Saturday 10 November 2012

DI SẢN CHÍNH TRỊ CỦA TRIỀU ĐẠI HỒ - ÔN (Đặng Duật Văn)





Người Dịch: Hu Zi
10-11-2012

Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo nắm quyền trong 10 năm từ năm 2002 tới 2012. Trong 10 năm này đối với thế giới hay là Trung Quốc đều phát sinh biến hóa to lớn, cho nên ở thời điểm sắp kết thúc một thời đại như thế này, vấn đề đánh giá những thành tựu đạt được, những vấn đề còn lại và những di sản để lại cho thế hệ sau, không tâng bốc, cũng không bới móc sẽ là khảo nghiệm đối với lương tri và phán đoán của chúng ta.

Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào trong buổi nói chuyện ngày 23/7 có nói về phương hướng phát triển trong tương lai, nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải vững vàng đi trên con đường phát triển lâu dài đúng đắn mà đảng và nhân dân đã vạch ra, không được sợ hãi trước bất kỳ nguy hiểm nào, không được dao động trước bất cứ sự gây nhiễu nào. Giải phóng tư tưởng trước sau là vũ khí đầy sức mạnh đưa đảng và nhân dân tiến về phía trước, cải cách mở cửa trước sau là động lực thôi thúc mạnh mẽ sự nghiệp phát triển của đảng và nhân dân, chúng ta cần phải kiên trì con đường cải cách mở cửa, không đước cứng nhắc, không được ngưng trệ, đoàn kết mọi sức mạnh tập trung được, thúc đẩy mọi nhân tố tích cực có thể tập trung được, tin tưởng vào chiến thăng huy hoàng trước những khó khăn trắc trở trên con đường chúng ta bước đi.

Những lời trên dù là một phần nói về tương lai, nhưng cũng có thể xem là lời tổng kết quãng đường mà chúng ta đã đi trong 10 năm qua. Đảng Cộng sản Trung Quốc nghiên cứu lịch sử, đánh giá một thời đại, chúng ta cần phải có cảm nghĩ về lịch sử. Cảm nghĩ này chính là góc nhìn rộng lớn của chúng ta đối với lịch sử, từ góc nhìn của chúng ta về biến hóa của một thời đại. Những kết luận đúc rút được mới có khả năng không bị những biểu hiện trên bề mặt che phủ đi, mà là vượt qua sự trải nghiệm của logic lịch sử.
Đối với triều đại 10 năm của Hồ
- Ôn, chúng ta có thể đánh giá qua 3 giai đoạn thời gian, bao gồm: cận đại, lập quốc và cải cách mở cửa. 10 năm này được phân bổ trong 3 giai đoạn trên như sau: 1/10, 1/6, 1/3.

Từ sau thời Thanh Mạt, đế quốc Trung Hoa bước vào thời kì ngủ say, đã thua cuôc trong cuộc canh tranh toàn diện với những nền văn minh mới nổi đầy sức mạnh. Từ chiến tranh Nha Phiến trở đi, bảo tồn sức mạnh dân tộc đã trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất. Từ năm 1949 sau khi lập quốc, nhiệm vụ này coi như cơ bản hoàn thành, tự cường cũng bắt đầu từ đây. Cho đến thời cải cách mở cửa, 30 năm trước với những phong trào chính trị và bối cảnh chiến tranh lạnh của mối quan hệ quốc tế phức tạp, một lần nữa Trung Quốc lại mở to mắt quan sát thế giới, lại vấp phải vấn đề “bị khai trừ khỏi ngôi làng toàn cầu”, hòa nhập vào sân chơi quốc tế là hòa nhập vào thế giới văn minh phương Tây với những vấn đề dai dẳng và bị chỉ mặt nói tên.

Từ ví dụ trên có thể thấy rằng, tuy rằng 3 giai đoạn thời gian trên với những hoàn cảnh cụ thể, với nhiệm vụ và mục tiêu khác nhau, lại có cùng một đặc điểm hay là một sợi dây xuyên suốt, chính là từ lúc Trung Quốc mở to mắt quan sát thế giới, theo đuổi độc lập dân tộc và tự cường đất nước chính là sứ mạnh của tầng tầng lớp lớp người Trung Quốc. Chỉ là trong thời cận đại, thì quá trình hiện đại hóa là quá trình bị động, sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, quá trình này mới chuyển biến sang tự giác. Cho tới cải cách mở cửa, mục tiêu của quá trình học tập là trờ thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa chuyển thành quốc gia tư bản chủ nghĩa kiểu phương Tây.

Trên tuyến tư tưởng như vậy, triều đại chấp chính của bộ đôi Hồ Ôn là sự kéo dài của ba giai đoạn thời gian kể trên. Trong 10 năm qua, mục tiêu hùng cường đất nước đã thực hiện được, hiện tại địa vị của Trung Quốc trên thế giới có thể nói là chưa từng có trước đây. Đối với mục tiêu hiện đại hóa, cũng tự chủ hơn 3 giai đoạn kể trên, Trung Quốc ngoài việc học tập mô hình phát triển của Phương Tây còn tự tìm ra con đường mang màu sắc Trung Quốc, đưa dấu ấn Trung Quốc vào con đường hiện đại hóa đất nước.

Quá trình hiện đại hóa của Phương Tây là theo sự phát triển của phương thức sản xuất đi lên, tới thời điểm Trung Quốc bắt đầu hiện đại hóa thì bọn họ đã phát triển được cả hai, ba trăm năm rồi. Trung Quốc va chạm đồng thời học hỏi từ nền văn minh Phương Tây, từ văn minh canh nông và phương thức sản xuất lạc hậu tiến bước tới dòng chảy hiện đại (cận đại hóa) với mục tiêu là nâng cao sức mạnh của bản thân. Cho nên quá trình hiện đại hóa Trung Quốc trước thời lập nước Trung Quốc mới là quá trình chuyển hóa bị động chưa hoàn tất. So với ba khoảng thời gian trên, trong 10 năm qua thì tiến tình hiện đại hóa đã được đẩy nhanh, những đặc điểm của nó cũng rõ ràng hơn, mục tiêu và nội dung của công cuộc tự cường cũng trở nên tự giác hơn. Đồng thời có một đặc điểm không thể không nói tới là kĩ thuật mạng internet phát triển nhanh chóng vượt bậc, với những hình thức truyền thông mới xuất hiện đã mang tới kết quả là thay đổi triệt để mô hình sinh thái của xã hội Trung Quốc, có tác dụng thúc đẩy, nâng cao lớn lao ý thức dân chủ, dân quyền của nhân dân, đối với sự kiểm soát của đảng và chính phủ mà nói thì nó trở thành một sự thách thức. Về tổng thể, đảng và chính phủ mà trước hết là ở cấp cơ sở đứng trước sự thay đổi này chưa có sự thích ứng cần thiết. Họ vẫn đang dùng những thủ đoạn quản lí theo kiểu đối phó để chống lại sự đòi hỏi ngày càng tăng từ phía nhân dân. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại nổi cộm trong xã hội và những sự kiện biểu tình tập thể ngày càng gia tăng trong nước.

Cho nên từ góc nhìn 3 giai đoạn trên để đánh giá 10 năm vừa qua, có thế nói thành tựu to lớn, tuy nhiên có nhiều vấn đề còn tồn đọng. Giống như người già hay nói chuyện cũ, lại là những đánh giá thực sự cầu thị. Đằng sau những thành công chính là những vấn đề tồn tại cần phải giải quyết, đây chính là hai nửa không thể tách rời của một khối cầu. Cụ thể mà nói, 10 năm qua có ảnh hưởng to lớn không những với Trung Quốc mà còn với cả tưởng lai phát triển của thế giới, chủ yếu thể hiện ở những điểm sau:

• Nền kinh tế Trung Quốc có bước nhảy vọt về lượng với vị trí thứ hai thế giới, bắt đầu đứng vào hàng ngũ những nước có thu nhập trung bình, tỉ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm xuống. 10 năm trước GDP Trung Quốc vượt quá mốc 10 nghìn tỉ RMB, đứng ở vị trí thứ 6 toàn thế giới, sau 10 năm đã vươn lên vị trí thứ hai. Thu nhập bình quân đầu người từ 1000 USD năm 2002 lên 5414 USD vào năm 2011. Số lượng người nghèo giảm xuống còn 120 triệu. Ý nghĩa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai không chỉ ở chỉ số tăng trưởng GDP hay thu nhập bình quân đầu người mà nó là hiện tín hiệu trở lại của một nước lớn có nền lịch sử lâu đời, tín hiệu đặt nền móng thuận lợi để thực hiện mục tiêu tới năm 2020 xây dựng xong xã hội tiểu khang giàu có phồn vinh.

• Đưa ra một đường lối phát triển mới. Trong 10 năm qua với học thuyết phát triển khoa học kĩ thuật và xây dựng xã hội hài hòa làm đường lối nòng cốt dẫn dắt tư tưởng xã hội Trung Quốc. Trong thời kì xây dựng và hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, học thuyết giải đáp những thắc mắc về đường lối phát triển, giải quyết mệnh đề phát triển thời đại, tạo nên thực tiễn huy hoàng tươi sáng cho xã hội Trung Quốc. Đồng thời cũng chứng minh đảng Cộng sản Trung Quốc (sau đây gọi là Trung Cộng) có đủ khả năng đi cùng thực tế, phản ánh yêu cầu của thời đại, dẫn dắt sự phát triển của thời đại.

• Có những tiến bộ đầu tiên trong việc công khai lĩnh vực hành chính. Chính phủ hiện tại là một chính phủ công khai, minh bạch. Chỉ có thông tin, quyết sách của chính phủ được công khai minh bạch mới có thể làm giảm tới mức thấp nhất những quyết sách sai lầm và nạn tham ô hối lộ, kéo gần khoảng cách với nhân dân, từng bước cho người dân tham gia vào những quyết sách của chính phủ, dần xây dựng một chính phủ trong sạch và một nền chính trị trong sạch, nhất là với vai trò của chính phủ trong xã hội Trung Quốc hiện nay mà nói, công khai minh bạch rất quan trọng. Trong 10 năm qua, từ dịch cúm SARS bắt đầu công khai hóa cho tới sự công khai về ban hành các bộ luật, về ngân sách chính phủ, với sự phát triển của truyền thông thì quá trình công khai hóa của chính phủ có bước tiến bộ rõ rệt

• Quá trình gia nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới đã có bước tiến dài, từ đó Trung Quốc không thể quay lại thời kỳ đóng cửa như trước. Tuy rằng việc gia nhập WTO không phải chỉ là sự việc của 10 năm qua, nhưng trong thời gian này, với việc thực hiện cam kết mở cửa thị trường đã đưa Trung Quốc đi tới con đường mở cửa về phía trước, càng thuận lợi hơn trong việc hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu, thu hút những cái hay của nền văn minh Phương Tây, thực hiện mục tiêu hiện đại hóa chúng ta từ trăm năm trước.

• Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành quả bước đầu. Với những thành công về với các hạng mục chính liên quan trực tiếp tới đời sống nhân dân như giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, nhà ở. Cải thiện phân phối thu nhập, giảm bớt mâu thuẫn xã hội do phân hóa giàu nghèo, thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như kích thích kinh tế tiêu dùng nội địa. Trong 10 năm qua, tuy xây dựng kinh tế vẫn là trung tâm của các hạng mục thì bên cạnh đó công cuộc xây dựng xã hội cũng có những bước tiến dài, ví dụ như bãi bỏ thuế nông nghiệp, bãi bỏ những khoản thu phụ ngoài học phí, xây dựng nền giáo dục nghĩa vụ, bãi bỏ lệ phí với thuốc men y tế, xây dựng được hệ thống bảo hiểm xã hội tuy còn ở mức độ thấp, từ đó cải thiện to lớn đối với dân sinh.

• Thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa không những có vai trò trong nền kinh tế, nó còn đảm bảo cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong 20 năm tới, ngoài ra quá trình đô thị hóa còn biến đổi phương thức sinh sống, nhân sinh quan của người dân, sự biến đổi này là rất to lớn, không thể ước tính. Sự chuyển hướng của Trung Quốc có một nội dung quan trọng là chuyển từ văn minh canh nông sang nền văn minh công nghiệp, từ nông thôn chuyển sang thành thị, việc này cần quá trình đô thị hóa để hoàn thành. Trong 10 năm qua, tiến trình đô thị hóa tiến nhanh với mức tăng hơn 1% mỗi năm, ngày càng có nhiều nông dân bị cuốn vào cơn lốc đô thị hóa, hiện tại tỉ lệ dân số ở thành thị đã vượt quá 50%, hoàn thành sự biến chuyển của Trung Quốc từ nông thôn ra thành thị.

• Đưa ra những chủ trương mới về trật tự thế giới, địa vị quốc tế và sức ảnh hưởng được nâng cao rõ rệt. Là kết quả sau 10 năm phát triển tổng hợp sức mạnh đất nước, địa vị quốc tế và sức ảnh hưởng của Trung Quốc đã tiến thêm một bước. “Mô hình Trung Quốc” được giới thiệu, cục diện G2 được thảo luận, tiếng nói Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế ngày càng có sức nặng hơn. Là một quốc gia mới nổi lên, cũng cần phải đưa ra một chủ trương trật tự thế giới có liên quan tới bản thân. Trung Quốc đã giới thiệu thuyết phát triển thế giới hài hòa ra với thế giới, ra sức phấn đấu vì mục tiêu một môi trường quốc tế hòa bình và phát triển, là một trong những lực lượng cầm đầu chính nghĩa quốc tế.

Nguồn bài viết của Đặng Duật Văn Di sản chính trị của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo.

Nguồn: Di sản chính trị của triều đại Hồ Ôn. By Hu Zi on Thursday, November 8, 2012 at 8:45pm






No comments:

Post a Comment

View My Stats