Tiến Sĩ Phạm
Ngọc Cương (Toronto, Canada)
Thứ Tư, 14/11/2012
Vòng hạn của
Nước
Dẫu chật vật mới
thành công, nhưng, để khiêm tốn, người ta hay nói là gặp may mắn. Cũng nhiều
khi, không đủ năng lực làm chủ tình thế người ta đổ tại số. Số phận liệu có
phải cái bung xung mà ta cứ thích đâu là ấn vào đó như vậy? Nghĩ về cái “đoạn
trường” nước Việt đang qua “cầu”(1) là cái mà trước khi chúng ta đổ cho số cũng
cần bình tĩnh mà suy xét đôi điều.
Việt Nam lâu nay
thiếu tiếng nổ dòn giã của pháo nhưng bù lại có nhiều tiếng nổ long trời lở đất
khác: nổ bong bóng địa ốc, chứng khoán, ngân hàng, các Vinas, bóng bóng học
hàm, học vị, tác giả, tác phẩm, huân huy chương, bong bóng chân dài, đại gia,
cầu thủ... Nói chung hầu như tất cả từ xã hội, đạo đức, văn hóa, nhân cách,
kinh tế, giáo dục đều thành bong bóng và đã nổ tung! Quả bóng quyền lực núp
danh “ổn định chính trị”, như một tất yếu, đang tích hơi và... cũng xắp bung
nốt. Đó là một thực tế!
Bão cách mạng đã
bắt đầu nổi, nhưng gió sẽ giật từ dưới lên hay lắc từ trên xuống?
Lực đảng
Suy cho cùng
đảng CSVN cũng đang đổi. Mấy khóa này đã không ai ghì chặt được quyền lực tới
lúc nhắm mắt xuôi tay như Hồ Chí Minh hay Lê Duẩn. Lãnh đạo đảng cấp cao thường
xuất phát từ ba cực: từ lãnh đạo quân đội-an ninh; từ bên tổ chức, đoàn thể và
từ bên tư tưởng chính trị văn hóa. Những lãnh đạo từ nhóm đầu vẫn là nhóm thâu
tóm kỹ càng quyền lực nhất. Hãy xem cùng trong vai trò chủ tịch nước ông Lê Đức
Anh uy quyền thế nào so với ông Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang sau này? Hay
vai trò của ông thủ tướng xuất thân từ bộ đội rồi sang bộ công an bây giờ! Khi
an ninh, quốc phòng hóa chính trị, xã hội tức là đảng vẫn còn đang nằm ở tầng
văn minh cầm quyền sơ khai. Khi ông TBT đảng cộng sản mà lại đi than rằng “đảng
viên nhan nhản, cộng sản mấy người” đủ thấy nỗi cô đơn của người đang thiếu
thốn bộ hạ?
Quyền lực bên ta
dàn dựng theo chẵn một dây, kết bè kéo cánh như vậy, từ thấp đến cao chặt là
vậy mà vẫn cứ chệch choạc, non tay, lúc nào cũng kêu lo an nguy, đổ vỡ.
Ở các nước tân
tiến nhiều nhân vật trên không chằng dưới không rễ, tót cái nhẩy phóc lên ghế
cao ngồi mà sao họ vẫn yên ổn và thịnh vượng? Bộ trưởng quốc phòng các nước
phát triển còn thường không phải là dân nhà binh chuyên nghiệp, luôn là người
khoác áo dân sự. Để xã hội thịnh vượng và phát triển thì dân sự hóa chính trị
và quyền lực là một nhu cầu cấp thiết.
Gốc của quyền
lực là an dân. Nếu đứng trên
quan điểm lục địa thì thế giới có Đông có Tây, nhưng nếu đứng trên quan điểm
đại dương thì thế giới chỉ là một khu vực bao bọc bởi nước mênh mông. Thật là
ngớ ngẩn khi tới thế kỷ XXI này chúng ta vẫn còn cố rời ra xa khỏi các giá trị
chung của nhân loại. Theo bảng giá trị nào thì làm kẻ cầm quyền cũng không được
để cho dân đói. Dù là đói bụng hay đói thông tin, đói quyền yêu nước, đói quyền
làm người, đói sự đối xử công bằng và nhân ái từ bộ máy công quyền, đói quyền
hi vọng có cuộc sống ngày mai tốt hơn hôm nay... Tựu chung lại đói quyền sống
cho ra kiếp người.
Muốn triệt để
thì phải giải quyết tận gốc. Gốc của tham nhũng là độc quyền tha hóa quyền lực.
Bất ổn định chính trị là do thói coi thường dân, coi dân như rác. Gốc của bê
bết kinh tế là cái đuôi XHCN nơi sân chơi không có bình đẳng và công bằng. Gốc
của giáo dục là phải thắp sáng cái tôi cá nhân. Làm sao một thế hệ bộ trưởng
được đào tạo bởi mái trường thực dân đế quốc cướp nước mà có những Võ Nguyên
Giáp, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Tố, Trần Huy Liệu... còn “thế hệ bộ trưởng
mới” hôm nay qua toàn lò vôi cách mạng mà càng thả vào nước càng thấy có
mùi.
Quyền lực có
thuộc tính lan tỏa chứ không phải thứ mang đóng hòm. Cứ tẩm liệm cỗ quan tài
quyền lực kiểu này thì ngay đến các lãnh đạo cao nhất cũng run sợ và bất an.
(Phải gọi trại cả tên « đồng chí » là X,Y,Z). Các doanh gia thì dẫu
ngoài áo giáp dầy tiền bạc khoác cả thêm cái áo giáp giấy là ĐBQH cũng vẫn thấy
khó toàn mạng. Hai đẳng cấp có quyền và có tiền nhất trong xã hội còn nơm nớp
thì nói gì tới dân đen.
Cái gốc của vấn
đề mà sau sau hội nghị dài như hội nghị VI, TW đảng vẫn lạc hướng là không phải
gia cố tiếp quyền lực cho ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước hay giảm bớt quyền lực
của ông Thủ tướng. Cũng không phải là khôi phục lại ban nội chính hay ban kinh
tế. Càng không phải là chuyển ban chống tham nhũng về tay người nọ, người kia
là xong... tất cả đó hoàn toàn là chuyện vặt vãnh. Cái gốc của ổn định và
phát triển không phải là gia giảm quyền lực cho ai đó, của ai đó mà là gấp rút
gia cố tối đa quyền công dân trọn vẹn cho đến từng người dân.
Những dòng này
được viết ra không bởi cảm xúc yêu hay sợ đảng. Vận nước đang khắc khoải mong
đợi một sự cởi trói nốt tư duy. Đã đủ lắm rồi sau hơn 80 năm làm cách mạng với
búa cùng liềm. Cuộc cách mạng phải có hôm nay là của trí tuệ, của thay đổi nhận
thức sẽ làm dân tộc ta tỏa sáng không phải tiếp bước trên những con đường « xây
xác quân thù »(2) năm xưa. Nơi đau thay xác ngoại bang thì ít mà xác người
Việt thì nhiều! Hãy nhìn lại năm 1986 khi chia phe địch ta thì đất nước tan
hoang lụn bại. Khi cởi trói được một phần tư duy thì đất nước thay da đổi thịt
và kẻ thù năm xưa biến thành bạn chống lưng bây giờ.
Thế nước
Một số học giả
XHCN Việt thời gian gần đây đưa lời khuyên đảng nên bỏ qua thuyết của V.I.Lenin
và quay về với học thuyết đích thực của Marx. Hẳn các vị đó không chịu nhìn ra
một điều là triết học Marx chỉ là một mớ lý thuyết suông nếu không nhờ có Lenin
hiệu đính và xác quyết là cách mạng XHCN sẽ nổ ra ở khâu yếu nhất của CNTB thì
không bao giờ có cuộc cách mạng mạng danh XHCN năm 1917 thành công trên 1/6 quả
địa cầu. Cũng như tiếp sau đó nếu không có luận cương của Lenin về các vấn đề
dân tộc và thuộc địa thì bàn cờ chính trị thế giới trong đó có Trung Quốc, Việt
Nam, Cuba, Bắc Hàn lại như thế này hôm nay. Chính Lenin đã ra chính sách kinh
tế mới (NEP) ngay sau cách mạng tháng 10 có bốn năm(1921). Trong khi đó những
người cộng sản Việt Nam sau sai lầm cải cách ruộng đất và cải tạo công thương
nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc 1954 thấy chưa đủ “hay” còn kéo tiếp chính
sách sắt máu đó vào Nam làm tiếp sau năm 1975. Ù lì và chậm chạp tới tận năm
1986 mới hí hoáy sửa chữa. Khác hẳn Marx, Lenin là ông tổ hành động, là nhà
hành động có hiệu quả nhất của CNCS.
Có một luận điểm
của Lenin về thời cơ cách mạng mà tôi xin nhắc lại ở đây là cách mạng chỉ nổ ra
khi: 1)-tầng lớp trên không thể tiếp tục cai trị như trước được nữa, 2)-tầng
lớp dưới không thể chịu áp bức bóc lột thậm tệ hơn được được nữa và 3)-có một
chính đảng cách mạng lãnh đạo. Dạo này đảng luôn hô hào thay đổi, đổi mới toàn
diện và quyết liệt, tái... Đó không chỉ là lời mị dân mà cũng thực là đảng cũng
đang mất phương hướng cai trị tiếp. Dân thì từ Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản,
Cần Thơ các doanh nghiệp phá sản, giải thể... đã từ lâu xắp trút hơi tàn lực
kiệt cuối cùng rồi. Theo thuyết của Lenin thì Việt Nam đã có điều kiện thiết
yếu cần 1 và 2nhưng thiếu điều kiện đủ là vế thứ ba? Đảng cầm quyền dĩ
nhiên từ lâu nhìn ra điều ấy. Đảng mong duy trì quyền lực bằng mọi giá nên chọn
cách đàn áp khốc liệt tất cả các tổ chức chính trị manh nha.
Dọa ma thì người
ta thường theo hai cách: làm bộ dạng méo mó đi, hoặc làm một âm thanh dữ dội
nào đó không thật.
Nhưng dọa ma
không phải là cách chống bão!
Thời thế đã thay
đổi. Điều Lenin xác quyết hơn thế kỷ trước hai điểm đầu vẫn đúng còn điểm sau
đang đổi. Nếu bây giờ muốn lấy được lòng dân chỉ cần mặc áo bốn túi và đi dép
lốp như Hồ Chủ Tịch thì chắc lãnh đạo đảng sẽ làm ngay. Nhưng tiếc thay thời
đại mới không cho soạn lại bổn ngon ăn cũ. Ngày nay muốn biết dân tình thế thái
Vua Chúa không cần vi hành. Mua cổ phần cổ phiếu và tỉ thứ khác người ta không
cần bước chân ra khỏi cửa.
Việc đầu tiên
của một đảng chính trị là gì? Là thuyết phục và vận động quần chúng. Internet
đang làm việc đó rẻ, nhanh chóng, đầy sức thuyết phục, và hiệu quả hơn tất cả
các phương tiện khác mà con người có từ thuở khai sinh lập địa đến nay.
Internet đang thay đổi tư duy và hấp dẫn nhân loại từng giây từng phút. Chỉ
trong chuyện chính trị, Internet cũng đã vượt qua tầm vóc bất kỳ một đảng chính
trị nào. Chỉ riêng một blog mạng có vài tháng tuổi đã có số người lướt qua bằng
trên nửa dân số Việt Nam. Biến một công cụ thời đại thành kẻ thù là một trò hề
cả về kỹ thuật cũng như phương pháp. Nếu cứ cung cách ấy thì càng sống lâu đảng
càng lắm kẻ thù mà thôi. Và khi kẻ thù nhiều hơn bạn thì trái đất này không thể
là nơi dễ dung thân được nữa. Tất cả an ninh mạng dù có triệu mắt triệu tay
cũng đành bó tay trước sự vỡ đập thông tin hôm nay. Các mạng xã hội chọc thủng
bức màn hà khắc Ả Rập, róc rách tận chốn thâm cung Tử Cấm thành, leo qua Bắc Bộ
Phủ và vấn đề là nó đã, đang nhanh chóng xây dựng và tập hợp lực lượng, một
ngày bằng trăm năm, ngàn năm cộng lại. Tư tưởng luôn đi trước hành động có nửa
bước, và hôm nay tư tưởng dân tộc đã khá khai thông. Bả tuyên truyền đã hết
nghiệm!
Cách mạng đang
đến! Nó màu nào? Cách mạng cung đình (thay thế vài ngôi thứ vua chúa),cách
mạng của giới quí tộc (trong nội bộ đảng, quân đội, an ninh), hay là một cuộc
cách mạng của quần chúng.
Để đảm bảo thành
công thì cuộc cách mạng nào thì cũng cần có chiến lược tốt, nhân sự tốt và thời
cơ tốt.
Nhân sự đảng hôm
nay:
Dưới sự lãnh đạo
của ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn cả “tình hình Biển Đông” cũng như toàn TW
đảng “không có gì mới”!!! Nhất quyết giành sự lãnh đạo tuyệt đối cho đảng, ôm
hết cả tam tứ ngũ lục thất bát cửu quyền thì chuyện cổ tích Cây khế đã có lời
giải. Đại bàng nhân dân chỉ tha nổi cái túi ba gang mà thôi. Cái gì đảng cũng
nhặt vào thì đại bàng cũng phải chao đầu liệng cả túi cả người nó cõng xuống
biển.
Chính phủ của
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì đang biến kinh tế đất nước thành “cỗ xe” lao dốc
“không phanh”(3), là nơi danh dự và tự trọng - những từ mà ông rao giảng – cần
định nghĩa lại trong từ điển tiếng Việt.
Ông chủ tịch
nước Trương Tấn Sang thì lời nói xung phong quá xa bỏ mất hút đằng sau đồng đội
việc làm.
Qua hội nghị TW
VI - cuộc cách mạng cung đình... hụt - đảng xem ra đã không thể tự giải
quyết ổn thỏa chuyện nội bộ của mình. Bước tới để tiếp tục tồn tại đảng cần vịn
vào sức dân. Bước một đảng cần dân chủ hóa triệt để ít nhất trong nội bộ hơn 3
triệu đảng viên của mình. Một cơ thể rệu rã như đảng hôm nay mà còn tồn tại
được là vì vẫn còn rất nhiều tâm huyết và tài năng trong đảng. Nếu có dân chủ
triệt để thì trí tuệ sẽ chiến thắng áp đảo. Nếu những Trần Xuân Bách, Võ Văn
Kiệt, Nguyễn Văn An phải là những người cầm chịch trong đảng chứ không phải là
những Đỗ Mười và Nông Đức Mạnh... Bước hai sửa hiến pháp, nâng vai trò quốc
hội, tòa án lên thì sức ép lên bong bóng quyền lực sẽ giảm đi nhiều. Tiếp tới
làm thí điểm một số mô hình dân chủ triệt để ở ít nhất 3 thành phố của ba miền
đất nước. Cầu thị cùng với để tự do phản biện chính sách và nhân rộng mô hình
thành công ra thì nước Việt Nam sẽ có một cuộc cách mạng êm đềm. Thảm bại là
khi không tự giải quyết được chuyện trong nhà khiến nhiều kẻ đi cõng rắn độc về
thì gà cũng mất và nhà cũng tiêu!
Kiều
Sau mấy trăm năm
nàng Kiều trong văn học vẫn đẹp và đầy quyến rũ trong đời sống văn hóa Việt. Và
một kiều khác, Việt kiều đang là một thực thể kinh tế, văn hóa và chính trị
phải tính tới cho một nước Việt Nam hiện đại. Đó là một thực tế hiển nhiên,
không ai có thể phủ nhận. Nhưng khá khác nhau ở góc nhìn.
Đảng nhìn thấy ở
kiều này cả lợi thế và thách thức. Lợi thế nên đảng ra nghị quyết 36. Nhưng
trong lòng khi nói tới thế lực thù địch là đảng vung kiếm hướng tới nhóm người
này đầu tiên.
Khi kiều này
phải lên tiếng đều đều với các định chế quốc tế và chính phủ các nước cấp viện
cho Việt Nam về chuyện chà đạp thô bạo quyền con người ở Việt Nam thì đó là lỗi
của đảng. Đảng và chính phủ cứ hay, cứ tốt đi thì ai nói ngả nói nghiêng gì
được. Các chính phủ dân chủ họ đâu có ấu trĩ và ngô ngọng không hiểu nổi đâu là
chân giá trị.
Cần minh định rõ
ràng rằng ba triệu người Việt nước ngoài không có khả năng và thẩm quyền quyết
định hộ cho sinh mệnh của đảng, của 90 triệu người trong nước. Hơn nữa nhóm dân
chúng này đến giờ, khá yêu nhau và, không ai chống Tổ Quốc cả.
Vậy thì thế lực
thù địch với nhà nước và chế độ là ở ngay trong nước, nói cho chính xác là ngay
trong lòng đảng, lòng chế độ như đảng tự nhìn nhận là “bộ phận không nhỏ” trong
đảng đang từng giây từng phút gây an nguy cho sự tồn vong của đảng.
Và sau ngần ấy
năm cầm cương quyền bính không thấy tạo nổi tin tưởng, nhất trí, hòa bình và
phát triển đâu mà lại sản sinh thêm ra từng ấy kẻ thù, sâu mọt thì đó cũng lại
là một thành quả ngọt ngào khác của đảng.
Cái thời “Nga
kiều” V.I.Lenin về lãnh đạo nước Nga cũng như “Việt kiều” Hồ Chí Minh, Ngô Đình
Diệm cùng về đứng đầu hai chính phủ ở hai miền đất nước là chuyện từ thế kỷ
trước.
Cũng không thực
tế viễn cảnh các thế hệ Việt kiều mới tiếp bước Phạm Ngọc Thạch về làm những bộ
trưởng chính phủ Việt Nam mới.
Nhưng một chính
phủ Việt giỏi, thức thời và dân chủ sẽ có được nhiều hơn những Trần Đại Nghĩa
về giúp nước.
Thế hệ Việt kiều
già lực bất tòng tâm mang nhiều âm hưởng quá khứ đã hầu như gần đất xa trời.
Thế hệ hai nếu có tài đức thì tất yếu đã thành đạt và hội nhập. Việt Nam chỉ là
cố quốc với thế hệ này. Thế hệ ba đã không mấy ai coi Việt Nam là Tổ quốc. Việt
Nam chỉ là tổ quốc của ông bà bố mẹ. Khi không kiều nào hãnh diện về cách cai
trị của chính quyền trong nước, khi không cần tiếng Việt vẫn có thể sống và
sống tốt. Khi không ăn đồ Việt vẫn thấy ngon và nhiều khi còn dị ứng với đồ ăn
Việt độc hại. Khi nghe Rihanna, Adale, Katy Perry, Gotye... hát thấy hay và cảm
hơn nhạc Việt. Khi truyện Kiều cả triệu cháu nhi kiều không có một cháu đọc thì
giá trị Việt nhiều khi chỉ còn là chút ít giá trị tinh thần, gia đình. Mà chỉ
ngần đó thôi còn mang đến vô vàn những nỗi đau thì ai có thể trách ai ở đây
được? Hơn nữa thời đại khác cùng các gía trị mới đang lên. Trong buổi bình minh
toàn cầu hóa này thì cho thế nào là mất gốc khi các quốc gia như Mỹ, Canada,
Úc... lại đang là điểm đến của nhân loại.
Phạm Ngọc Cương,
Canada
22/10/2012
__________________
1- Ý thơ Nguyễn
Du
2- Tiến quân ca-
Văn Cao
3- Lời Dương
Trung Quốc
No comments:
Post a Comment