Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-11-04
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/3-dissidents-rewarded-2012-prize-vn-hr-gm-11042012001202.html
Ba nhà hoạt động vì
nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam là cô Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh
Thục Vy được trao giải thưởng năm nay của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.
Từ trái sang: cô
Phạm Thanh Nghiên, blogger Tạ Phong Tần và cô Huỳnh Thục Vy. File photo
Nhân
dịp này Gia Minh hỏi chuyện ông Nguyễn Bá Tùng, trưởng ban điều phối của Mạng
Lưới Nhân Quyền Việt Nam, về việc chọn trao giải đó.
Trước
hết, ông cho biết về qui trình tuyển chọn cho Giải Nhân quyền Việt Nam năm nay:
Sự hy
sinh được thừa nhận
Nguyễn Bá Tùng: Việc tổ chức hằng
năm như thế này, độ khoảng tháng 7, Mạng Lưới Nhân Quyền ra thông báo đề nghị
đồng bào gửi đơn đề cử. Đồng bào trong và ngòai nước tham gia trong ba tháng,
đến cuối tháng 9, chúng tôi thành lập Ban Tuyển Chọn. Năm nay Ban Tuyển chọn
gồm 15 người sống tại nhiều nơi trên thế giới và có theo dõi, hiểu biết về tình
hình nhân quyền trong nước.
Năm
nay chúng tôi nhận được 24 đơn đề cử, trong đó có 8 đơn từ trong nước. Có những
đơn do cá nhân đề cử, có những đơn do các đoàn thể đề cử, có đơn do nhiều người
đứng tên. Chẳng hạn như đơn đề cử cô Phạm Thanh Nghiên do Khối 8406, rồi một
trong những đơn đề cử cô Huỳnh Thục Vy do 5 nhà đấu tranh trong nước đứng ra đề
cử trong đó có anh Nguyễn Văn Đài, anh Nguyễn Bắc Truyển, anh Tiêu Dao Bảo Cự,
anh Hà Sĩ Phu, anh Trần Mạnh Hảo. Nói tóm lại, năm nay chúng tôi nhận được 24
đơn đề cử 13 đơn vị; nghĩa là trong đó có những tổ chức được đề cử. Chúng tôi
có 13 ‘sự lựa chọn’ và đã chọn được ba ứng viên xuất sắc nhất. Việc lựa chọn đó
là ngẫu nhiên chứ không phải chúng tôi cố ý chọn phụ nữ đâu.
Gia Minh: Thưa ông, Mạng
lưới Nhân quyền lập giải này được 1 năm rồi; qua thời gian thì bao giờ những
người được trao giải đều gặp những ‘trở ngại’ ở trong nước vì nhà cầm quyền Hà
Nội cho rằng những người đó có làm những việc ‘chống phá lại Việt Nam;, vậy
Mạng Lưới Nhân Quyền lập luận thế nào?
Nguyễn Bá Tùng: Đó là điều bình
thường thôi, vì những nhà đấu tranh ở trong nước sở dĩ họ đấu tranh vì họ không
chấp nhận đường lối cai trị ‘chà đạp quyền làm người’. Vì vậy chúng tôi chọn
những người xuất sắc trong điều đó thì ‘Nhà Nước Việt Nam’ không bằng lòng
thôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là những người ở ngoài này không có quyền
nêu những tấm gương để cho những thế hệ tiếp theo, cũng như thế hệ trẻ theo đó
mà ‘bắt chước’ để mà làm sao đấu tranh có được một đời sống xứng đáng với phẩm
giá của mình.
Gia Minh: Vậy Mạng lưới
Nhân quyền nhận thấy tác động của việc trao giải thưởng trong thời gian qua ra
sao?
Nguyễn Bá Tùng: Vì không phải có
những con số để đếm được nên khó. Tuy nhiên qua báo cáo của những anh em mà
chúng tôi liên lạc được ở trong nước thì anh em rất phấn khởi; nhất là những
gia đình nhận được giải nhân quyền hằng năm họ ‘lên tinh thần’, họ thấy sự hy
sinh của họ được thừa nhận. Và đối với những người khác thấy đó là ‘an ủi’ cho
những nhà đấu tranh đã hy sinh sức khỏe, mạng sống, tiền bạn, cuộc sống gia
đình để dấn thân vào con đường đấu tranh.
Bảo
đảm quyền con người
Gia Minh: Để tiếp tục hỗ
trợ cho những con người dấn thân đấu tranh vì quyền con người ngay tại Việt Nam
thì Mạng Lưới Nhân quyền sẽ có những hoạt động thế nào?
Nguyễn Bá Tùng: Mạng Lưới Nhân
Quyền hoạt động trong ba lĩnh vực. Hoạt động yểm trợ những nhà đấu tranh trong
nước là một. Hai lĩnh vực khác: lĩnh vực giáo dục làm sao cho người dân ý thức
được những quyền mà mình được hưởng là quyền tự nhiên, và lĩnh vực vận động
quốc tế. Riêng lĩnh vực hỗ trợ thì chúng tôi có những hỗ trợ về mặt tinh thần
như Giải Nhân quyền, rồi chúng tôi có những món quà Tết hằng năm, rồi sự giúp
đỡ về tài chính, thuốc men khi gia đình họ gặp túng thiếu...
Gia Minh: Mảng giáo dục
nâng cao nhận thức về quyền con người đến nay có những trở ngại và thuận lợi ra
sao?
Nguyễn Bá Tùng: Công tác này rất
thuận lợi nhất là với những phương tiện truyền thông hiện nay. Vì ‘Nhà Nước’
bưng bít thông tin, chúng tôi chuyển tải những thông tin, tài liệu. Mạng Lưới
Nhân quyền trong 15 năm sinh hoạt đã dịch ra những bộ luật căn bản như Bộ Luật
Quốc tế Nhân quyền. Nhất là chuyển tải những bài bình luận, những tin tức về
sinh hoạt đấu tranh quyền làm người trên thế giới. Giới trẻ trong nước ý thức
được. Theo tôi nghĩ, với đà này thì Nhà Nước không thể nào bưng bít được. Trước
sau gì việc xây dựng một tương lai mà trong đó quyền làm người được thừa nhận
và bảo đảm được thực hiện ở Việt Nam.
Gia Minh: Và việc phối hợp
với các tổ chức khác và trình bày (vấn đề) với các tổ chức chuyên về vấn đề
nhân quyền quốc tế thì ra sao?
Nguyễn Bá Tùng: Đó là vấn đề quốc
tế vận. Chúng tôi có hai đối tượng đó là các tổ chức phi chính phủ và các chính
khách, chính quyền. Trong thời gian này chúng tôi tập trung chú ý vào các tổ
chức phi chính phủ; vì chúng tôi nhận định rằng trong hoàn cảnh kinh tế hiện
nay, vấn đề dùng nhân quyền như là sức mạnh, áp lực trong vấn đề ngoại giao là
khó khăn đối với các chính phủ. Như anh biết hiện nay có ít chính quyền xem vấn
đề nhân quyền như là sách lược chính của vấn đề ngoại giao; do đó chúng tôi ‘quay
đến’ với những tổ chức phi chính phủ như Human Rights Watch, Tổ chức Ân Xá Quốc
Tế... Cho đến nay Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam đã thiết lập những mối liên lạc
rất chặt chẽ với những tổ chức đó.
Gia Minh: Cám ơn ông.
Xin
phép được nhắc lại, Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở chính tại bang
California Hoa Kỳ. Tổ chức này ra đời hồi tháng 11 năm 1997.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
---------------------------
Web
----------------------------
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-11-04
Một số ý kiến từ
trong nước về giải thưởng nhân quyền năm 2012 của Mạng Lưới Nhân quyền Việt
Nam.
Mạng
lưới Nhân quyền Việt Nam, trụ sở chính tại bang California, hôm ngày 2 tháng 11
vừa qua ra thông báo trao giải thưởng năm nay cho ba nhà đấu tranh tại Việt Nam
là Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy.
Trong
chương trình trước, chúng tôi gửi đến quí vị bài phỏng vấn trưởng ban Điều hành
của Mạng Lưới về một số thông tin liên quan. Hôm nay, mời quí vị cùng theo dõi
ý kiến từ trong nước về giải thưởng nhân quyền năm nay của Mạng Lưới Nhân quyền
Việt Nam.
Nguồn
động viên
Thông
cáo báo chí của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam hôm ngày 2 tháng 11 nêu rõ ‘Giải
Nhân quyền Việt Nam do Mạng lưới Nhân quyền thành lập vào năm 2002 và được tổ
chức hằng năm nhằm tuyên dương thành tích đấu tranh bất bạo động của những
người đã chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính mình, cho lý tưởng nhân
quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam’.
Hai
trong số ba người được giải năm nay đều trải qua nhà tù của nhà cầm quyền Việt
Nam. Đó là cô Phạm Thanh Nghiên chịu án bốn năm tù giam và mới mãn hạn tù hồi
tháng 9 năm nay. Còn cô Tạ Phong Tần, chủ trang blog Sự Thật và Công Lý thì
hiện đang thụ án 10 năm tù giam. Cả hai đều bị truy tố về tội danh tuyên truyền
chống Nhà Nước.
Bản thân cô Phạm
Thanh Nghiên bày tỏ những suy nghĩ khi nhận được thông tin Mạng Lưới Nhân quyền
chọn cô là một trong ba người để trao giải năm nay:
“Quả
thật khi được biết tôi là một trong ba phụ nữ nhận được giải thưởng của Mạng
Lưới Nhân quyền Việt Nam, tôi rất vui mừng và bất ngờ bởi vì tôi nghĩ những gì
mà tôi đóng góp cho nhân quyền Việt Nam rất ít ỏi, nhỏ bé, còn nhiều người xứng
đáng hơn tôi; nên tôi bất ngờ về điều đó.
Tôi
cũng xin chia sẻ thêm một chút: ngoài vui mừng tôi cũng cảm thấy chạnh lòng, vì
như chúng ta đã biết ba gương mặt được giải năm nay đều là phụ nữ. Tôi là một
cựu tù nhân lương tâm, không biết có phải trở lại ‘nhiệm sở bất đắc dĩ’ đó nữa
hay không. Đó là việc ở phía trước. Khi nghĩ đến chị Tạ Phong Tần tôi rất xúc
động, cảm động. Tôi xin gửi lời chúc mừng đến chị Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục
Vy.
Những
gì tôi trải qua trong tù, thì không phải ai cũng có thể bước qua được.”
Người thứ ba được
nhận giải là cô Huỳnh Thục Vy, một cây bút trẻ trong nước. Cô từng bị
công an sách nhiễu vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam.
Cô được một số nhà đấu tranh trong nước đề cử vào danh sách các ứng viên cho
giải thưởng nhân quyền năm nay. Một
trong những người đó là luật sư Nguyễn Văn Đài và ông cho biết lý do đề cử
Huỳnh Thục Vy:
“Thứ nhất xuất phát từ gia đình Huỳnh Thục Vy
là một gia đình rất đặc biệt tại Việt Nam - một gia đình có đến hai thế hệ cùng
tham gia viết bài về tự do dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam; có tinh thần đấu
tranh rất gan dạ và dũng cảm. Mặc dù trước sức ép của chính quyền địa phương
nhưng họ không nao núng tinh thần. Họ giữ rất vững khí tiết, tinh thần của
người đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. Bản thân cô Huỳnh Thục Vy so với
nhiều người khác thì chưa có đủ yếu tố để nhận giải thưởng, nhưng nếu tính
‘cộng’ cả gia đình lại thì họ xứng đáng nhận được giải thưởng như thế. Bản thân
Huỳnh Thục Vy đại diện cho cá nhân và cả gia đình. Vì lý do như vậy mà tôi cùng
một số anh em viết thư đề cử lên Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam.”
Phản
ứng trước nhà cầm quyền
Cả
ba người phụ nữ được trao giải nhân quyền năm nay của Mạng Lưới Nhân quyền Việt
Nam từng chịu sách nhiễu từ phía cơ quan chức năng Việt Nam vì những hành động
công khai đấu tranh cho những quyền căn bản của con người, cũng như lên tiếng
về việc đất nước bị phía Trung Quốc xâm lấn.
Nay
khi họ nhận được một giải thưởng từ một tổ chức như Mạng Lưới Nhân quyền từ
nước ngoài trao cho chắc hẳn họ sẽ phải chịu ghi thêm một nét đen từ phía nhà
cầm quyền Việt Nam.
Tuy nhiên đối với Cô
Phạm Thanh Nghiên, người vừa rời khỏi nhà tù sau bốn năm thì những ‘trở ngại’
dự báo trước đối với cô không là một vấn đề lớn, cô cho biết:
“Tôi không thấy trở ngại gì về vấn đề nhà cầm
quyền sẽ đối xử với tôi sau khi nhận được giải này.Tôi không có khái niệm đó.
Tôi chỉ có khái niệm vui mừng, chưa xứng đáng lắm mà được sự yêu mến để nhận
giải này.”
Luật sư Nguyễn Văn
Đài, một cựu tù nhân lương tâm, thì có chia sẻ kinh nghiệm và nhận định của bản
thân về ứng xử từ phía nhà cầm quyền đối với những nhà đấu tranh trong nước như
sau:
“Trong
những năm trước khi những người nhận được giải thưởng của Mạng lưới Nhân quyền
hay các tổ chức nhân quyền thì cũng bị những áp lực, sách nhiễu từ phía chính
quyền; những một hai năm trở lại đây việc đó giảm bớt. Việt trao giải thưởng là
vinh dự, nhưng họ cũng phải chịu ‘đôi chút’ áp lực. Nếu họ vượt qua thì mới
thực sự xứng đáng, và cổ vũ tinh thần cho những người tiếp theo đấu tranh cho
nhân quyền tại Việt Nam.”
Ý chí
đấu tranh
Trong
thời gian gần đây, tòa án Việt Nam đưa một số nhà đấu tranh ra xử và tuyên
những bản án được cho là nặng đối với những người đó như Blogger Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải 12 năm tù giam, blogger Sự Thật & Công lý Tạ Phong Tần 10
năm tù giam, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, nhạc sĩ Việt Khang 4 năm
tù giam… Giới quan sát cho rằng những bản án nặng đó là sự răn đe đối với những
người dám công khai nêu ra những sai trái của nhà cầm quyền trong nhiều vấn đề
nhất là hoạt động bảo vệ chủ quyền đất nước, không thực tâm chống tham nhũng… Tuy nhiên đối với những người như cô Phạm
Thanh Nghiên thì những bản án đó lại có tác dụng ngược như phát biểu của cô sau
đây:
“Bản
thân tôi luôn kiên định cuộc đấu tranh bất bạo động, mà chúng tôi dùng chính
trách nhiệm và lương tâm của chúng tôi. Chúng tôi cũng không xấu hổ khi nói
rằng những người đấu tranh vì nhân quyền, vì công bằng, tự do dân chủ, là những
người rất dũng cảm, có khí phách. Bởi vì có khí phách - tức đi làm những việc
có chính nghĩa, những việc phải mà không sợ bị cường quyền đàn áp. Tôi cũng
kiên định với những mục tiêu mà tôi đã chọn ngay từ thuở ban đầu.”
Luật sư Nguyễn Văn
Đài cũng cho biết hướng tới của những người dám dấn thân cho công cuộc đấu
tranh vì tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam:
“Một
trong những nổ lực của chúng ta là phổ biến được kiến thức về nhân quyền đến
mọi tầng lớp người dân, nhất là thế hệ trẻ.”
Xin
được nhắc lại cô Phạm Thanh Nghiên và Tạ Phong Tần từng được tổ chức theo dõi
nhân quyền Human Rights Watch trao giảo Hellman Hammett. Đây là giải thưởng
nhằm vinh danh những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và có thái độ
dũng cảm trước mọi đàn áp chính trị.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment