Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-11-05
Việc
công an bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên và buộc tội vi phạm điều 88 bộ
luật hình sự, “tuyên truyền chống nhà nước”, đã gây chấn động công luận. Người
thân và một số bloggers phản ứng ra sao trước cáo buộc này?
Yêu
nước cũng có tội
Kể
từ trưa ngày 14 tháng 10 vừa rồi, khi khoảng 10 nhân viên công an hành xử như
côn đồ xông vào nhà trọ sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm ở
Saigòn, bắt nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên chở đi biệt tích – mà bây giờ mới
biết Phương Uyên bị giam giữ ở Long An với tội danh gọi là “tuyên truyền chống
nhà nước, vi phạm điều 88 bộ luật hình sự”, thì người cha đau khổ của Phương Uyên, ông Nguyễn Duy Linh, từ Bình thuận
than rằng:
“Dạ
con chúng tôi như vậy làm sao chúng tôi mạnh khỏe được. Mấy hôm rày tôi bị sút
4-5 ký. Gia đình lúc này đang rối quá.”
Mẹ Phương Uyên, bà
Nguyễn Thị Nhung, cho biết:
“Dạ
tôi nói thật là không có tin tức gì hết ngoại trừ chúng tôi chỉ thấy chiếu trên
TV, con chúng tôi rất suy sụp. Cháu ốm rất nhiều, tinh thần thấy rất là xuống.
Tôi chỉ xin gởi 3 chữ “Mẹ yêu con”, chỉ muốn gởi cho con mình tình yêu của
ngươi mẹ, nhưng người ta đâu cho, người ta không chấp nhận cho tôi gởi cho con
mình 3 chữ “Mẹ yêu con!”
Sau
nhiều lần chối bỏ hành động bắt bớ và không nói lý do, hiện công an Việt Nam đã
chính thức xác nhận bắt giữ Phương Uyên vì tội gọi là “tuyên truyền chống nhà
nước”. Ông Nguyễn Duy Linh phản ứng:
“Cái
đó là do họ buộc tội sai với pháp luật Việt Nam chứ nói thẳng thừng ra con tôi
yêu nước, chống TQ bằng những câu thơ. Nhưng ở đây chúng tôi đâu thấy câu thơ
nào của con chúng tôi được đưa lên báo chí để người ta có thể phân tích, bình
luận những câu thơ ấy để biết chính xác vấn đề, để biết tội là tội gì? Chứ bỗng
dưng khép tội con tôi chống nhà nước là chống ở chỗ nào? Những câu thơ đó chống
nhà nước là ở chỗ nào?
Mẹ
Phương Uyên, bà Nguyễn Thị Nhung tâm sự rằng khi nghe TV chiếu cảnh con bà nhận
sai trái với pháp luật Việt Nam, đã ăn năn, hối hận và xin được khoan hồng để
được án nhẹ nhất hầu có thể trở về trường tiếp tục học hành và cống hiến cho
đất nước, làm một công dân hữu ích cho đất nước, thì bà không rõ người con yêu
quý của ông bà sai trái ở chỗ nào? Bà
Nguyễn Thị Nhung giải thích:
“Nó là một đứa trẻ 20 tuổi chỉ thể hiện lòng
yêu nước, trong tay không có một công cụ gì để gọi là – theo người ta nói –
“tàng trữ hóa chất để chế thuốc nổ”. Tôi nghĩ cháu nhà tôi chắc không đủ khả
năng, không đủ điều kiện, mà chắc cũng không đủ cái tài đó. Thì làm sao cháu
làm được cái chuyện phi thường này? Tôi nghĩ không ra! Còn vấn đề nói cháu làm
thơ, làm gì đó để tỏ lòng yêu nước thì tôi nghĩ cháu chỉ có một quả tim yêu
nước, một lòng yêu nước, nhưng do cháu còn quá ấu trĩ cho nên thể hiện một cách
chưa đúng định hướng. Tôi muốn nói thêm một điều nữa, khẳng định một điều nữa
là cháu Uyên nhà tôi chỉ mang một dòng máu Việt, một quả tim yêu nước, thì dù
cháu có thể hiện như thế nào cũng chỉ vì lòng yêu nước mà thôi. Chứ làm sao từ
chỗ yêu nước lại trở thành một người bán nước hại dân? Còn vấn đề ai có ghép
tội hay gán cho con của tôi 5, 7 hoặc 10 tội gì đi nữa thì tôi nghĩ tôi chẳng
bất ngờ. Bởi vì tôi đã nhìn thấy đã có nhiều người đã trải qua tình trạng như
con tôi rồi. Tôi nghĩ bây giờ con chúng tôi cũng như cả gia đình chúng tôi như
con cá nằm trên thớt, có vẫy vùng như thế nào cũng chỉ là con cá nằm trên thớt.
Người ta muốn chặt làm mấy khúc là tùy.”
Không
minh bạch
Nhận
xét về trường hợp Nguyễn Phương Uyên, blogger
Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội lên tiếng:
“Việc
công an họ làm thì tôi cũng không nắm được nội dung việc làm của họ căn cứ vào
đâu. Tôi chỉ thấy trong vụ Nguyễn Phương Uyên này, họ bắt người một cách không
minh bạch, không rõ ràng, không đúng trình tự pháp luật. Nếu có cơ sở xác thực
và thực tế rằng cô Phương Uyên chỉ vì oán ghét Trung Quốc, thì tôi ủng hộ hành
động của Phương Uyên phát xuất từ tinh thần yêu nước, vấn đề về tổ quốc, lãnh
thổ, hải đảo của tổ quốc. Trong tinh thần như vậy thì tôi ủng hộ Phương Uyên.”
Blogger
Người Buôn Gió cũng nhắc lại hành động bất minh của công an khi bắt giữ Nguyễn
Phương Uyên và sau cùng gán cho Phương Uyên “phạm tội tuyên truyền, rải truyền
đơn”. Theo Người Buôn Gió:
“Nội
dung truyền đơn ấy thì tôi cũng không biết rõ là gì. Nhưng trong những điểm tin
trên báo, trên truyền hình nói là chống Trung Quốc – tức là có yếu tố làm ảnh
hưởng tới mối quan hệ với Trung Quốc, thì tôi nghĩ chỉ như thế mà nói cô Phương
Uyên tuyên truyền chống chế độ thì quá là sai. Vì thực sự Trung Quốc xâm chiếm
biển đảo của Việt Nam là điều rành rành mà báo chí Việt Nam đã nói đến. Rồi
những hành động của phía Trung Quốc như hành hung, bắt ngư dân Việt Nam, đâm,
phá thuyền ngư dân Việt Nam thì báo chí vẫn nói hàng ngày. Cô Phương Uyên tiếp
thu những điều phổ biến trên báo chí, thì theo phản ứng của một người dân yêu
nước, cô ấy phản đối những hành vi của Trung Quốc, đó là chuyện đương nhiên,
người dân yêu nước nào cũng phải làm như vậy. Như thế mà gán cho Phương Uyên là
tuyên truyền chống nhà nước là điều vô lý.
Qua
bài “Chiến thắng của những kẻ yếu đuối”,
GS Nguyễn Hưng Quốc bên Úc cho thấy một bức tranh tương phản”thiện-ác” liên
quan trường hợp Nguyễn Phương Uyên, lưu ý rằng lâu nay, ai cũng biết chính phủ
Việt Nam độc tài và tàn bạo, thể hiện qua các vụ đàn áp biểu tình, đàn áp các
nông dân chống nạn cướp đất; thể hiện qua các phiên tòa xét xử những người yêu
nước, từ vụ Cù Huy Hà Vũ đến Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh
Hải, Việt Khang… Nhưng, theo GS Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Phương Uyên thì khác:
Em chỉ là một sinh viên nhỏ nhắn, yếu đuối, hồn nhiên và còn vô tư lắm, nhưng
chỉ có “vấn đề” là “ghét Trung Quốc”. Hình ảnh “nhỏ nhoi và yếu ớt” ấy tương
phản cảnh mười tên công an ập vào nhà trọ bắt em, công an phường và công an
quận bai bãi chối việc giam giữ em, hình ảnh cả một hệ thống tuyên truyền của
nhà nước xúm vào xuyên tạc và bôi nhọ em, và cuối cùng, hình ảnh cả một guồng
máy quyền lực âm mưu giày xéo lên em. GS
Nguyễn Hưng Quốc nhấn mạnh “Tính chất nạn nhân của Nguyễn Phương Uyên
càng được tô đậm, tính chất độc tài và tàn bạo của chính quyền cũng theo đó bị
gia tăng theo cấp số nhân”.
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment