cung cách ấy, hai ba ngày chúng tôi lại
fon cho nhau. Hoặc là anh ấy vui vẻ nhờ những tác giả tâm huyết chuyền bài tới
chúng tôi. Chúng tôi chưa bao giờ gặp gỡ nhau. Anh ấy không thể ra khỏi Trung
Quốc. Còn tôi thì không được phép nhập cảnh vào Trung Hoa lục địa.
Angelika Bohf: Từ khi anh ấy ở
trong tù mối liên hệ này như thế nào?
Lưu Thien Martin
Chi:
Không còn quan hệ gì được nữa. Năm 2008, trước khi anh ấy bị bắt giam vào tháng
12, tôi đã ngỏ lời đón chị ấy sang Mỹ. Nhưng chuyện đó đã không thể thực hiện
được.
Angelika: Và chị vẫn liên hệ
với vợ anh ấy?
Lưu Thiên Martin
Chi:
Khi
anh ấy vào tù, tôi đã gọi điện cho vợ anh, an ủi chị, nói cho chị biết về tình
trạng của anh ấy. Nhưng từ khi nhận được thông báo Lưu Hiểu Ba được trao tặng
Giải Nobel Hòa Bình năm 2010 thì tôi không thể liên lạc được với chị ấy nữa.
Angelika Bohr: Tình trạng phê bình
các tác giả ở Trung Quốc như thế nào?
Martin Lưu Thien
Chi:
Người ta có thể gọi việc đó là quản chế và săn sóc. Công an khám nhà hoặc là ai
đó mời đi uống trà, có nghĩa là người ta đón đi để thẩm vấn. Chuyện ấy xẩy ta
thường xuyên, chúng tôi phải báo động tất cả ba ngày. Nhưng chúng tôi không
làm. Chúng tôi kiểm tra xem tình trạng nghiêm trọng ra sao. Trước tiên chúng
tôi thông tin cho giới truyền thông và cho các tổ chức Văn Bút khác.
Angelika Bohr: Lãnh đạo Trung Quốc
có khó chịu với áp lực lớn như vậy không?
Martin Lưu Thiên
Chi:
Họ
tạo ra một nỗi sợ hãi tiềm ẩn. Đôi khi tôi cho rằng điều đó đã vượt quá giới
hạn. Những nhà văn và những phóng viên chỉ là một nhóm nhỏ. Nhưng người ta sẽ
viết những gì qua Internet, chính quyền biết rằng họ đã không thể kiểm tra được
tất cả. Chỉ trong vòng một phút, các thông tin sẽ đi khắp thế giới. Họ vô cùng
choáng khi phản ứng với chuyện đó.
Angelika Bohr: Văn Bút Đức lựa
chọn phương châm của Schiller:Bao giờ lời nói cũng táo bạo hơn hành động (
Stets ist die Sprache kecker als die Tat) cho Hội nghị tại Rudolstadt. Chị đã
lý giải điều này như thế nào?
Martin Lưu Thiên
Chi:
Người
ta có thể ngẫm nghĩ thế này hoặc thế kia. Ngôn từ nhiều khi không hề có ý nghĩa
gì mà chỉ là một sự trống rỗng. Nhưng ngôn từ cũng có thể là một sức mạnh. Một chính quyền độc tài hoặc một
quyền lực chuyên chế thường xuyên sợ hãi trước ngôn ngữ.
Angelika Bohr: Schiller đã từng
yêu đương say đắm ở Rudolstadt, Goether cũng đã gắn bó với Nhà hát ở nơi này.
Chị có kỷ niệm riêng gì với cuộc gặp gỡ đầu tiên với những tác phẩm văn chương
cổ điển Đức?
Martin Lưu Thiên
Chi:
Đó là thời gian ở Đại học Tổng hợp. Ban đầu, tôi đã nghiên cứu văn học phương
Tây qua tiếng Anh và văn chương Mỹ. Nhưng tôi đã sẵn sàng dịch Phauster của
Goether, và tác phẩm của B. Brecht sang tiếng Trung Quốc. Mãi tới khi tới nước
Đức, khi mà khả năng tiếng Đức tốt hơn, tôi mới làm quen với Schiller.
Angelika Bohr: Các tác giả Đức đã
được dịch và giới thiệu ở Trung Quốc?
Martin Lưu Thiên
Chi:
Đặc
biệt trong vòng 20 năm gần đây, văn chương phương Tây đã rất hấp dẫn với thị
trường Trung Quốc. Văn chương tiếng Anh trở nên phổ biến, gần gũi với ngôn ngữ.
Hầu hết trí thức Trung Quốc không thạo ngoại ngữ; một số thì chỉ biết tiếng Anh.
Một số ít thì có thể đọc bản gốc các tác phẩm qua các ngôn ngữ Châu Âu khác và
có thể hiểu đầy đủ hơn. Tuy vậy, trong số rất nhiều bản dịch hầu hết là thứ văn
học đại chúng rất ít trong số đó có được những vẻ đẹp trí tuệ.
Angelika Bohr: Ở Đức người ta quan
tâm văn chương Trung Quốc như thế nào?
Martin Lưu Thien
Chi:
Đương
nhiên bạn đọc ở đây cũng dễ dàng biết về việc dịch thuật. Nhưng ai sẽ quyết
định việc dịch cái gì? Thật phức tạp khi phải thuyết phục một nhà xuất bản giới
thiệu một tác giả Trung Hoa, đó là một giá trị xa lạ.Thường thì người ta dịch
sang tiếng Anh trước. Sau đó nhà xuất bản Đức nhận thấy sách có thể bán được
thì người ta mới bắt đầu cho dịch sang tiếng Đức. Đó là một con đường vòng,
người ta không thể tự lựa chọn.
Angelika Bohr: Có thể khuyên bạn
đọc tiếng Đức đọc tác giả Trung Quốc nào bây giờ?
Martin Lưu Thiên Chi: Lưu Diệc Vũ. “Cho
một khúc nhã ca và một trăm bài hát “ và “ Hallo Cô bé và Thần Nông”. Đó là
những cuốn sách quý. ***
Cuộc
đối thoại của Martin Lưu Thiên Chi khiến tôi nghĩ tới Lưu Diệc Vũ, một nhà văn
vừa thoát khỏi sự đe dọa của chính quyềnTrung Quốc một cách ngoạn mục.
3. Cuộc chạy trốn
của Lưu Diệc Vũ****
Cho
tới khi tỵ nạn tại Berlin vào hồi tháng 07 năm 2011, nhà văn Lưu Diệc Vũ là
người đã có hai mươi năm kinh nghiệm chịu đựng đàn áp của mật vụ Trung Quốc.
Sau ngày 04 tháng 06 năm 1989 ông bị tống giam vì bài thơ Thảm Sát của ông đã
tố cáo tội ác của chính quyền trong vụ đàn áp đẫm máu tại Quảng trường Thiên An
môn. Ở đó không những ông được tiếp xúc với đủ tội phạm: giết người, trộm cắp,
hãm hiếp mà ông còn được nghe các bạn tù của mình kể lại hàng trăm câu chuyện
đầy ắp tội ác và bạo lực. Những câu chuyện của các bạn tù đã làm ông bị xốc. Vì
kinh hãi ông đã không muốn nghe nữa vì không thể chịu đựng nổi sự tàn ác chất
chứa. Nhưng rốt cuộc ông đã tự giải thoát mình bằng cách viết lại những câu
chuyện tù ngục thê thảm. Nhờ một phần tư liệu sống ấy, ông đã hoàn tất được
cuốn “Dẫn dắt những người chết” và
thai nghén lập tức những cuốn sách khác. Đương nhiên cuốn sách này đã bị cấm
tại Trung Quốc.
Bản
thảo cuốn hồi ký trong tù của ông đã hai lần bị tịch thu. Ông bảo ”Lần thứ ba,
may mắn tôi lấy lại được từ ổ cứng và gửi nó ra nước ngoài, cuốn sách được xuất
bản dưới cái tên là “Lời chứng”.
Chính quyền đã nhiều lần thúc ép tôi phải ký giấy cam đoan, sẽ không xuất bản
sách về đàn áp Kito giáo ở Trung Quốc. Họ hứa rằng, nếu tôi chịu hợp tác, tôi
sẽ được hậu đãi”
Ông
thừa nhận là qua các cuốn sách của ông người ta có thể thấy dân Trung Quốc rất
thống khổ. Ông bộc bạch:”
Khách du lịch hay
các nhà chính trị ngoại quốc chỉ nhìn thấy những tòa nhà cao tầng và từ đó cho
rằng đất nước chúng tôi giầu có và phát triển nhanh. Nhưng đó chỉ là phần nổi
còn phần chìm của nó hoàn toàn khác. Tăm tối và bị quên lãng. Ở đó, những người
như chúng tôi dưới đáy của xã hội, sống như những con chuột trong bóng tối. Đó
là hai hình ảnh trái ngược của Trung Quốc, là hai đất nước khác nhau. Ngày nay
chính quyền chỉ muốn các nhà văn viết về thành công thôi. Như Olympic hay triển
lãm Expo Thượng Hải, chẳng hạn. Nhưng tôi lại phởi bày ra những chuyện khác, đó
là cái tát thẳng vào mặt chính quyền. Thực tế rất đáng xấu hổ nhưng lại vắng
bóng trong ý thức của công chúng. Sự chênh lệch giầu nghèo ở Trung Quốc đã trở
nên quá lớn.Tôi sinh ra trong thời kỳ vô cùng nghèo đói ; nhưng khi đó ai cũng
nghèo, người ta hy sinh để cầu mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bây giờ thì
chẳng còn chút hy vọng nào. Ký ức về nạn đói khủng khiếp đã được phủ kín và
những người giầu có sống ngay bên cạnh những người nghèo khó. Mặt khác cảm giác
chung của xã hội là bất an. Mặc dù nhà nước cũng nới lỏng một số lĩnh vực nhưng
không ai cảm thấy an toàn và chính những người giầu có nhất lại thường di tản
ra nước ngoài”.
Có
thể nói rằng cho tới năm 1989, Lưu Diệc Vũ chưa hề lên án chính quyền. Ông kể:
” Lúc đó tình hình ở Trung Quốc hoàn toàn khác…Sau cái
chết của Mao, mọi người đều hy vọng đất nước sẽ phát triển theo chiều hướng tốt
đẹp. Sau những thử nghiệm khủng khiếp của cuộc Đại nhảy vọt và Cách mạng văn
hóa, cuộc sống những năm 80 dường như đã trở lại bình thường. Trung Quốc trở
nên lớn mạnh trên trường quốc tế và người dân cảm thấy tự hào. Phần lớn người
dân Trung Quốc đều tin tưởng rằng một sự thay đổi từ từ sẽ tốt hơn. Thật bất
hạnh, những người muốn đẩy nhanh sự thay đổi bằng các cuộc xuống đường đã bị
sát hại bởi chính Tổ quốc thân yêu của mình, chứ không phải từ kẻ thù ở bên
ngoài. Chúng tôi thực sự bị xốc! 3000 người đã chết trên Quảng trường Thiên An
môn. Hàng chục ngàn người bị cầm tù và hàng chục ngàn người khác phải tháo chạy
khỏi Trung Quốc để tránh khỏi sự trả thù. Đó là một năm mang tính đột phá.
Nhiều người chỉ vì yêu nước mà phải bỏ mạng, cho nên sau đó, dưới thời Đặng
Tiểu Bình họ chuyển sang say mê tiền bạc. Tình trạng đó kéo dài cho tới ngày
nay.
Ông
còn cho biết ông rất vui khi Lưu Hiểu Ba, người bạn chí thân của ông đoạt giải
Nobel về Hòa Bình. Dịp đó, ông cũng nhận được giấy mời tới dự lễ trao giải
nhưng rốt cuộc ông đã giải thích cho sự
vắng mặt của mình tại Na Uy và sự bỏ chạy khỏi Trung Quốc như sau:
“ Tôi biết, nếu tôi
rời Trung Quốc thì chính quyền sẽ không cho phép tôi quay trở lại. Tôi từng tin
rằng, sau giải thưởng Nobel cho Lưu Hiểu Ba đất nước Trung Quốc sẽ bắt đầu thay
đổi. Thật đáng tiếc, chỉ có sự thay đổi duy nhất là chính quyền gia tăng đàn
áp. Cách mạng Hoa Nhài ở Bắc Phi đã dẫn đến những phản ứng điên cuồng của chính
quyền Trung Quốc. Nhà chức trách ra tay bắt giữ có khi chỉ vì nghe tin một nhóm
người kêu gọi biểu tình trên Internet.Tình hình ở các quốc gia Ả Rập không mảy
may ảnh hưởng gì tới Trung Quốc. Nhưng chính quyền đã trở nên quá nhạy cảm
trong mấy tháng gần đây trước mọi chỉ trích công khai. Bức tranh biểu tình ở
Tunisia và Ai Cập đã kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của nhà cầm quyền,
khiến cho quốc gia này trở nên ngột ngạt tới mức tôi phải bỏ chạy để có thể
tiếp tục viết lách”
Sau
khi đào thoát an toàn khỏi Trung Quốc Lưu Diệc Vũ đã tâm sự với Pawel Sulik phóng
viên của Radio TOK:
”Từ
lâu mật vụ đã theo dõi và cảnh báo tôi rằng, tôi không được phép xuất bản bất
kỳ cuốn sách nào ở phương Tây cũng như Đài Loan. Những nhà phát hành sách ở
nước ngoài đã phải nhiều lần trì hoãn việc xuất bản vì lo ngại cho an ninh cá
nhân của tôi. Tình trạng này diễn ra không biết tới khi nào, khiến tôi quyết
định chạy trốn.
Tôi
không thể tiết lộ một cách chi tiết, bởi sẽ nguy hại cho những người đã giúp
tôi. Tôi chỉ có thể nói rằng, Vân Nam là một tỉnh nghèo, mà ở đó, tôi quen rất
nhiều người thuộc tầng lớp lao động. Nhờ sự quen biết đó mà tôi có thể vượt qua
biên giới Việt Nam dễ dàng, không gây bất kỳ sự chú ý nào. Từ đó tôi tới Warsaw và sau đó là Berlin,
nơi tôi đang sống hiện nay. Biên tập viên người Đức(Peter Sillem) chờ đón tôi ở
sân bayTegel đã thốt lên: Chúa ơi! Chúa ơi và đứng ngây người ra rất lâu vì
không thể tin rằng tôi đã chạy thoát và có thể tới Đức,!”
Do
trải nghiệm quá đớn đau vụ thảm sát của Quân đội Trung Quốc tại Quảng trường
Thiên an môn, Lưu Diệc Vũ không tin vào một sự chuyển hóa nhanh chóng của xã
hội Trung Quốc. Ông bảo:” Giống như năm 1989, những thay đổi ở Châu Âu đã
không đem đến sự chuyển đổi ở Trung Quốc và cách mạng ở Bắc Phi hiện nay cũng
vậy”.
Ông
ca ngợi sự can đảm của Na Uy, một nước nhỏ và không có quân đội hùng mạnh như
Trung Quốc nhưng đã dám trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, bất chấp
những sức ép từ phía Bắc Kinh. Mặt khác ông đã tỏ thái độ oán trách “sự
thiếu vắng những chế tài về đầu tư của Châu Âu” đối với Trung Quốc dẫn đến
tình trạng: các doanh nghiệp Châu Âu đã tận dụng kỹ tình trạng mọi thứ đều có
thể “mua” được ở Trung Quốc để người ta có thể làm giầu bất chấp những bất hạnh
của người khác. Đồng thời ông cho rằng: Trung Quốc cần học hỏi nhiều từ những
người Châu Âu. Các giá trị nhân quyền phải được đem tới từ Châu Âu chứ không
chỉ có tiền bạc.”***** .
Và
đương nhiên bản thảo “Lời kể của những
nhân chứng từ nhà tù Trung Quốc” đã vượt ngục của ông đã được dịch sang Đức
ngữ lập tức được ấn hành. Tôi đã được đọc bức thư đầy xúc động về nhân quyền
Trung Hoa của Lưu Hiểu Ba gửi anh sau khi đọc bản thảo cuốn sách nói trên được
viết từ 1999. Giờ đây Lưu
Diệc Vũ đã được che chở đùm bọc bởi Văn bút CHLB Đức và các bè bạn văn chương
quốc tế.
4. Không thể làm
nhiều hơn nhưng đã làm được không ít.
Trong
bữa tiệc khai mạc đạm bạc ngay trên sân lớn của lâu đài Heideckeburg, tôi gặp
lại Dirk Sager đang hàn huyên với Christa Schueke và Dr. Sabine Kebir. Christa khen tôi dạo này có vẻ
sáng sủa hơn, má không hóp như hồi năm ngoái. Chị đã từng chia xẻ nhiều với tôi
về câu chuyện nhân quyền tại Việt Nam bị chà đạp qua vụ án hai bao cao su của nhà hoạt động pháp lý Cù Huy Hà Vũ
cũng như án tù 7 năm dành cho nhà văn Vi
Đức Hồi.
Sabine Kebir thì không giấu được sự ái
ngại; chị sốt sắng hỏi về tình hình cướp đất của dân và sự đàn áp các Bloger
bất đồng chính kiến ở Việt nam hiện nay. Vâng. Tình hình tồi tệ khủng khiếp.
Khủng khiếp đến mức dân chúng vốn hiền lành nhẫn nhịn đã buộc mở miệng, lớp trẻ
và giới trí thức đã can đảm cùng nhau vượt qua sự sợ hãi cất tiếng đòi hòi kiến
nghị với một tinh thần tự chủ hiếm hoi.
Trong một lần gặp
nhau ở Berlin, tôi đã hỏi Dirk Sager:
Là người phụ trách
Ban những nhà văn bị cầm tù, qua báo chí, truyền thông, anh đã biết ở Việt Nam
có rất nhiều người cầm bút bị đàn áp, tù đầy oan ức; nhưng những nạn nhân Việt
Nam không hề được đưa vào chương trình nghị sự của Văn bút Đức. Tại sao vậy?
Dirk Sager đã trả
lời:
Năm 2002 văn bút Đức đã từng hỗ trợ nhà văn Vũ Thư Hiên. Sự đàn áp giam cầm của chính quyền Hà Nội đối với những người cầm bút ở Việt Nam đã được thống kê khá kỹ trong các tập kỷ yếu hàng năm của Văn bút Quốc tế. Anh biết không, mỗi khi nhìn về các vụ đàn áp nhân quyền ở châu Á, chúng tôi chỉ đủ sức quan tâm can thiệp đến những vụ việc tày đình ở Trung Quốc. Thực ra, trước tiên chúng tôi cần phải ưu tiên tới tầm cỡ của các nhà văn đang bị lâm nạn. Anh thấy đấy, dù sao thì ở Việt Nam cũng ít có hiện tượng nào như Lưu Hiểu Ba, Lưu Diệc Vũ ở Trung Quốc hoặc như Pinar Selek ở Thổ nhĩ kỳ. Cô ấy xứng đáng được bênh vực. Sự đấu tranh quả cảm vì tự do ngôn luận bất chấp án tù 12 năm của Pinar Selek đã thuyết phục Văn bút Đức và các tổ chức Nhân quyền quốc tế. Không những là một nhà văn, nhà báo, Pinar Selek còn là một nhà hoạt động Nhân quyền; ngoài tiếng mẹ đẻ cô ta còn thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Vả lại, Pinar Selek còn có cơ may nhận được sự hỗ trợ từ văn hóa nhân quyền của Liên minh Châu Âu. Hơn nữa, Pinar Selek cũng mới chỉ là một trong số hơn một ngàn trường hợp cầm bút bị đàn áp ở Thổ.
Năm 2002 văn bút Đức đã từng hỗ trợ nhà văn Vũ Thư Hiên. Sự đàn áp giam cầm của chính quyền Hà Nội đối với những người cầm bút ở Việt Nam đã được thống kê khá kỹ trong các tập kỷ yếu hàng năm của Văn bút Quốc tế. Anh biết không, mỗi khi nhìn về các vụ đàn áp nhân quyền ở châu Á, chúng tôi chỉ đủ sức quan tâm can thiệp đến những vụ việc tày đình ở Trung Quốc. Thực ra, trước tiên chúng tôi cần phải ưu tiên tới tầm cỡ của các nhà văn đang bị lâm nạn. Anh thấy đấy, dù sao thì ở Việt Nam cũng ít có hiện tượng nào như Lưu Hiểu Ba, Lưu Diệc Vũ ở Trung Quốc hoặc như Pinar Selek ở Thổ nhĩ kỳ. Cô ấy xứng đáng được bênh vực. Sự đấu tranh quả cảm vì tự do ngôn luận bất chấp án tù 12 năm của Pinar Selek đã thuyết phục Văn bút Đức và các tổ chức Nhân quyền quốc tế. Không những là một nhà văn, nhà báo, Pinar Selek còn là một nhà hoạt động Nhân quyền; ngoài tiếng mẹ đẻ cô ta còn thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Vả lại, Pinar Selek còn có cơ may nhận được sự hỗ trợ từ văn hóa nhân quyền của Liên minh Châu Âu. Hơn nữa, Pinar Selek cũng mới chỉ là một trong số hơn một ngàn trường hợp cầm bút bị đàn áp ở Thổ.
Qua bản tường trình của Christa Schueke
tôi mới hay là Bloger Người buôn gió Bùi
Thanh Hiếu đã nhiều lần tới Đức như một khách mời. Trước sự đe dọa
căng thẳng mà anh đang phải chịu đựng tại Việt Nam, để chia sẻ với anh, trong
năm tới (2013), Văn bút Đức đã sẵn sàng đón anh tới Weimar. Tôi chợt nhớ tới
những tâm sự của Người buôn gió trên mạng thì …hình như mỗi lần anh định rời
khỏi Việt Nam bất luận theo hướng nào thì anh đều bị an ninh của chính quyền Hà
Nội chặn lại.
Mỗi
nhà văn nạn nhân có thể được một hoặc vài ba Tổ chức nhân quyền hoặc Trung tâm
Văn bút lên tiếng bênh vực hoặc bảo trợ một cách cụ thể khi họ được thừa nhận
là khách mời hoặc Hội viên danh dự. Trong khi đó, khả năng tài chính của mỗi
Trung tâm Văn Bút cũng không hề là một nồi cơm Thạch Sanh. Cho nên, mặc dù Văn
Bút CHLB Đức cũng rất quan tâm tới trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang, nhạc sĩ
Trần Vũ Anh Bình, của Bloger Điếu
Cầy Nguyễn Văn Hải, nhà báo Tạ Phong
Tần, anh Ba Sài Gòn, Người Buôn gió..v..v…nhưng họ chưa thể
( hoặc chưa kịp?) đưa những trường hợp Việt Nam vào chương trình nghị sự trong
Hội nghị thường niên. Vả lại còn bao nhiêu việc có ý nghĩa mà họ đã làm được
cho các nhà văn ở Bạch Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Arabische, Bahrein, Syrien, Togo…
Chưa kể đến kiến nghị về một sự định danh sòng phẳng cho gói cứu trợ Hy Lạp, các
nhà văn tại Hội nghị Rudolstadt đã đề nghị gói cứu trợ của nước Đức dành cho Hy
Lạp nên nhân danh sự đền bù cho những thiệt hại của Hy Lạp do nước Đức thời
quốc xã đã gây ra.
Tôi chợt hiểu những điều mà có lẽ cả
Christa Schueke lẫn Sager chưa nói toạc ra. Quả thực, châu Á cũng như liên minh
Đông Nam Á chưa là một liên minh hùng mạnh với một Tuyên ngôn Nhân quyền đạt
chuẩn mực Quốc tế đủ sức can thiệp vào từng số phận con người. Trong khi đó,
thiện chí nhân quyền của các tổ chức phi chính phủ ở Châu Âu rất khó can thiệp
một cách rốt ráo vào những quốc gia Á châu.
Đặc biệt là ở những đất nước trập trùng những cách cửa đóng kín bởi chế độ độc tài luôn luôn nhân danh cái gọi là công việc nội bộ quốc gia để ngụy biện và cãi xóa cho việc vi phạm nhân quyền.
Hội
nghị lần này các nhà văn Đức còn thảo luận để đi tới đồng thuận cho một phản
ứng thống nhất đối với kiến nghị cực đoan của một đồng nghiệp về bài thơ của
Günter Grass. Nguyên do là: Ngày 05.04.2012, Hugo Ernst Käufe (sinh
03.02.1927), một nhà văn Hội viên, đang sống tại Bochum đã đặt đơn đề nghị
Trung tâm Văn bút CHLB Đức khai trừ tư cách Hội viên và bãi miễn chức vụ Chủ
tịch danh dự của Günter Grass. Người đồng niên với Günter Grass cho rằng bài
thơ Những điều phải nói của tác giả Nobel văn chương năm 1999 là trái với Hiến
chương văn bút Quốc tế, là xúc phạm đến chủng tộc Do Thái, xúc phạm Israel. Tuy
nhiên, hơn 95 % các nhà văn có mặt tại Rudolstadt đã không chấp nhận đơn kiến
nghị của Hugo Ernst Käufer. Tất thảy đồng loạt biểu quyết tiếp tục khẳng định
tư cách hội viên và Chức vị Chủ tịch danh dự của Günter Grass. Johano Straßer,
đương kim Chủ tịch Văn Bút Đức P.E.N. ( Poets, Essayists, Novelists) đã chính
thức công bố ngay quyết định này trên báo chí.
Khi
Christa nói: chúng tôi đã không thể làm được nhiều hơn; nhưng cũng đã làm được
không ít có nghĩa là chị đã sòng phẳng và chân thành.
5. Ba người bạn mới
Trong
ba ngày ở Rudolstadt, tôi gặp lại Tiến sĩ Christoph Link anh rất vui khi biết
ấn bản tiếng Việt cuốn Những tuần trăng
cuối cùng của CHDC Đức đã được phát hành. Không chỉ gặp lại bạn cũ, tôi còn
có thêm khá nhiều bạn mới. Trong chừng mực cho phép, tôi có thể kể ra ba. Một
là Angela Plöger, nữ nhà văn kiêm dịch giả, tuổi Nhâm Ngọ. Chị đã nghiên cứu
văn hóa và ngôn ngữ Phần Lan tại Đại học tổng hợp ở Berlin, Budapest và
Helsinki và đã hoàn tất Luận văn Tiến sĩ văn chương tại Đại học tổng hợp
Hamburg từ năm 1973. Sau nhiều năm phiêu bạt, rồi làm việc cùng chồng ở Đại sứ
quán Đức tại Phần Lan, hiện chị đang sống với con gái ở Hamburg và miệt mài với
công việc chuyển dịch văn thơ Phần Lan sang Đức ngữ. Chị đã đọc kỹ ấn bản tiếng
Đức tập thơ Cơn bão đêm qua chưa phải cuối cùng và thỉnh thoảng hỏi tôi về
những địa danh hoặc ẩn ý. Tiếc là khi bắt đầu quý nhau thì chúng tôi đã chia
tay, người về Berlin kẻ đi Hamburg.
Người
thứ hai là nữ Tiến sĩ kiêm nhà thơ, nhà báo Nourida Ateshi. Nourida tuổi Sư Tử
sinh năm Ất Tỵ (1965), lớn lên ở vùng núi Kaukasus phía bắc Aserbaidschan. Chị
nghiên cứu văn hóa-nghệ thuật ở Baku. Trong quá trình nghiên cứu và tốt nghiệp
Đại học tổng hợp Baku để trở thành nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật kiêm đạo
diễn sân khấu, Nourida đã làm việc như là một diễn viên sân khấu, một MC cho
nhiều nhà hát, nhiều chương trình Radio và truyền hình khác nhau tại Baku. Từ
năm lên chín chị đã biết làm thơ và đoạt nhiều giải thưởng thơ ở quê hương.
Dưới sự đè nén của chế độ nộ lệ đàn ông ở Aserbaidschan, chị đã bị cấm xuất bản
hơn 10 năm. Tuy thế, chị đã tiếp tục viết với bút danh Ateshi ( Có nghĩa là
Lửa). Chính vì thế mà trong nhiều năm chị đã không cần quan tâm đến bản quyền
rất nhiều ca từ của mình khi chúng đã được sử dụng cho rất nhiều ca khúc nổi
tiếng được phát hành ở Aserbaidschan, ở Iran, ở Thổ nhĩ kỳ. Năm 1995 chị tới
Đức. Sau khi chuyện trò, biết tôi cũng đang sống ở Berlin, chị trao tôi giấy
mời tới dự buổi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật với Chủ đề Aserbaidaschan- đất
nước ở phía sau sân khấu tại Bộ ngoại giao Đức vào ngày 23.05.2012. Thì ra nữ
thi sĩ hiện đang lãnh đạo Hiệp hội Gencevi hoạt động vì văn hóa của
Aserbaidschan. Chị đã lựa chọn bạn bè trong cuộc gặp gỡ ở Rudolstadt để trao
gửi lời mời. Sự tự tin và quảng giao của Nourida làm tôi ngạc nhiên và không
khỏi tò mò. Tôi đã có mặt ở khán phòng mà Nourida chờ đợi trên hàng ghế đầu. Sự
hiếu kỳ của tôi đã trở nên sửng sốt sau khi tôi được nghe, được nhìn để rồi có
thể thu thập và cảm nhận về chị. Ngoài tiếng mẹ đẻ, chị sử dụng thành thạo
tiếng Thổ, tiếng Nga và tiếng Đức. Năm 1996-1997, chị đã làm việc cho Đài
truyền hình Đức-Thổ (TD1) và có hẳn một chương trình riêng mang tên” Nhịp cầu
từ Đông sang Tây”.
Chương
trình truyền hình của chị rất được hâm mộ. Một nhà xuất bản song ngữ Đức-Thổ
tại Berlin đã phát hiện ra chị như là một nhà thơ và rốt cuộc tập thơ Kẻ đi săn
trong sự chạy trốn trước con mồi (Jäger auf der Flucht vor seiner Beute) và Con
gái của gái của Lửa ( Feuertochter) của Nouria Ateshi đã ra đời. Và thơ ca của
chị đã gây ra nhiều tranh luận sôi động trái chiều vì sự bộc bạch đầy thách đố,
táo bạo của nữ tính Kaukasus đã vượt qua những giới hạn truyền thống của phụ nữ
Hồi giáo ở Aserbaidschan và Thổ nhĩ kỳ.
Cuộc
Hội thảo sinh động gay gắt về Những vấn
đề văn hóa và tự do ngôn luận với sự có mặt của Chủ tịch Hội nhà báo Đức,
Chủ tịch Hội nhà báo Aserbaidschan, với một nữ phóng viên tự do của BBC từ Baku
cùng với sự tham gia của vị Đại sứ quán Aserbaidschan tại Đức ngay trong khán
phòng của Bộ ngoại giao Đức đã làm tôi khâm phục tinh thần công dân và bản lĩnh
nghệ sĩ của Nouria Ateshi. Từ lúc còn “chíp hôi” cho đến khi trở thành thiếu nữ
17 tuổi Nourida luôn luôn sống trên lưng ngựa rong ruổi khắp miệt rừng già và
dãy núi Kaukasus. Thảo nào,với tư cách là một Tiến sĩ khoa học và một nhà thơ,
chị là một diễn giả vừa dịu dàng nồng nhiệt vừa đanh thép sắc sảo.
Chị
kể, vào một ngày đẹp trời, do xem chương trình truyền hình và đọc thơ của chị
qua tiếng Đức và tiếng Thổ, một ông già người Thổ nhĩ kỳ đang sống ở Berlin đã
gọi điện cho chị đề nghị một cuộc gặp gỡ. Trong cuộc gặp gỡ định mệnh ấy, ông
già đã trao cho Nourida một cặp tài liệu và ân cần nói với chị những lời ký
thác:”Con gái của ta ơi! Từ mấy tháng nay ta đã xem chương trình của con trên
truyền hình. Con là một nữ kỵ sĩ Kaukasus thực thụ, là một kẻ thừa tự đích thực
của những chiến binh ở đó hàng ngàn năm trước. Đây là lịch sử của con. Con hãy
nghiên cứu về cội nguồn mình. Ta tin con. Con sẽ làm được điều đó. Ta không còn
thời gian nữa”
Trong
lúc dường như đã quên hết cả lời ký thác lẫn cặp tài liệu mầu đen của ông già
người Thổ, do tình cờ đọc báo Nourida biết được ông già người Thổ ấy chính là
Osman Kurt nhà Sử học lừng danh đã qua đời sau khi gặp chị được vài tháng. Từ
giây phút đó lời dặn dò của người Cha, của Saleh Gaziyev-nhà khảo cổ học cùng
quê (lớp cha chú) văng vẳng từ thời thơ ấu cùng với cặp tài liệu mầu đen và di
ngôn của Osman Kurt đã ám ảnh chị như một khát vọng không rời. Thế là chị đột
ngột giã biệt đời sống tự do dân chủ ở Berlin, lặng lẽ trở lại Aserbaidschan.
Chị kiên nhẫn gõ mọi cánh cửa các Bảo tàng, các Viện nghiên cứu, theo sát các
công cuộc khai quật khảo cổ ở quê nhà. Chị sang cả Moskau tìm kiếm tư liệu để thực
hiện bằng được ước mơ nghiên cứu về vùng đất cội nguồn.
Sau
15 năm nghiên cứu, Luận án Tiến sĩ của Nourida mang tựa đề: Những nữ kỹ sĩ
Kaukasische hay là Những sự thật lịch sử ở phía sau Huyền thoại đã được giới
khoa học thán phục và thừa nhận. Với ấn bản tiếng Đức hai tập thơ “Con gái của
Lửa” và “ Thợ săn chạy trốn trước con mồi” của Nourida Ateshi, ở một dịp khác
tôi có thể phác họa một chân dung thơ Kaukaszs đầy ắp một nữ tính độc đáo.
O
Kosmos
là bút danh của Eglo Akoete Agbodji. Tôi và Kosmo trao đổi danh thiếp và chụp
cho nhau vài ba kiểu ảnh lưu niệm ở nơi mà hơn hai trăm năm trước, J.V. Goethe
và F. Schiller cùng với tình nhân của họ náo nức hẹn hò thao thức với văn
chương.
Đêm
12.05.2012, chúng tôi chia tay sau dạ tiệc ở Nhà hàng Schloß Kochberg.
Chiều 13.05.2012, chúng tôi lại chào nhau ở sân Ga Rodolstadt. Sau khi trở về Berlin được hai tuần, tôi nhận được một bì thư to dầy và một Email nặng trĩu ảnh mầu lẫn chữ tiếng Anh tiếng Pháp, tiếng Đức của Kosmos. Hóa ra, cuộc đời anh kể từ tháng 05 năm 1992 đến tháng 05 năm 2012 là một hành trình 20 năm đau đớn từ bóng tối đẫm máu của đàn áp và hạ nhục phi nhân ở Togo với nhiều cuộc chạy trốn hiểm nguy, qua ngả Ghana tới tận Paris để rồi mãi tới tháng 05 năm 2012 anh có mặt tại Rudolstadt như một khách mời chính thức của Văn bút CHLB Đức.
Chiều 13.05.2012, chúng tôi lại chào nhau ở sân Ga Rodolstadt. Sau khi trở về Berlin được hai tuần, tôi nhận được một bì thư to dầy và một Email nặng trĩu ảnh mầu lẫn chữ tiếng Anh tiếng Pháp, tiếng Đức của Kosmos. Hóa ra, cuộc đời anh kể từ tháng 05 năm 1992 đến tháng 05 năm 2012 là một hành trình 20 năm đau đớn từ bóng tối đẫm máu của đàn áp và hạ nhục phi nhân ở Togo với nhiều cuộc chạy trốn hiểm nguy, qua ngả Ghana tới tận Paris để rồi mãi tới tháng 05 năm 2012 anh có mặt tại Rudolstadt như một khách mời chính thức của Văn bút CHLB Đức.
Hóa
ra chỉ vì bài thơ “ Người nhảy sào và
cây gậy ” và những trang văn xuôi chỉ trích bạo quyền có sức phản kháng
chấn động như những quả bom mà anh đã bị bắt bớ hạ nhục và đánh đập một cách
tàn bạo ngay trên quê hương mình. Cả một tốp an ninh quốc gia lăm lăm tiểu liên
AK đã bất ngờ xâm nhập tư gia, lôi tuột Kosmos từ giường ngủ, hạch hỏi lục
soát, tịch thu bản thảo thơ văn của anh ngay tại chỗ. Họ bạt tai, đấm đá và dọa
sẽ giết anh sau khi nghe anh giải thích chữ nghĩa. Bản thảo của anh giống như
bom nổ vào ngực họ. Anh phải xé vụn những trang bản thảo của mình, buộc phải
nhai, nuốt và “ăn” bằng hết đống giấy đó thì mới được tự do! Anh đã buộc phải
“ăn” hết bản thảo của mình, rồi tìm chốn dung thân tạm bợ để liều mạng lưu
vong.
Anh
đã không chỉ cho gửi tôi một định nghĩa đau đớn: Mất tích trong bóng tối, ra đi
không hy vọng trở về, ly biệt với tình yêu, dứt khỏi mọi âm vang thân thiết,
mọi hạnh phúc ngày xưa, tôi chết ở đây, từ từ bỏ mạng, cô đơn,làm rỗng chính
mình, trái tim tan nát, sinh ra từ vang vọng đất quê- nơi có thể tôi sẽ không
bao giờ trở lại. Đó là lưu vong.( TD-dịch từ bản thảo tiếng Đức của Eglo
Kosmos).
Thật
tiếc, vì lý do bất khả kháng mà tôi đã không có mặt được trong đêm giới thiệu
tác phẩm của anh. Phải chăng anh đã rất mong tôi đến? Cho nên, đôi mắt to đen
trên khuôn mặt vuông vức với răng trắng môi đầy và vóc dáng vạm vỡ chắc nịch
trong nước da như đồng hun của anh luôn luôn ám ảnh tôi như một căn vặn, giục
giã.
Eglo
Kosmos còn gửi cho tôi một chiêm nghiệm tự tin: Ở đâu cuộc sống con người vô giá trị thì sách của nó có giá! Với
anh, thời gian luôn luôn đốt lên ngọn lửa cuồng nhiệt không nguôi cho sự viết,
cho tác phẩm. Hy vọng, sẽ được đọc trọn vẹn từng cuốn sách của Eglo Kosmos
Akoete. Anh là người thứ ba mà tôi mới được quen ở Rudolstadt
6. Không phải bao
giờ lời nói cũng có thể táo bạo.
Những
bài thơ viết về Friedlich Schiller, về Johannes Daniel Falk, về Hans Fallada-
những văn nhân nổi tiếng một thời tại Thư viện thành phố đã làm nên cuộc tái
ngộ và giã biệt tao nhã, ân tình với quá khứ văn chương ở Rudolstadt.
Tự
nơi này, tác giả của Âm mưu và Tình yêu đã từng say đắm cả hai chị em Caroline
von Wolzogen và Charlotte von Lengefeld. Sau đó Charlotte đã trở thành người vợ
muộn màng của ông. Tại đây, Friedrich Schiller và Wolgang Goether đã gặp nhau
lần đầu vào ngày 07.09.1788. Cho đến bây giờ tại ngôi nhà cổ kính trước cửa Thư
viện thành phố người ta vẫn trang trọng treo 17 bức chân dung các văn sĩ, các
triết gia nổi tiếng đã từng sống ở đây. Tuy không chuyên sâu về Friedrich
Schiller, nhưng tôi không quên được là vào những năm tám mươi của thế kỷ trước
vở diễn Âm mưu và Tình yêu (kịch bản của F. Schiller 1788) do Đạo diễn Nguyễn
Đình Nghi dàn dựng tại Hà Nội đã từng bị một ông Bí thư tỉnh ủy ở Hải Hưng cấm diễn
ở Nhà hát Nhân dân tỉnh bởi vì ông chỉ thừa nhận Tình yêu chứ không chấp nhận
Âm mưu. Hóa ra ngay cái tựa đề của Schiller thủa đó cũng đã là một lời nói táo
bạo đến mức gần 200 năm sau vẫn còn gây ra sự cố cấm đoán khôi hài.
Người
Việt mình có câu: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Chúng ta coi sự nói năng là
một khoa học, thậm chí là một nghệ thuật. Trước khi nói, những người đã biết
học ăn, học nói đặc biệt những người cầm bút, thường suy nghĩ rất kỹ. Nhưng có nhiều người dù đã suy
nghĩ rất kỹ vẫn câm nín. Phải câm nín vì quá sợ hãi. Sự sợ hãi dẫn ta đến trạng
thái thần hồn nát thần tính, biến ta thành kẻ vong thân.
Người
Việt thường dặn nhau: nói trước một bước không qua hoặc mắng nhau: nói như rồng
leo, làm như mèo mửa. Và có lúc trách nhau: chỉ được cái mạnh mồm!
Có
lúc người Đức đã nói: Bao giờ lời nói cũng táo bạo hơn hành động. (Stets ist
die Sprache kecker als die Tat- Piccolomini của Friedlich Schiller). Luận đề
này trong tác phẩm của Schiller đã được chọn làm phương ngôn cho cuộc gặp gỡ
văn chương năm 2012 tại Rudolsadt. Đó là sự cổ vũ cho Tự do Ngôn luận, là sự
khích lệ cho sự phát triển táo bạo của các ý kiến cá nhân. Và đó cũng là sự
nhắc khéo cho những ai vốn chỉ mạnh mồm: Hành động có thể không mấy khi táo bạo
hơn miệng lưỡi; nhưng chí ít việc làm cũng phải đi đôi với lời nói. Đã dám đua
giọng cất lời táo bạo thì lúc làm cũng phải như đinh đóng cột.
Những
người cầm bút ở CHLB Đức thì có thể tâm niệm: ngay từ khi còn đang chần chừ, dò
dẫm trước một cuộc liều mình, với lời nói ta có thể đột phá mở rộng tư tưởng
của mình bằng những phát biểu táo bạo. Có nghĩa là buổi ban mai của một tác phẩm văn chương là
một thế giới đã được phác thảo và thai nghén ngay từ lúc con người dám táo bạo
mở miệng!
Nghiệt
ngã thay, ở những xứ sở không có một Nhà nước Pháp quyền, không có tự do ngôn
luận, không có tự do báo chí, không có tự do xuất bản thì không phải bao giờ
lời nói cũng có thể táo bạo. Đó cũng vẫn đang là một nỗi đau của những người
cầm bút Việt Nam?
(Tùy
bút viết từ Rudolstadt)
Rudolstadt
05.2012 – Berlin 11.2012
©
Thế Dũng
©
Đàn Chim Việt
——————————————-
*Lưu
Hiểu Ba ( Sinh năm 1957) Nhà văn, nhà báo Trung Quốc Giải Nobel Hòa bình năm
2010
**Richar-
Wilhelm, là tên của một dịch giả nổi tiếng vì ông đã dịch Đạo Đức Kinh của Lão
Tử sang tiếng Đức.
***
Trò chuyện giữa Angelika Bohr và Martin Lưu Thiên Chi tại Rudolstadt ( Thế Dũng
dịch từ bản tiếng Đức)
****Lưu
Diệc Vũ ( sinh năm 1958) nhà văn Trung Quốc đang sống tại Đức
*****Trích
theo bài Báo Ba Lan phỏng vấn Nhà văn Lưu Diệc Vũ-
17.10.2011-bản dịch của Mạc Việt Hồng-Đàn chim Việt
No comments:
Post a Comment