Thanh
Quang, phóng viên RFA
2012-11-12
Dư
luận ngày càng xôn xao, bất bình và rồi quan ngại trước tình trạng giới cầm
quyền trong nước trở nên mạnh tay hơn trong chiều hướng tuỳ tiện, vô cảm bắt
giữ trái pháp luật và bỏ tù những người yêu nước.
Vô tù vì chống Trung Quốc
Từ
những nhà bất đồng chính kiến lão thành cho tới cả nữ sinh viên trường Đại học
Công nghệ Thực phẩm Nguyễn Phương Uyên. Hành động ấy khiến công luận, nhất là
những người có tâm huyết với vận nước, mạnh mẽ phản đối.
Qua
bài “Cần nuôi dưỡng và khuyến khích tinh
thần yêu nước”, tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh nhắc lại chuyện TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN năm 1974, rồi
năm 1979 đưa quân lấn đất ta, và sau đó xúc tiến việc chiếm biển đảo, bắn giết
ngư dân Việt, xâm phạm chủ quyền lãnh hải VN. Trước những hành động như vậy của
phương Bắc, Tướng Ngyễn Trọng Vĩnh khẳng định là làm sao ngăn được tinh thần
yêu nước của nhân dân VN ? ”.
Và ông cho biết
tiếp:
Ai
là người yêu nước lại không phẫn nộ, chống Trung Quốc? Đến một nữ sinh như cháu
Phương Uyên mà cũng có hành động thể hiện lòng yêu nước. Đó là một dấu hiệu
tốt. Càng nhiều thanh nên có tinh thần yêu nước là may cho Tổ quốc. Thanh niên
là tương lai của đất nước mà ! Đất nước thịnh suy, mất còn là ở thế hệ các cháu
và sau này. Cần khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của mọi người,
nhất là các cháu thanh niên. Cháu Nguyễn Phương Uyên có vi phạm pháp luật đâu.
Cháu không chống Đảng, chống Nhà nước. Cháu chỉ chống và tuyên truyền chống
Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta thôi. Sao lại bắt cháu? Bắt cháu Phương
Uyên là vô đạo lý, là dập tắt tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ. Hay là cháu vi
phạm lệnh cấm của Thiên triều?
Cha, mẹ của Nguyễn
Phương Uyên, là ông Nguyễn Duy Linh và bà Nguyễn Thị Nhung ở Bình Thuận đã
khẳng định con họ không bao giờ “tuyên truyền chống nhà nước” để “vi phạm Điều
88 Bộ Luật hình sự” như giới cầm quyền gán ghép:
Cái
đó là do họ buộc tội sai với pháp luật VN chứ nói thẳng thừng ra con tôi yêu
nước, chống TQ…
Nó
là một đứa trẻ 20 tuổi chỉ thể hiện lòng yêu nước… cháu Uyên nhà tôi chỉ mang
một dòng máu Việt, một quả tim yêu nước, thì dù cháu có thể hiện như thế nào
cũng chỉ vì lòng yêu nước mà thôi. Chứ làm sao từ chỗ yêu nước lại trở thành
một người bán nước hại dân ?
Blogger Thuỳ Linh lưu ý tới sự thiếu
minh bạch ở Điều 88 dành cho tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Qua bài “Quyển Im Lặng”, nhà văn Thuỳ Linh
khẳng định rằng “Nếu nêu đích danh, công khai và chia sẻ suy nghĩ
về những yếu kém, hạn chế, sự xấu xa, bệ rạc…của chính quyền trong việc điều
hành đất nước mà mắc tội tuyên truyền chống phá thì gần như người dân Viêt Nam
đều mắc phải tội này”. Tác giả nêu lên câu hỏi rằng đâu là giới hạn
để phân biệt tội với những ý kiến phản biện, thậm chí chỉ là lời than phiền,
bất mãn do không hài lòng với giới đương quyền ?
Blogger Thuỳ Linh
nhấn mạnh:
Đưa
ra một điều luật để khép tội công dân không thể là những khái niệm co dãn, hoặc
tùy thuộc vào quan niệm của một người, vài người hay nhóm người, nhất là những
người có nhiều quyền lợi gắn với chính quyền. Điều 88 này còn tồn tại sẽ còn là
vòng kim cô siết lên đầu bất cứ ai có ý tưởng phản biện, có ý muốn bất mãn, có
sự bất bình, phẫn nộ về chính quyền. Và thực tế số người này đang ngày càng gia
tăng trước thực trạng đất nước vô cùng bê bối, tê liệt, lụn bại, khủng hoảng,
đàn áp vô cớ…
Sự
thiếu minh bạch trong điều tra các vụ án, nhất là các vụ án an ninh đều theo
một lý lẽ: bảo vệ chế độ. Nếu đây là mục đích tốt đẹp thì việc công khai càng
chỉ có lợi cho cơ quan điều tra. Còn nếu cơ sở lý luận mơ hồ, thiếu nền tảng
thuyết phục thì nó trở thành cái bẫy giăng khắp nơi khiến ai cũng có thể bị
sập… Hiện tại chưa có điều luật nào giúp người ta tránh được “cái bẫy” mà việc
kết tội dựa trên tính thiếu minh bạch của một nền pháp luận vừa mơ hồ, vừa đầy
tính chủ quan như hiện nay.
Blogger Nguyễn Hữu
Vinh cũng nhấn mạnh tới tính mơ hồ, “không đàng hoàng” của điều luật từng được
tận dụng để chụp mũ những người yêu nước:
Riêng
Điều 88 Bộ Luật hình sự thì đã có rất nhiều tiếng nói phản ứng, đã có rất nhiều
yêu cầu từ trong nước cũng như ngoài nước về quy định gọi là “tuyên truyền
chống nhà nước” này. Đó là điều luật mà người ta cho là không đàng hoàng, rõ
ràng, bởi vì như thế nào là tuyên truyền, như thế nào là chống nhà nước? Có
tuyên truyền, chống nhà nước hay không, thì đó là điều mà rất nhiều người đã
nói đến. Riêng tôi thì tôi thấy rằng nếu để điều luật mơ hồ trong một bộ luật
để rồi suy diễn, diễn giải hành động của người dân – dù tốt, dù xấu – như thế
nào đó theo ý của giới cầm quyền thì tôi thấy rằng VN chưa thể được gọi là một
nhà nước pháp quyền, pháp trị.
Nhân quyền bị tước đoạt
Có
lẽ bối cảnh như vừa nói khiến tác giả
Hoa Quỳnh không khỏi hình dung ra rằng “VN: Nhà tù lớn, lãnh đạo: Những tên cai tù”. Qua bài tựa đề như vừa
nói, tác giả lưu ý tới tình trạng giới cầm quyền “bắt giữ người trái phép, bỏ
tù những người yêu nước, bất đồng chính kiến một cách vô tội vạ bằng những bản
án khắt khe, vô nhân đạo”, và rồi đưa họ vào “nhà tù nhỏ biệt giam trong một
nhà tù lớn của xã hội VN”.
Tác giả Hoa Quỳnh
nhận xét:
Tất
cả người Việt Nam, ngoại trừ những tên cai ngục là những kẻ đang nắm chính
quyền trong Đảng Cộng Sản, đều là những tù nhân trong một nhà tù vĩ đại của thế
kỷ 21. Gần 87 triệu người VN đã nhận ra rằng họ là những tù nhân ngay trên
chính quê hương mình. Họ là những tù nhân đích thực vì họ đã bị tước đoạt tất
cả những quyền căn bản tối thiểu của một công dân, họ bị cướp đi quyền tự do để
sống như một con người: không được nói, không được nghe, không được suy nghĩ,
không được bày tỏ quan điểm của mình, không được đi lại tự do, đi đâu làm gì
cũng bị theo dõi rình rập, đàn áp, bắt giữ như một tội phạm. Khi những người
công dân bị bắt giữ tùy tiện, trái phép thì chẳng có ai bênh vực họ, vì họ đã
mất cái quyền làm người công dân của họ từ lâu rồi.
Trong
khi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, như vừa nêu, nhắc tới chuyện TQ xâm lấn lãnh thổ,
lãnh hải của VN khiến “làm sao ngăn được tinh thần yêu nước của nhân dân VN ?”,
và “ai là người yêu nước lại không phẫn
nộ, chống Trung Quốc?”, thì tác giả Hạ Đình Nguyên lưu ý đến “những lời nói dối
thật là hoành tráng” của giới cầm quyền trong nước qua bài tựa đề “Hãnh tiến
trên sự nói dối hoành tráng”.
Tác
giả mở đầu rằng hiện nay người dân Việt rất căm giận khi Bắc Kinh tiến quân
đánh VN, tiếp tục chiếm đóng biển đảo của VN và hàng ngày đe doạ chủ quyền của
quê hương ta. Tác giả đặc biệt đề cập tới sự phẫn nộ bội phần khi “giới lãnh
đạo VN tỏ ra thân thiện với cách ứng xử giống như là nhu nhược trước nhà cầm
quyền Bắc Kinh”.
Trong
khi đó, người dân Việt không hề biết những gì đã và đang diễn ra trong cuộc
tiếp xúc giữa hai bên trong bối cảnh quê hương VN bị phương Bắc xâm lấn ngày
càng đáng ngại, nhưng được che đậy dưới chiêu bài “hợp tác chiến lược, toàn
diện”, trên nền tảng “ chủ nghĩa xã hội”, “đảng CS” qua những cuộc tiếp xúc
liên tục của giới lãnh đạo 2 nước, kể cả việc mới đây nhất phía VN chấp nhận
hợp tác báo chí với đảng CSTQ để tuyên truyền, “giáo dục” nhân dân VN, “chống
lại những luận điệu tuyên truyền, sai trái, phá hoại sự nghiệp cách mạng của
mỗi nước”…
Tác giả Hạ Đình
Nguyên thắc mắc:
Tôi
nghĩ đây là cách tuyên truyền của phía Trung Quốc nhưng nhà nước Việt Nam không
hiểu tại sao lại để ảnh hưởng một cách kỳ lạ như vậy? Tự nhiên lại đi mời người
ta về để giáo dục nhân dân mình thì quá lạ. Còn nói về chuyện liên kết Chủ
nghĩa xã hội thì cũng kỳ luôn vì chẳng có nước nào giống nước nào hết mà lại đi
hợp tác giáo dục thì cả một sự nghịch lý, nghịch cả truyền thống. Tại sao lại
để họ sang giáo dục mình? Khi nhà nước Việt Nam ra luật biển thì họ đã bảo rằng
là một trò hề lố bịch. Nhà nước mình không nói gì lại hết. Tờ báo Hoàn cầu bằng
tiếng Anh của Trung Quốc cũng đã chửi bới Việt Nam vậy thì mình làm gì để giáo
dục được bên kia?
Tác
giả đặc biệt lưu ý tới quyền tự do báo chí của người dân, được ghi trong chính
Hiến pháp VN, thì không được thực thi, mà lại “chính thức đưa cái quyền tuyên
truyền và giáo dục của đảng CSTQ vào để cùng giáo dục nhân dân VN”.
Tác giả Hạ Đình
Nguyên khẳng định rằng
“Nhân dân VN có thể học tập ở bất cứ ai,
nhưng không chấp nhận sự giáo dục của bất kỳ ai. Lòng yêu nước thuần khiết của
nhân dân VN là có sẵn. Nhân dân VN không cho phép kẻ khác đứng ra bẻ ghi cho
lòng yêu nước của mình theo “màu sắc” của họ. Lãnh đạo của hai đảng cộng sản VN
và TQ muốn có một tiếng nói chung, là tiếng nói chung nào ? VN,TQ là hai quốc
gia riêng biệt, có sinh mệnh riêng của mỗi quốc gia, có quyền bình đẳng, cùng
trong cộng đồng thế giới”, và “Trung quốc là một quốc gia ‘XHCN’ giả danh, điển
hình đầy đủ các mặt…với màu sắc Trung quốc.
Đó không phải là mô
hình của Việt nam, không phải là giấc mơ của nhân dân Việt nam. Việt Nam có
sinh mệnh riêng của mình và đi con đường của mình…Nhưng tiếc thay tất cả… đang
được thêu dệt từ những lời nói dối thật
là hoành tráng”.
Vẫn
theo tác giả Hạ Đình Nguyên, thì “Chúng ta đang ở trong một vùng trũng ngập ngụa
những điều bất cập, mà ở đó lá cờ “liên kết” XHCN, kiêu hãnh một cách đáng
tiếc, cứ thế tung bay”.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment