Di sản chính trị của triều đại Hồ Ôn (I)
Đặng Duật Văn • Người Dịch: Hu Zi
Đặng Duật Văn • Người Dịch: Hu Zi
10-11-2012
Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo nắm quyền trong 10 năm từ năm 2002 tới
2012. Trong 10 năm này đối với thế giới hay là Trung Quốc đều phát sinh biến
hóa to lớn, cho nên ở thời điểm sắp kết thúc một thời đại như thế này, vấn đề
đánh giá những thành tựu đạt được, những vấn đề còn lại và những di sản để lại
cho thế hệ sau, không tâng bốc, cũng không bới móc sẽ là khảo nghiệm đối với
lương tri và phán đoán của chúng ta.
Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào trong buổi nói chuyện ngày 23/7 có nói về phương hướng phát triển trong tương lai, nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải vững vàng đi trên con đường phát triển lâu dài đúng đắn mà đảng và nhân dân đã vạch ra, không được sợ hãi trước bất kỳ nguy hiểm nào, không được dao động trước bất cứ sự gây nhiễu nào. Giải phóng tư tưởng trước sau là vũ khí đầy sức mạnh đưa đảng và nhân dân tiến về phía trước, cải cách mở cửa trước sau là động lực thôi thúc mạnh mẽ sự nghiệp phát triển của đảng và nhân dân, chúng ta cần phải kiên trì con đường cải cách mở cửa, không đước cứng nhắc, không được ngưng trệ, đoàn kết mọi sức mạnh tập trung được, thúc đẩy mọi nhân tố tích cực có thể tập trung được, tin tưởng vào chiến thăng huy hoàng trước những khó khăn trắc trở trên con đường chúng ta bước đi.
Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào trong buổi nói chuyện ngày 23/7 có nói về phương hướng phát triển trong tương lai, nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải vững vàng đi trên con đường phát triển lâu dài đúng đắn mà đảng và nhân dân đã vạch ra, không được sợ hãi trước bất kỳ nguy hiểm nào, không được dao động trước bất cứ sự gây nhiễu nào. Giải phóng tư tưởng trước sau là vũ khí đầy sức mạnh đưa đảng và nhân dân tiến về phía trước, cải cách mở cửa trước sau là động lực thôi thúc mạnh mẽ sự nghiệp phát triển của đảng và nhân dân, chúng ta cần phải kiên trì con đường cải cách mở cửa, không đước cứng nhắc, không được ngưng trệ, đoàn kết mọi sức mạnh tập trung được, thúc đẩy mọi nhân tố tích cực có thể tập trung được, tin tưởng vào chiến thăng huy hoàng trước những khó khăn trắc trở trên con đường chúng ta bước đi.
Những lời trên dù là một phần nói về tương lai, nhưng cũng có thể xem là lời tổng kết quãng đường mà chúng ta đã đi trong 10 năm qua. Đảng Cộng sản Trung Quốc nghiên cứu lịch sử, đánh giá một thời đại, chúng ta cần phải có cảm nghĩ về lịch sử. Cảm nghĩ này chính là góc nhìn rộng lớn của chúng ta đối với lịch sử, từ góc nhìn của chúng ta về biến hóa của một thời đại. Những kết luận đúc rút được mới có khả năng không bị những biểu hiện trên bề mặt che phủ đi, mà là vượt qua sự trải nghiệm của logic lịch sử.
Đối với triều đại 10 năm của Hồ - Ôn, chúng ta có thể đánh giá qua 3 giai đoạn thời gian, bao gồm: cận đại, lập quốc và cải cách mở cửa. 10 năm này được phân bổ trong 3 giai đoạn trên như sau: 1/10, 1/6, 1/3.
Từ sau thời Thanh Mạt, đế quốc Trung Hoa bước vào thời kì ngủ say, đã thua cuôc trong cuộc canh tranh toàn diện với những nền văn minh mới nổi đầy sức mạnh. Từ chiến tranh Nha Phiến trở đi, bảo tồn sức mạnh dân tộc đã trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất. Từ năm 1949 sau khi lập quốc, nhiệm vụ này coi như cơ bản hoàn thành, tự cường cũng bắt đầu từ đây. Cho đến thời cải cách mở cửa, 30 năm trước với những phong trào chính trị và bối cảnh chiến tranh lạnh của mối quan hệ quốc tế phức tạp, một lần nữa Trung Quốc lại mở to mắt quan sát thế giới, lại vấp phải vấn đề “bị khai trừ khỏi ngôi làng toàn cầu”, hòa nhập vào sân chơi quốc tế là hòa nhập vào thế giới văn minh phương Tây với những vấn đề dai dẳng và bị chỉ mặt nói tên.
Từ ví dụ trên có thể thấy rằng, tuy rằng 3 giai đoạn thời gian trên với những hoàn cảnh cụ thể, với nhiệm vụ và mục tiêu khác nhau, lại có cùng một đặc điểm hay là một sợi dây xuyên suốt, chính là từ lúc Trung Quốc mở to mắt quan sát thế giới, theo đuổi độc lập dân tộc và tự cường đất nước chính là sứ mạnh của tầng tầng lớp lớp người Trung Quốc. Chỉ là trong thời cận đại, thì quá trình hiện đại hóa là quá trình bị động, sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, quá trình này mới chuyển biến sang tự giác. Cho tới cải cách mở cửa, mục tiêu của quá trình học tập là trờ thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa chuyển thành quốc gia tư bản chủ nghĩa kiểu phương Tây.
Trên tuyến tư tưởng như vậy, triều đại chấp chính của bộ đôi Hồ Ôn là sự kéo dài của ba giai đoạn thời gian kể trên. Trong 10 năm qua, mục tiêu hùng cường đất nước đã thực hiện được, hiện tại địa vị của Trung Quốc trên thế giới có thể nói là chưa từng có trước đây. Đối với mục tiêu hiện đại hóa, cũng tự chủ hơn 3 giai đoạn kể trên, Trung Quốc ngoài việc học tập mô hình phát triển của Phương Tây còn tự tìm ra con đường mang màu sắc Trung Quốc, đưa dấu ấn Trung Quốc vào con đường hiện đại hóa đất nước.
Quá trình hiện đại hóa của Phương Tây là theo sự phát triển của phương thức sản xuất đi lên, tới thời điểm Trung Quốc bắt đầu hiện đại hóa thì bọn họ đã phát triển được cả hai, ba trăm năm rồi. Trung Quốc va chạm đồng thời học hỏi từ nền văn minh Phương Tây, từ văn minh canh nông và phương thức sản xuất lạc hậu tiến bước tới dòng chảy hiện đại (cận đại hóa) với mục tiêu là nâng cao sức mạnh của bản thân. Cho nên quá trình hiện đại hóa Trung Quốc trước thời lập nước Trung Quốc mới là quá trình chuyển hóa bị động chưa hoàn tất. So với ba khoảng thời gian trên, trong 10 năm qua thì tiến tình hiện đại hóa đã được đẩy nhanh, những đặc điểm của nó cũng rõ ràng hơn, mục tiêu và nội dung của công cuộc tự cường cũng trở nên tự giác hơn. Đồng thời có một đặc điểm không thể không nói tới là kĩ thuật mạng internet phát triển nhanh chóng vượt bậc, với những hình thức truyền thông mới xuất hiện đã mang tới kết quả là thay đổi triệt để mô hình sinh thái của xã hội Trung Quốc, có tác dụng thúc đẩy, nâng cao lớn lao ý thức dân chủ, dân quyền của nhân dân, đối với sự kiểm soát của đảng và chính phủ mà nói thì nó trở thành một sự thách thức. Về tổng thể, đảng và chính phủ mà trước hết là ở cấp cơ sở đứng trước sự thay đổi này chưa có sự thích ứng cần thiết. Họ vẫn đang dùng những thủ đoạn quản lí theo kiểu đối phó để chống lại sự đòi hỏi ngày càng tăng từ phía nhân dân. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại nổi cộm trong xã hội và những sự kiện biểu tình tập thể ngày càng gia tăng trong nước.
Cho nên từ góc nhìn 3 giai đoạn trên để đánh giá 10 năm vừa qua, có thế nói thành tựu to lớn, tuy nhiên có nhiều vấn đề còn tồn đọng. Giống như người già hay nói chuyện cũ, lại là những đánh giá thực sự cầu thị. Đằng sau những thành công chính là những vấn đề tồn tại cần phải giải quyết, đây chính là hai nửa không thể tách rời của một khối cầu. Cụ thể mà nói, 10 năm qua có ảnh hưởng to lớn không những với Trung Quốc mà còn với cả tưởng lai phát triển của thế giới, chủ yếu thể hiện ở những điểm sau:
• Nền kinh tế Trung Quốc có bước nhảy vọt về lượng với vị trí thứ hai thế giới, bắt đầu đứng vào hàng ngũ những nước có thu nhập trung bình, tỉ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm xuống. 10 năm trước GDP Trung Quốc vượt quá mốc 10 nghìn tỉ RMB, đứng ở vị trí thứ 6 toàn thế giới, sau 10 năm đã vươn lên vị trí thứ hai. Thu nhập bình quân đầu người từ 1000 USD năm 2002 lên 5414 USD vào năm 2011. Số lượng người nghèo giảm xuống còn 120 triệu. Ý nghĩa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai không chỉ ở chỉ số tăng trưởng GDP hay thu nhập bình quân đầu người mà nó là hiện tín hiệu trở lại của một nước lớn có nền lịch sử lâu đời, tín hiệu đặt nền móng thuận lợi để thực hiện mục tiêu tới năm 2020 xây dựng xong xã hội tiểu khang giàu có phồn vinh.
• Đưa ra một đường lối phát triển mới. Trong 10 năm qua với học thuyết phát triển khoa học kĩ thuật và xây dựng xã hội hài hòa làm đường lối nòng cốt dẫn dắt tư tưởng xã hội Trung Quốc. Trong thời kì xây dựng và hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, học thuyết giải đáp những thắc mắc về đường lối phát triển, giải quyết mệnh đề phát triển thời đại, tạo nên thực tiễn huy hoàng tươi sáng cho xã hội Trung Quốc. Đồng thời cũng chứng minh đảng Cộng sản Trung Quốc (sau đây gọi là Trung Cộng) có đủ khả năng đi cùng thực tế, phản ánh yêu cầu của thời đại, dẫn dắt sự phát triển của thời đại.
• Có những tiến bộ đầu tiên trong việc công khai lĩnh vực hành chính. Chính phủ hiện tại là một chính phủ công khai, minh bạch. Chỉ có thông tin, quyết sách của chính phủ được công khai minh bạch mới có thể làm giảm tới mức thấp nhất những quyết sách sai lầm và nạn tham ô hối lộ, kéo gần khoảng cách với nhân dân, từng bước cho người dân tham gia vào những quyết sách của chính phủ, dần xây dựng một chính phủ trong sạch và một nền chính trị trong sạch, nhất là với vai trò của chính phủ trong xã hội Trung Quốc hiện nay mà nói, công khai minh bạch rất quan trọng. Trong 10 năm qua, từ dịch cúm SARS bắt đầu công khai hóa cho tới sự công khai về ban hành các bộ luật, về ngân sách chính phủ, với sự phát triển của truyền thông thì quá trình công khai hóa của chính phủ có bước tiến bộ rõ rệt
• Quá trình gia nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới đã có bước tiến dài, từ đó Trung Quốc không thể quay lại thời kỳ đóng cửa như trước. Tuy rằng việc gia nhập WTO không phải chỉ là sự việc của 10 năm qua, nhưng trong thời gian này, với việc thực hiện cam kết mở cửa thị trường đã đưa Trung Quốc đi tới con đường mở cửa về phía trước, càng thuận lợi hơn trong việc hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu, thu hút những cái hay của nền văn minh Phương Tây, thực hiện mục tiêu hiện đại hóa chúng ta từ trăm năm trước.
• Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành quả bước đầu. Với những thành công về với các hạng mục chính liên quan trực tiếp tới đời sống nhân dân như giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, nhà ở. Cải thiện phân phối thu nhập, giảm bớt mâu thuẫn xã hội do phân hóa giàu nghèo, thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như kích thích kinh tế tiêu dùng nội địa. Trong 10 năm qua, tuy xây dựng kinh tế vẫn là trung tâm của các hạng mục thì bên cạnh đó công cuộc xây dựng xã hội cũng có những bước tiến dài, ví dụ như bãi bỏ thuế nông nghiệp, bãi bỏ những khoản thu phụ ngoài học phí, xây dựng nền giáo dục nghĩa vụ, bãi bỏ lệ phí với thuốc men y tế, xây dựng được hệ thống bảo hiểm xã hội tuy còn ở mức độ thấp, từ đó cải thiện to lớn đối với dân sinh.
• Thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa không những có vai trò trong nền kinh tế, nó còn đảm bảo cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong 20 năm tới, ngoài ra quá trình đô thị hóa còn biến đổi phương thức sinh sống, nhân sinh quan của người dân, sự biến đổi này là rất to lớn, không thể ước tính. Sự chuyển hướng của Trung Quốc có một nội dung quan trọng là chuyển từ văn minh canh nông sang nền văn minh công nghiệp, từ nông thôn chuyển sang thành thị, việc này cần quá trình đô thị hóa để hoàn thành. Trong 10 năm qua, tiến trình đô thị hóa tiến nhanh với mức tăng hơn 1% mỗi năm, ngày càng có nhiều nông dân bị cuốn vào cơn lốc đô thị hóa, hiện tại tỉ lệ dân số ở thành thị đã vượt quá 50%, hoàn thành sự biến chuyển của Trung Quốc từ nông thôn ra thành thị.
• Đưa ra những chủ trương mới về trật tự thế giới, địa vị quốc tế và sức ảnh hưởng được nâng cao rõ rệt. Là kết quả sau 10 năm phát triển tổng hợp sức mạnh đất nước, địa vị quốc tế và sức ảnh hưởng của Trung Quốc đã tiến thêm một bước. “Mô hình Trung Quốc” được giới thiệu, cục diện G2 được thảo luận, tiếng nói Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế ngày càng có sức nặng hơn. Là một quốc gia mới nổi lên, cũng cần phải đưa ra một chủ trương trật tự thế giới có liên quan tới bản thân. Trung Quốc đã giới thiệu thuyết phát triển thế giới hài hòa ra với thế giới, ra sức phấn đấu vì mục tiêu một môi trường quốc tế hòa bình và phát triển, là một trong những lực lượng cầm đầu chính nghĩa quốc tế.
Xem tiếp phần II
Nguồn bài viết của Đặng Duật Văn Di sản chính trị của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo.
Nguồn: Di sản chính trị của triều đại Hồ Ôn.
By Hu Zi on Thursday, November 8, 2012 at 8:45pm
Di sản chính trị của triều đại
Hồ Ôn (II)
Đặng Duật Văn • Người Dịch: Hu Zi
Đặng Duật Văn • Người Dịch: Hu Zi
11-11-2012
Tiếp
theo phần
I
Như đã nói ở trên, đằng sau những thành công luôn có những vấn đề còn tồn đọng. Trong 10 năm cầm quyền của Hồ Ôn, những thành tựu đã đặt nền móng cho sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai, thực hiện một số cải cách về chế độ, tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề nổi cộm, dưới sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố nên trong tương lai không dễ giải quyết và hoàn thành mục tiêu, chỉ có thể để lại cho những người kế nhiệm nỗ lực giải quyết nó. Phần dưới đây sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
Những vấn đề phát sinh có rất nhiều, nói thẳng thắng thì còn nhiều hơn cả những thành tựu đã đạt được. Ở Trung Cộng, vấn đề lớn nhất và cũng bức xúc cần phải giải quyết trước tiên chính là sự cách biệt giàu nghèo ngày càng sâu sắc, sự công bằng xã hội bị xói mòn nghiêm trọng, cũng như sự mong đợi bức thiết quyền làm chủ thực sự của nhân dân là một thách thức có tính nguy cơ về sự cầm quyền hợp pháp của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngoài ra, từ góc độ hiện đại hóa Trung Quốc, trong 10 năm qua Hồ Ôn đã không giải quyết được cũng như có những bước tiến thực sự, ở một số phương diện còn có sự thụt lùi. Những vấn đề này gồm những điều chỉnh kết cấu kinh tế không đạt được tiến triển lớn, thị trường nội địa chưa hình thành được sức mua lớn; cải cách chính sách về phân phối thu nhập chưa xuất hiện, mức chênh lệch về thu nhập ngày càng lớn; chính sách điều tiết bất động sản tuy đã tiến hành mấy lần nhưng hiệu quả không rõ ràng; hệ thống an sinh xã hội đã được thiết lập nhưng ở mức độ còn thô sơ, không chăm lo được cho nhân dân; cải cách hộ tịch chưa thể tách bạch với phục vụ công, dẫn tới tình trạng đô thị hóa diễn ra nhanh nhưng tầng lớp lao động nhập cư vẫn bị vứt ra rìa; kết cấu dân số lão hóa nhanh, chính sách dân số luôn đi sau hiện thực xã hội; tình hình ô nhiễm môi trường chưa có chuyển biến tốt, việc xây dựng hệ thống văn minh sinh thái vẫn chỉ là kế hoạch trên giấy; Hệ thống giáo dục cứng nhắc, đang bị hành chính hóa ngày càng nghiêm trọng, tư duy giáo dục cần những cải cách cấp bách và triệt để; tình hình nghiên cứu khoa học kỹ thuật tuy đã đạt được những thành công bước đầu, nhưng thành quả về nghiên cứu cơ bản và sáng chế còn quá ít; Hệ thống đạo đức xã hội đang trên đà suy đồi nhanh chóng, những giá trị nhân văn cốt lõi bị mất đi; tình trạng phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, mâu thuẫn giữa người dân và giới quan chức ngày càng lớn, tiêu chuẩn phục vụ công cộng và quản lý xã hội của nhà nước còn ở mức thấp; sự hình thành và phát triển của tầng lớp trung lưu còn non kém… Dưới đây là những phân tích chủ yếu.
Như đã nói ở trên, đằng sau những thành công luôn có những vấn đề còn tồn đọng. Trong 10 năm cầm quyền của Hồ Ôn, những thành tựu đã đặt nền móng cho sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai, thực hiện một số cải cách về chế độ, tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề nổi cộm, dưới sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố nên trong tương lai không dễ giải quyết và hoàn thành mục tiêu, chỉ có thể để lại cho những người kế nhiệm nỗ lực giải quyết nó. Phần dưới đây sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
Những vấn đề phát sinh có rất nhiều, nói thẳng thắng thì còn nhiều hơn cả những thành tựu đã đạt được. Ở Trung Cộng, vấn đề lớn nhất và cũng bức xúc cần phải giải quyết trước tiên chính là sự cách biệt giàu nghèo ngày càng sâu sắc, sự công bằng xã hội bị xói mòn nghiêm trọng, cũng như sự mong đợi bức thiết quyền làm chủ thực sự của nhân dân là một thách thức có tính nguy cơ về sự cầm quyền hợp pháp của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngoài ra, từ góc độ hiện đại hóa Trung Quốc, trong 10 năm qua Hồ Ôn đã không giải quyết được cũng như có những bước tiến thực sự, ở một số phương diện còn có sự thụt lùi. Những vấn đề này gồm những điều chỉnh kết cấu kinh tế không đạt được tiến triển lớn, thị trường nội địa chưa hình thành được sức mua lớn; cải cách chính sách về phân phối thu nhập chưa xuất hiện, mức chênh lệch về thu nhập ngày càng lớn; chính sách điều tiết bất động sản tuy đã tiến hành mấy lần nhưng hiệu quả không rõ ràng; hệ thống an sinh xã hội đã được thiết lập nhưng ở mức độ còn thô sơ, không chăm lo được cho nhân dân; cải cách hộ tịch chưa thể tách bạch với phục vụ công, dẫn tới tình trạng đô thị hóa diễn ra nhanh nhưng tầng lớp lao động nhập cư vẫn bị vứt ra rìa; kết cấu dân số lão hóa nhanh, chính sách dân số luôn đi sau hiện thực xã hội; tình hình ô nhiễm môi trường chưa có chuyển biến tốt, việc xây dựng hệ thống văn minh sinh thái vẫn chỉ là kế hoạch trên giấy; Hệ thống giáo dục cứng nhắc, đang bị hành chính hóa ngày càng nghiêm trọng, tư duy giáo dục cần những cải cách cấp bách và triệt để; tình hình nghiên cứu khoa học kỹ thuật tuy đã đạt được những thành công bước đầu, nhưng thành quả về nghiên cứu cơ bản và sáng chế còn quá ít; Hệ thống đạo đức xã hội đang trên đà suy đồi nhanh chóng, những giá trị nhân văn cốt lõi bị mất đi; tình trạng phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, mâu thuẫn giữa người dân và giới quan chức ngày càng lớn, tiêu chuẩn phục vụ công cộng và quản lý xã hội của nhà nước còn ở mức thấp; sự hình thành và phát triển của tầng lớp trung lưu còn non kém… Dưới đây là những phân tích chủ yếu.
Vấn đề nghiêm trọng thứ nhất – Việc điều chỉnh kết cấu nền kinh tế cũng như kết cấu tiêu dùng xã hội chưa đạt được đột phá. Tuy rằng trong 10 năm qua nền kinh tế đã có bước nhảy vọt về lượng với thành tích đứng thứ hai thế giới, tuy nhiên kết quả này có được là do mô hình kinh tế méo mó và sự phát triển ồ ạt về lượng, mô hình phát triển này không thể tránh được những biến động kinh tế từ bên ngoài, là sự cản trở cho kết cấu của nền kinh tế trong dài hạn. Cần phải chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào đầu tư công, xuất khẩu và hao phí năng lượng lớn sang nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo khoa học kĩ thuật và tiêu dùng làm chủ đạo phát triển, giải quyết tình trạng tái cân bằng nội bộ của nền kinh tế. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng từ những lợi ích nhóm cục bộ của các nền kinh tế địa phương, trong 10 năm qua những cải cách ở cách phương diện trên chưa được bao nhiêu, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, để giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế, đã phải giảm lại nhịp độ cải tổ, điều chỉnh kết cấu của nền kinh tế.
Vấn đề nghiêm trọng thứ hai – Chưa khuyến khích, nuôi dưỡng và phát triển tầng lớp trung lưu. Sự phát triển các quốc gia đã chứng minh, tầng lớp trung lưu là nền tảng của một xã hội thịnh vượng và ổn định. Nhưng sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu cần một loạt những điều kiện, nhất là xã hội phải hình thành nên một kết cấu mà trong đó trụ cột là tầng lớp trung lưu, nhà nước phải thiết lập những chính sách có lợi cho sự phát triển tầng lớp này về các mặt như phân phối thu nhập, nhà ở, an sinh xã hội. Trong 10 năm qua, do ảnh hưởng của nền kinh tế tăng trưởng nhanh, từ góc độ thu nhập thì tầng lớp trung lưu đã có sự tăng trưởng về số lượng, tuy nhiên sự tăng trưởng này luôn đi sau sự tăng trưởng về kinh tế, nguyên nhân nằm ở chỗ trong thời gian qua đã không tạo dựng được cơ chế phát triển tầng lớp trung lưu. Ví dụ như cải cách phân phối thu nhập bị đưa khỏi chương tiến trình ưu tiên, không thể tiến hành, làm cho tình trạng chênh lệch giàu nghèo không được cải thiện, người có thu nhập thấp không thể bước chân vào tầng lớp trung lưu; giá nhà cao chót vót nuốt chửng phần lớn thu nhập, làm cho họ khó có thể bước chân vào tầng giai tầng này; thị trường chứng khoán mất điểm liên tục, đưa nhiều người vào tròng, không những làm cho họ mất đi thu nhập từ khoản tiết kiệm mà còn phá tan giấc mơ trung lưu. Những ví dụ như trên có rất nhiều, với những gì đã liệt kê, chính phủ có thể làm tốt hơn nhiều.
Vấn đề nghiêm trọng thứ ba – Ngăn cách hộ tịch vẫn còn, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị tăng lên nhanh chóng. Chế độ hộ tịch là biện pháp chính để khống chế di dân, nhất là lực lượng nông dân. Trong 10 năm qua tuy tình hình đô thị hóa phát triển nhanh chóng, quá trình di dân cũng được đẩy mạnh, nhưng chế độ hộ tịch và lợi ích công cộng ở đô thị bị trói chặt vào nhau, lại liên qua tới tình hình tài chính và tăng trưởng kinh tế địa phương đó, cho nên những cải cách về hộ tịch không tiến triển được bao nhiêu. Một số thành phố vừa và nhỏ nới lỏng chế độ hộ tịch, tuy nhiên mức chuẩn để được chấp nhận vẫn còn rất cao, đại bộ phận nông dân, công nhân nhập cư không thể bước vào nổi cái bậc cửa cao như thế, tức là không thể đổi thân phận thành người thành phố được. Sự ngưng trệ của cải cách chế độ hộ tịch cũng chính là nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn giữa nông thôn và thành thị, việc trưng thu đất nông nghiệp để phát triển đô thị, vấn đề nông dân bị mất đất và một loạt những vấn đề khác, một loạt quyền lợi của nông dân bị tước đoạt trắng trợn trong quá trình đô thị hóa, dẫn tới kết cấu thành thị – nông thôn với thị dân – nông dân ở Trung Quốc diễn biến thành kết cấu nông dân, công nhân nhập cư và thị dân.
Vấn đề nghiêm trọng thứ tư – Chính sách về dân số đi sau hiện thực rất xa, kết cấu dân số đang bị lão hóa nhanh chóng. Quyền được sinh đẻ là quyền cơ bản của con người, nhưng trong 10 năm qua nhà nước vẫn thực thi chính sách một con một cách cứng nhắc, không những làm cho kết cấu dân số lão hóa ngày càng nhanh, tỉ lệ thanh niên suy giảm nhanh chóng, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và chế độ chăm sóc người cao tuổi không được nâng cao, còn dẫn tới tình trạng nhiều gia đình mất người nối dõi, mất cân bằng giới tính trầm trọng. Chế độ sinh đẻ kế hoạch đã dẫm đạp thô bạo lên quyền lợi của dân chúng đang diễn ra hàng ngày.
Vấn đề nghiêm trọng thứ năm – Nền giáo dục và nghiên cứu khoa học đang bị hành chính hóa, danh lợi hóa và quan liêu hóa dẫn tới tình hình không được cải thiện, bóp chết năng lực sáng tạo từ các nhân tài. Giáo dục và nghiên cứu khoa học là nền tảng cơ bản của một quốc gia. Trong 10 năm qua tuy rằng đã đạt được một số thành công trong lĩnh vực này nhưng lại chỉ chú trọng số lượng mà bỏ qua chất lượng, nhân tài kiệt xuất và thành quả nghiên cứu sáng tạo còn ít, không có lợi cho sự phát triển sáng tạo của quốc gia. Nhất là tình trạng hành chính hóa nền giáo dục đã không có sự cải thiện căn bản nào, còn diễn biến thâm căn cố đế hơn, giáo dục tư tưởng cũng nghiêng về danh lợi tiền bạc một cách trầm trọng, việc lấy số lượng luận văn làm tiêu chuẩn đánh giá các trường đại học cũng như các cơ sở nghiên cứu cũng đang ngày càng gia tăng, những việc này đang bóp chết tinh thần sáng tạo và năng lực của mọi người.
Vấn đề nghiêm trọng thứ sáu – Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, vấn đề môi trường vẫn không có cách nào giải quyết. Mô hình phát triển kinh tế dựa trên sự tiêu thụ năng lượng quá lớn đang đưa tới những hậu quả xấu nhãn tiền, việc hi sinh môi trường sống để đối lấy tăng trưởng kinh tế. Trong 10 năm qua, nhiều địa phương đã cấp phép cho rất nhiều dự án công nghiệp có hiệu suất sử dụng năng lượng thấp, ô nhiễm cao đi vào hoạt động, phá hoại môi trường sinh thái trầm trọng, chất lượng sống bị tụt xuống một cách nghiêm trọng, đến cả tính mạng con người cũng bị ô nhiễm đe dọa trầm trọng. Ngoài ra trong thời gian kể trên, những vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường cũng làm bùng phát nhiều sự kiện chống đối, xung đột với xu hướng ngày càng gia tăng. Việc xây dựng nền văn minh sinh thái được kiểm nghiệm tính thực tiễn.
Vấn đề nghiêm trọng thứ bảy – Nhà nước chưa xây dựng được hệ thống cung ứng năng lượng ổn định. Theo mô hình phát triển trước mắt, Trung Quốc tiêu thụ một nguồn tài nguyên năng lượng khổng lồ. Tổng thể mà nói, Trung Quốc là một quốc gia khát năng lượng, dựa phần lớn vào nguồn cung từ bên ngoài, cho nên nếu không có nguồn cung ổn định từ nhiều nguồn khác nhau, Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc nghiêm trọng vào bên ngoài, ảnh hưởng tới sự phát triển đại cục. Trong 10 năm qua, tuy rằng đã tích cực cày xới mở rộng thị trường bên ngoài, cũng đổ nhiều tiền của nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, nhưng cũng chưa thể tạo dựng được một mạng lưới cung cấp năng lượng ổn định, cũng như việc dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ mạng lưới này, việc nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng mới cũng chỉ mới bắt đầu cất bước.
Vấn đề nghiêm trọng thứ tám – Hệ thống đạo đức suy đồi, sụp đổ về ý thức hệ, không tạo nên được một hệ thống giá trị quan có tính thuyết phục. Trong một xã hội, nếu như những giá trị đạo đức liên tục đi xuống, nhân cách mất đi, nhân tâm không chịu bất cứ thúc ước nào về liêm sỉ, cả dân tộc lấy tiền bạc là mục đích theo đuổi, phấn đấu thì xã hội này đã rơi xuống ngang với quần thể động vật đang đấu tranh sinh tồn. Trong 10 năm qua, đi kèm với sự phát triển kinh tế, các giá trị đạo đức cũng theo đó mất đi, hệ thống giá trị đạo đức cũ đã sụp đổ, ý thức hệ đã tạo dựng trong thời đại cách mạng cũng phá sản, hệ thống đạo đức mới thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và văn minh thương nghiệp chưa được hình thành, nhất là thiếu một giá trị quan làm giá trị chủ đạo cho xã hội. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng niềm tin và tín ngưỡng hiện có trong xã hội. Sự tổn thương về nhân tâm là lâu dài và để lại nhiều di chứng thầm lặng, trong thời gian qua đã không có cách nào chống lại được tình hình này.
Vấn đề nghiêm trọng thứ chín – Nền ngoại giao mang phong cách cứu hỏa và duy trì ổn định thiếu một tầm nhìn lớn, ngoại giao về mặt chiến lược cũng như đường lối cụ thể đã chưa lợi dụng được cơ hội mà tình hình quốc tế mang lại, dẫn tới tình trạng bị động. Trong 10 năm qua, tuy rằng quyền phát ngôn có tăng phần nào, đưa ra được những chủ trương, mục tiêu đối với trật tự quốc tế nhưng lại chưa có hiệu quả thực tế khi đưa vào hành động. Nguyên nhân nằm ở chỗ nền ngoại giao Trung Quốc mới chỉ có nguyên tắc và mục tiêu, thiếu hẳn quy hoạch chiến lược và kiến thiết lộ trình, cũng như ý chí sức mạnh để thực hiện chúng. Về mặt tư tưởng ngoại giao, không có thực lực để có thể căn cứ vào tình hình đã biến đổi trên thế giới và thực lực bản thân để điều chỉnh chính sách ngoại giao, mà lại núp mình vào phương châm “giấu mình chờ thời” của Đặng, tự trói chân trói tay, làm cho nền ngoại giao không thể hiện và phản ánh được quốc lực đã được nâng cao, nhất là ở việc dùng phương thức cứu hỏa và phương thức duy trì ổn định để giải quyết một loạt những tranh chấp quốc tế, làm cho môi trường quốc tế xung quanh Trung Quốc ngày càng diễn biến nghiêm trọng, cũng như làm tổn hại nghiêm trọng tới lòng tự tin của quốc dân.
Vấn đề nghiêm trọng thứ mười – Không thúc đẩy cải cách chính trị và tiến trình dân chủ trong nước, còn có khoảng cách lớn với mục tiêu và hi vọng về quyền lực thuộc về tay nhân dân. Trước mắt đây là vấn đề quan trọng nhất của Trung Quốc, muốn giải quyết cũng không hề dễ dàng tí nào. Từ kinh nghiệm của các quốc gia khác và tình hình của chính Trung quốc, muốn cải cách một lần để giải quyết dứt điểm vấn đề dân chủ hóa chính trị là điều không tưởng, trao quyền lực cho nhân dân cần một quá trình thận trọng, tuy nhiên ít nhất anh cũng phải cho người dân h vọng, chính phủ phải dùng hành động thực tế để thể hiện thành ý của đảng cầm quyền, không thể vì cứ có khó khăn là nằm im một chỗ. Trong 10 năm qua, tuy Hồ Ôn đều kêu gọi cải cách thể chế chính trị, cao giọng nhấn mạnh dân chủ, tự do, pháp trị nhưng trên thực tế lại chỉ đạt được những thành quả hạn chế, không thúc đẩy được sự đi lên của dân chủ. Trên thực tế, những vấn đề nêu trên nếu muốn giải quyết đều có thể đổ lên đầu cảiy cách thể chế chính trị cũng như độ nông sâu của những cải cách này. Cho nên cần phải đem dũng khí, cất bước đầu tiên của quá trình cải cách chính trị và dân chủ hóa.
Sự kết thúc của triều đại này đồng thời cũng mở ra triều đại mới. Dưới triều đại Hồ Ôn vì những lý do khác nhau mà không thể giải quyết tích cực được 10 vấn đề to đùng ở trên, người kế nhiệm sẽ phải giải quyết ra sao, giải quyết với mức độ nào, sẽ ảnh hưởng ra sao tới tốc độ của Trung Quốc trên con đường trỗi dậy hòa bình, và cũng có thể là làm gián đoạn quá trình trỗi dậy này. Vậy nên chúng ta cần thiết phải có dự cảm về nguy cơ này.
(Đọc tiếp phần kết).
Nguồn bài viết của Đặng Duật Văn Di sản chính trị của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. [2012-09-02]
Nguồn: Di sản chính trị
của triều đại Hồ Ôn. By Hu Zi on Friday, November 9, 2012.
Di sản chính trị của triều đại Hồ Ôn (Kết)
Đặng Duật Văn • Người Dịch: Hu Zi
Đặng Duật Văn • Người Dịch: Hu Zi
19-11-2012
Tiếp
theo phần
II.
Nhìn từ góc độ hiện đại hóa Trung Quốc, nói đến 10 vấn đề lớn mà bộ đôi Hồ Ôn để lại cho người kế nhiệm có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của dân tộc Trung Hoa, từ đó họ cũng phải nỗ lực trong 10 năm tới để giải quyết nhiệm vụ. Tuy nhiên điều cần nói rõ ở đây là dù mỗi nan đề trên rất khó khăn giải quyết, cũng không hẳn là đem 10 cái cùng để vào một chỗ giải quyết. Mỗi thời đại đều có những ưu tiên hàng đầu khác nhau, bản thân mỗi sự việc cũng có những yêu cầu khác nhau, trong thời kỳ đầu của 10 năm tiếp theo cần ưu tiên xử lý 2 vấn đề chính:
- Đẩy nhanh tốc độ điều chỉnh kết cấu nền kinh tế cũng như chuyển đổi mô hình phát triển.
- Khởi động cải cách chính trị, đẩy mạnh tốc độ xây dựng nền xã hội pháp trị, thực hiện yêu cầu muốn tham chính của nhân dân.
Xây dựng kinh tế là giải pháp trung tâm của con đường phục hưng đất nước, phát triển kinh tế là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề của Trung Quốc. Cho nên giống như trong diễn văn 23 tháng 7 mà Hồ đã chỉ ra, đối với tình hình Trung Quốc đương đại, kiên trì phát triển là đường lối đúng đắn cần phải đi theo. Dựa trên phát triển khoa học kỹ thuật làm chủ đạo, chuyển đôi phương thức phát triển nền kinh tế có địa vị quan trọng trong chiến lược phát triển toàn cục của Trung Quốc.
Từ đầu năm tới nay, kinh tế Trung Quốc gặp phải những khó khăn không nhỏ; nửa đầu năm nay tốc độ tăng trưởng kinh tế tụt xuống thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, kinh tế cả năm nay cũng khó có dấu hiệu khởi sắc. Có quỹ đầu tư nước ngoài dự báo rằng Trung Quốc là nguồn gốc của một khủng hoảng kinh tế toàn cầu sắp diễn ra, dự báo này có thể là được phóng đại lên, nhưng nó cũng nói lên sự mất cân bằng trong mô hình phát triển không bền vững của kinh tế Trung Quốc. Để sự nghiệp chính trị có một dấu chấm kết thúc tuyệt vời, việc đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định là nhiệm vụ hàng đầu của chính phủ, hiển nhiên việc này sẽ làm xáo trộn những kế hoạch điều chỉnh kết cấu nền kinh tế trước đây.
Tăng trưởng kinh tế ổn định có cần thiết không? Đương nhiên là cần thiết. Cho dù GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 5000 USD, nhưng cùng còn tới cả 120 triệu người sống ở mức nghèo đói, ở cả nông thôn và thành thị còn có càng nhiều người lúc nào cũng có thể gia nhập vào đội quân nghèo đói; Tầng lớp trung lưu phát triển chậm và không ổn định, mỗi năm có hơn 10 triệu lao động nông thôn đổ ra thành thị; cuối cùng là hệ thống an sinh xã hội còn thô sơ, cần phải có tăng trưởng kinh tế để duy trì nguồn tài chính cho an sinh xã hội. Vì thế không có một nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì không thể giải quyết được những vấn đề ở trên.
Tất nhiên tăng trưởng kinh tế không nên được hiểu một cách cứng nhắc, bất chấp mọi giá để đảm bảo tăng trưởng, thời gian qua một số địa phương vì đảm bảo tăng trưởng kinh tế, giải quyết vấn đề tài chính của địa phương đã ban hành nhiều dự án đầu tư hoành tráng, nếu tính tổng các dự án này thì lên tới 13,000 tỉ RMB, vượt qua cả số tiền 4000 tỉ RMB mà trung ương đã đầu tư để kích cầu nền kinh tế hồi năm 2009. Đây chính là chính quyền các địa phương dùng danh nghĩa đầu tư kích cầu nền kinh tế, dễ dãi tung ra những gói đầu tư, trên thực tế là tích lũy những khoản nợ công khổng lồ. Tình hình trên không những làm trầm trọng thêm tình hình sản xuất thừa ở một số ngành, mà còn tích lũy thêm nợ xấu ngân hàng, vì những gói tiền đầu tư trên hầu hết đều được vay từ ngân hàng, từ đó châm ngòi cho một quả bom nổ chậm mới.
Nhìn từ góc độ hiện đại hóa Trung Quốc, nói đến 10 vấn đề lớn mà bộ đôi Hồ Ôn để lại cho người kế nhiệm có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của dân tộc Trung Hoa, từ đó họ cũng phải nỗ lực trong 10 năm tới để giải quyết nhiệm vụ. Tuy nhiên điều cần nói rõ ở đây là dù mỗi nan đề trên rất khó khăn giải quyết, cũng không hẳn là đem 10 cái cùng để vào một chỗ giải quyết. Mỗi thời đại đều có những ưu tiên hàng đầu khác nhau, bản thân mỗi sự việc cũng có những yêu cầu khác nhau, trong thời kỳ đầu của 10 năm tiếp theo cần ưu tiên xử lý 2 vấn đề chính:
- Đẩy nhanh tốc độ điều chỉnh kết cấu nền kinh tế cũng như chuyển đổi mô hình phát triển.
- Khởi động cải cách chính trị, đẩy mạnh tốc độ xây dựng nền xã hội pháp trị, thực hiện yêu cầu muốn tham chính của nhân dân.
Xây dựng kinh tế là giải pháp trung tâm của con đường phục hưng đất nước, phát triển kinh tế là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề của Trung Quốc. Cho nên giống như trong diễn văn 23 tháng 7 mà Hồ đã chỉ ra, đối với tình hình Trung Quốc đương đại, kiên trì phát triển là đường lối đúng đắn cần phải đi theo. Dựa trên phát triển khoa học kỹ thuật làm chủ đạo, chuyển đôi phương thức phát triển nền kinh tế có địa vị quan trọng trong chiến lược phát triển toàn cục của Trung Quốc.
Từ đầu năm tới nay, kinh tế Trung Quốc gặp phải những khó khăn không nhỏ; nửa đầu năm nay tốc độ tăng trưởng kinh tế tụt xuống thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, kinh tế cả năm nay cũng khó có dấu hiệu khởi sắc. Có quỹ đầu tư nước ngoài dự báo rằng Trung Quốc là nguồn gốc của một khủng hoảng kinh tế toàn cầu sắp diễn ra, dự báo này có thể là được phóng đại lên, nhưng nó cũng nói lên sự mất cân bằng trong mô hình phát triển không bền vững của kinh tế Trung Quốc. Để sự nghiệp chính trị có một dấu chấm kết thúc tuyệt vời, việc đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định là nhiệm vụ hàng đầu của chính phủ, hiển nhiên việc này sẽ làm xáo trộn những kế hoạch điều chỉnh kết cấu nền kinh tế trước đây.
Tăng trưởng kinh tế ổn định có cần thiết không? Đương nhiên là cần thiết. Cho dù GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 5000 USD, nhưng cùng còn tới cả 120 triệu người sống ở mức nghèo đói, ở cả nông thôn và thành thị còn có càng nhiều người lúc nào cũng có thể gia nhập vào đội quân nghèo đói; Tầng lớp trung lưu phát triển chậm và không ổn định, mỗi năm có hơn 10 triệu lao động nông thôn đổ ra thành thị; cuối cùng là hệ thống an sinh xã hội còn thô sơ, cần phải có tăng trưởng kinh tế để duy trì nguồn tài chính cho an sinh xã hội. Vì thế không có một nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì không thể giải quyết được những vấn đề ở trên.
Tất nhiên tăng trưởng kinh tế không nên được hiểu một cách cứng nhắc, bất chấp mọi giá để đảm bảo tăng trưởng, thời gian qua một số địa phương vì đảm bảo tăng trưởng kinh tế, giải quyết vấn đề tài chính của địa phương đã ban hành nhiều dự án đầu tư hoành tráng, nếu tính tổng các dự án này thì lên tới 13,000 tỉ RMB, vượt qua cả số tiền 4000 tỉ RMB mà trung ương đã đầu tư để kích cầu nền kinh tế hồi năm 2009. Đây chính là chính quyền các địa phương dùng danh nghĩa đầu tư kích cầu nền kinh tế, dễ dãi tung ra những gói đầu tư, trên thực tế là tích lũy những khoản nợ công khổng lồ. Tình hình trên không những làm trầm trọng thêm tình hình sản xuất thừa ở một số ngành, mà còn tích lũy thêm nợ xấu ngân hàng, vì những gói tiền đầu tư trên hầu hết đều được vay từ ngân hàng, từ đó châm ngòi cho một quả bom nổ chậm mới.
Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng thấp nhất trong 10 tháng qua, nguyên nhân gốc rễ nằm ở mô hình dựa vào xuất khẩu cũng như lực lượng lao động giá rẻ, nên không thể tránh khỏi những con sóng đến từ kinh tế toàn cầu đang trong cơn chao đảo, đây cũng chính là lý do chứng minh sự cần thiết để xây dựng một nền kinh tế hướng vào tiêu dùng nội địa. Muốn làm được như vậy, trước mắt cần phải chấm dứt tình trạng sản xuất dư thừa nghiêm trọng như hiện nay, chỉ khi thu nhập được nâng cao và tương lai có triển vọng tốt, người dân mới yên tâm mua sắm. Cho nên tăng trưởng kinh tế là quan trọng, nhưng không phải bằng những gói đầu tư kích cầu khổng lồ, mà là nâng cao mức thu nhập của người lao động, bao gồm 2 phương diện chính: một là tiếp tục nâng cao chỉ số lương cơ bản của người lao động, hai là cải thiện chất lượng, chương trình của hệ thống an sinh xã hội. Trong thời khủng hoảng, chỉ khi có niềm tin vào tương lai thì mới có tiêu dùng ổn định từ người dân. Hiện tại chính phủ đã có chính sách trợ giúp ít nhất 50% tiền thuốc men cho người tham gia bảo hiểm bị bệnh nặng, đây là một bước tiến lớn chứng tỏ chúng ta đã bước vào thời kì phúc lợi toàn dân. Chính sách dồn ngân sách dành cho phúc lợi xã hội vào những khoản đầu tư công để kích thích tăng trưởng thể hiện tầm nhìn hạn hẹp. Gia tăng đầu tư công họp lý là việc cần làm, tuy nhiên cần nhấn mạnh là phải đầu tư vào những công trình liên quan tới dân sinh công cộng chứ không phải là những ngành vốn đã dư thừa sản xuất.
Tóm lại, sau khi đã trải qua hơn 30 năm tăng trưởng với tốc độ 2 con số, nhìn từ tính hợp lý hay tính cần thiết, đều cũng không cần tăng độ phát triển của nền kinh tế. Với nền kinh tế đang đi xuống, đây là cái già phải trả cho việc chuyển hướng nền kinh tế, có ích cho sự cân bằng nền kinh tế trong nước trên con đường phục hồi. Việc cần làm là phải kiên định con đường điều chỉnh kết cấu nền kinh tế, giải quyết các vấn đề khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Việc thúc đẩy cải cách chính trị, thực hiện quá trình dân chủ hóa cũng có ý nghĩa ngắn hạn và dài hạn. Về mặt ngắn hạn thì đó là tránh làm trầm trọng thêm mâu thuẫn xã hội cũng như phát sinh thêm những vụ biểu tình, bãi công. Về dài hạn là tìm ra một con đường thích hợp với xã hội Trung Quốc, đặt nền móng cho quá trình dân chủ hóa ở Trung Quốc.
Mục tiêu vào nội dung của quá trình dân chủ hóa ở các nước về cơ bản là không khác nhau, tuy nhiên đường lối cụ thể lại không giống nhau do tình hình trong mỗi nước khác nhau. Trung Quốc là một nước có văn hóa lịch sử lâu đời, dân số đông lại có sự khác biệt quá lớn giữa các vùng miền, quá trình dân chủ hóa đương nhiên cũng có sự khác biệt với các nước khác. Trong diễn văn ngày 23/7 về vấn đề cải cách chính trị, chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh tới 3 vấn đề” cần phải làm tốt hơn nữa”, đó là cần phải phát triển rộng lớn hơn, cần phải trao dân chủ nhiều hơn cho người dân, đảm bảo quyền bầu cử, quyết sách, quản lí, giám sát theo luật của người dân, cần phải phát huy hơn nữa tác dụng của nền pháp trị đối với quốc gia và quản lý xã hội, duy trì sự thống nhất, uy nghiêm, quyền uy, an sinh xã hội và công bằng xã hội, bảo đảm quyền được hưởng thụ tự do trong xã hội pháp trị.
Về công cuộc thực thi dân chủ ở Trung quốc, người dân cơ bản là không có ý kiến khác biệt, Trung Cộng cũng nhấn mạnh, không có dân chủ chính là không có chủ nghĩa xã hội; sự khác biệt ở chỗ, áp dụng kiểu dân chủ nào? thực thi dân chủ như thế nào? Trong diễn văn của ông Hồ về cơ bản là tránh những nội dung về dân chủ. Có thể nói đây là lựa chọn của Trung Cộng sau khi tham khảo tiến trình dân chủ của các nước trên thế giới và thực tế ở Trung Quốc. Ở một góc độ nào đó, đây là biện pháp an toàn nhất. Từ lịch sử của tiến trình dân chủ, bất kể ở quốc gia nào thì những nước dân chủ nhất là những nơi mà dân chủ kết hợp chặt chẽ với pháp trị, việc Trung Cộng lựa chọn dùng luật pháp để khuyến khích dân chủ chưa hẳn là sai, không phù hợp với trào lưu dân chủ trên thế giới.
Trên thực tế, dân chủ không chỉ là dựa theo pháp luật, pháp trị về bản chất là một phần của dân chủ. Quyền làm chủ của nhân dân được hiến pháp và pháp luật bảo vệ chính là tiền đề của dân chủ, nếu không có tiền đề này thì không có dân chủ. Trung Cộng có thể đảm bảo công bằng pháp luật để quản lý xã hội? Tất nhiên về phía Trung Cộng, họ cho rằng điều này là có thể.
Muốn chính phủ chịu sự thúc ước của pháp luật, cần phải để hiến pháp và pháp luật trở thành quyền lực cao nhất của quốc gia, tất cả mọi cá nhân và tổ chức đều phải hoạt động, sinh sống dưới phạm vi của nó, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. Đây chính là bản chất của nền pháp trị. Từ kinh nghiệm của các quốc gia khác, để đạt được điều này chỉ có đi theo con đường dân chủ chính trị, đây cũng chính là nguyên nhân vì sao nhân dân lại muốn Trung Cộng thực hiện dân chủ thông qua tuyển cử. Do đó giữa Trung Cộng và nhân dân vẫn còn sự khác biệt.
Khách quan mà nói, dân chủ theo kiểu bầu cử tự do không phải là mô hình dân chủ mà Trung Quốc cần, vì nó đòi hỏi phải có sự thành thục ở mức cao nhất đối với dân chủ, cần phải có những điều kiện tiên quyết như trình độ văn hóa và văn minh của xã hội, sự phân hóa giàu nghèo không quá nghiêm trọng, không có chủ nghĩa ly khai, dân chúng có sự hiểu biết nhất định về dân chủ… Những điều trên đều thiếu trong xã hội Trung Quốc hiện nay. Lấy ví dụ về sự phân hóa giàu nghèo như hiện nay, khi quá trình dân chủ đã hình thành, có thể thông qua bầu cử trực tiếp để sửa đổi chính sách công, thu hẹp bất bình đẳng xã hội. Tuy nhiên trong xã hội Trung Quốc hiện nay sự phân hóa tầng lớp đã quá nghiêm trọng, dân chúng rất căm hận người giàu và quan chức, nếu như vội vã tổ chức một cuộc bỏ phiếu trực tiếp như thế thì sẽ mang đến sự hỗn loạn. Vì lúc đó người dân sẽ bầu chọn vào vị trí nắm quyền có thể là những phần tử cực đoan giỏi mê hoặc nhân tâm. Bọn họ sẽ vì dân chủ mà làm bất cứ chuyện gì, nhưng lúc đó đã không còn là chính dân chủ nữa.
Ở cấp cơ sở nên đẩy mạnh mô hình bầu cử trực tiếp, việc này có thể ngăn chặn được sự hình thành những nhóm lợi ích của quan chức, đồng thời từng bước xây dựng nền xã hội pháp trị, trước mắt cần làm là phải công khai hóa mọi việc cho nhân dân được biết rõ, tham gia vào quyết sách của chính quyền, hình thành cơ chế hỏi đáp giữa người dân và chính quyền.
Tiến trình dân chủ hóa và cải cách chính trị là cửa ải khó khăn bắt buộc phải bước qua của Trung Quốc. Trách nhiệm nặng nề này lưu lại cho thế hệ lãnh đạo mới lên giải quyết. Từ góc độ sách lược, tiến trình cải cách nếu như được bắt đầu sau 2 năm kể từ khi nhậm chức là giải pháp ổn thỏa nhất. Trong hai năm này thì vấn đề tăng trưởng kinh tế cần phải ưu tiên hàng đầu, nếu kinh tế không ổn định thì cải cách lại càng mạo hiểm. Thêm nữa là trong hai năm đó, họ có điều kiện nắm chắc quyền lực sau khi được chuyển giao, có thời gian xử lý những tranh chấp trong nội bộ, xử lý tốt thì họ sẽ có nhiều quyền chủ động hơn trong việc đề xuất các chính sách. Nếu như người lãnh đạo vừa lên đã đề ra chính sách cải cách, thứ nhất là không phù hợp với truyền thống chính trị Trung Quốc, sẽ gây ra những rạn nứt quyền lực. Tuy nhiên nếu như chủ trương của một số người cho rằng nên bắt đầu cải cách sau khi lên nắm quyền 5 năm cũng không tốt. Họ cho rằng theo truyền thống sau khi lên nắm quyền một nhiệm kì mới cải cách thì đó là cách an toàn nhất, nhưng về mặt xã hội, hiện tại mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội quá lớn, tình trạng bất mãn ngày càng gia tăng, họ có lẽ không đủ kiên nhẫn đợi tới 5 năm để anh làm cải cách đâu.
Hơn 1 tháng nữa thì triều đại Hồ Ôn sẽ kết thúc. Người kế thừa di sản của bộ đôi này sẽ tiếp tục tìm kiếm con đường hiện đại hóa Trung Quốc, quảng bá những thành tựu và hoàn thành những công việc đang dang dở của họ, đây sẽ là một thử thách trọng đại.
(Hết)
Nguồn bài viết của Đặng Duật Văn Di sản chính trị của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. [2012-09-02]
Nguồn: Di sản chính trị
của triều đại Hồ Ôn. Hu Zi. Facebook. Sunday, November 18, 2012.
DCVOnline biên tập và minh họa.
No comments:
Post a Comment