1-11-2012
Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa
Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cơ quan theo dõi và bảo
vệ quyền con người là một trò cười mỉa mai bôi nhọ tên nước Việt Nam. Có những lý do sau đây để nói như thế:
Thứ nhất, chế độ độc tài đảng trị của đảng Cộng sản Việt Nam
không do dân bầu mà tự ý viết ra Điều 4 Hiến pháp để hợp pháp hóa quyền cai trị
dân.
Điều này viết rằng: “Đảng cộng
sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung
thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,
theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Bây giờ Quốc Hội do đảng cầm quyền
dựng lên đang thảo luận sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992, theo đó Chủ tịch Nước
có quyền đề nghị với Quốc Hội miễn nhiệm và bãi nhiệm từ Phó Chủ tịch Nước trở
xuống.
Theo lời Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày tại Quốc hội ngày 29-10 (2012) thì Chủ
tịch Nước có quyền: “Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính
phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính
phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.”
Ngoài ra, Chủ tịch Nước còn có
quyền: “Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội
đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng, đô
đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ
nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội
hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng
chiến tranh. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng
động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp
Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố tình trạng khẩn cấp trong
cả nước hoặc ở từng địa phương.” (Báo
Người Lao Động, 29-10-2012)
Hiến pháp 1992 sửa đổi dự trù được
Quốc hội thông qua trong năm 2013 sẽ dành cho đương kim Chủ tịch Nước, ông
Trương Tấn Sang, một đối thủ chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhiều
quyền quan trọng, trong đó có quyền đề nghị Quốc hội “miễn nhiệm” hay “bãi
nhiệm” ông Nguyễn Tấn Dũng, nếu ông Sang có đủ lý do.
Tuy nhiên, việc bất tín nhiệm một
người có chức vụ quan trọng như Thủ tướng không phải là việc dễ dàng vì phải
làm theo những quy định của Nghị quyết “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín
nhiệm” sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp 5, dự trù cuối năm 2012 hay đầu
năm 2013.
Theo các cuộc thảo luận tại Quốc
hội thì việc “lấy phiếu tín nhiệm” chỉ là cuộc bỏ phiếu đánh giá khả năng phục
vụ của một người xem có đạt tiêu chuẩn cao, trung bình hay thấp trong 2 năm
liên tiếp. Sau đó, nếu người bị đánh giá chỉ được tín nhiệm dưới 50% hay thấp
hơn thì sẽ bị đề nghị “bỏ phiếu tín nhiệm”.
Tiến trình “lấy phiếu tín nhiệm”
cũng sẽ được thực hiện bên phía đảng vì tất cả các chức vụ lãnh đạo quan trọng,
hiện nay là 49 người, đều do đảng đề nghị cho Quốc hội biểu quyết chấp thuận.
Do đó, các nguồn tin từ Việt Nam
cho hay, quy chế “lấy phiếu tín nhiệm” sẽ được thực hiện song song giữa Đảng và
Quốc hội và sau khi hoàn tất, việc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ thi hành từ năm 2013.
Thời điểm 2013 rơi đúng vào giai
đoạn “đánh giá giữa nhiệm kỳ” đối với Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Ban Chấp hành
Trung ương đảng khóa XI.
Do đó, rất có thể vai trò lãnh đạo
của ông Nguyễn Tấn Dũng, người đã bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật sẽ được đặt
lên bàn cân vào lúc đó.
Ông Dũng đã thoát bị kỷ luật trong
kỳ họp 6 của Ban Chấp hành Trung ương đảng kết thúc hôm 15/10/2012 với số phiếu
129/175 ủy viên chính thức không tán thành đề nghị kỷ luật cả Bộ Chính trị và
Nguyễn Tấn Dũng mà theo các tin từ Việt Nam, để tránh chia rẽ và gây ra khủng
hoảng chính trị vào lúc Việt Nam cần có sự ổn định nội bộ.
Ủy ban Chấp hành Trung ương có tổng
cộng 200 Ủy viên, trong đó có 25 Ủy viên dự khuyết.
Tuy nhiên ngay sau đó, Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang đã nói với cử tri tại Sài Gòn ngày 17/10 (2012) rằng “không
thi hành kỷ luật không có nghĩa là Bộ chính trị không có lỗi không phải là cá
nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”. Nhiều người coi lời nói của ông Sang là
nhắm vào cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy nhiên điều quan trọng cần thay
đổi trong Hiến pháp mới không phải là chuyện tăng thêm quyền hành cho ông Sang
hay giảm thanh thế của ông Dũng, sau khi Luật phòng, chống Tham nhũng sửa đổi
đang được Quốc hội thảo luận đã chính thức tước mất chức Trưởng ban Chỉ đạo
Trung ương phòng, chống tham nhũng của ông Dũng.
Ban này đã thuộc về tay Tổng Bí thư
đảng Nguyễn Phú Trọng và từ nay đảng sẽ trực tiếp điều hành Ban Chỉ đạo.
Điều mà rất nhiều người Việt Nam
trong và ngoài nước trông đợi là việc “hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp” và chấm dứt vai
trò độc quyền lãnh đạo đất nước của đảng CSVN để nhân dân tự quyết định lấy vận
mệnh chính trị của đất nước và được tự do bỏ phiếu chọn người lãnh đạo theo thể
thức dân chủ tiến bộ.
Vì vậy, chừng nào Điều 4 Hiến pháp
hay vai trò lãnh đạo độc tôn, độc đảng vẫn được duy trì thì dù Quốc hội có viết
mới tất cả mọi điều khoản thì bản Hiến pháp mới cũng vô giá trị và tiếp tục làm
cho Việt Nam chậm tiến, tụt hậu hơn, và quyền làm chủ đất nước của dân vẫn còn
là chiếc bánh vẽ!
NHÂN QUYỀN HAY BÔI NHỌ?
Thứ hai là chuyện Chính phủ CSVN ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 3 năm từ 2014 đến 2016. Cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp
Quốc sẽ diễn ra vào năm 2013.
Hội đồng này có 47 nước được chia
cho từng châu lục của Thế giới. Khu vục Á Châu có 13 ghế, nhưng không phải các
Quốc gia được bầu vào Hội đồng đều có thành tích tốt về việc cổ võ và bảo vệ
nhân quyền như tiêu chuẩn đã đề ra.
Thủ tục bỏ phiếu kín, trực tiếp chỉ
cần đa số của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc nên chuyện có nhiều quốc gia
nổi tiếng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng vẫn đắc cử vào Hội đồng này, như
trường hợp Trung Cộng, Cuba và Nga Sô.
Vì vậy việc Việt Nam có thể đắc cử
vẫn có cơ hội xảy ra, nhưng không vì thế mà có thể xóa tan đi hình ảnh xấu xa
của nhà nước CSVN về những vi phạm quyền con người từ xưa đến nay.
Việt Nam, dưới quyền lạnh đạo của
đảng CSVN, đã bắt người vô cớ; đàn áp và bỏ tù những người bất đồng quan điểm
chính trị; ngăn cấm tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do cư
trú; đàn áp và bóc lột công sức lao động của công nhân, nông dân; tham gia có
tổ chức buôn người; gian lận và lạm dụng xuất khẩu công nhân lao động; dung
túng nạn mại dâm; cưỡng chế lao động người bị nghiện để thủ lợi; kỳ thị các tổ
chức Tôn giáo không chịu đi theo nhà nước; kỳ thị có chủ trương và đối xử bất
công đối với người của Chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ ở miền Nam trong các lĩnh
vực việc làm, nhà ở, tiện nghi sức khỏe-xã hội và giáo dục; đàn áp đồng bào dân
tộc không muốn đi theo và làm theo lệnh của nhà nước trong lĩnh vực Tôn giáo và
di dân; cưỡng chế thanh-thiếu niên học Chủ nghĩa Cộng sản, đường lối của đảng
và buộc phải gia nhập các tổ chức đoàn Thanh-Thiếu niên Cộng sản Hồ Chí Minh để
phục vụ đảng, nếu muốn có công ăn việc làm v.v…
Do đó, Nhà nước Việt Nam đã vi phạm
các tiêu chuẩn của Hội đồng Nhân quyền là bảo vệ quyền con người và theo dõi
việc thi hành quyền này của các nước hội viên Liên Hiếp Quốc để phục vụ cộng
đồng nhân loại tốt đẹp hơn.
Căn cứ vào những vi phạm nhân quyền
của chính phủ Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, thật đáng xấu hổ khi tên nước
Việt Nam và nhân dân Việt Nam với truyền thống nhân bản của dân tộc đã bị chính
quyền lợi dụng khi ứng cử vào Hội đồng nhân quyền nhằm che giấu những vi phạm
của mình.
BẰNG CHỨNG NHÃN TIỀN
Bằng chứng mới nhất vi phạm nhân
quyền của Chính phủ Việt Nam đã xảy ra với Phóng viên Huyền Trang của Truyền
Thông Chúa Cứu Thế trong ngày xử hai Nhạc sỹ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh
Bình hôm 30/10 (2012).
Cô Huyền Trang đã bị bắt vô cớ tại
khu vực gần Tòa án.
Cô tường thuật lại: “Vào lúc
10:30, ngày 30.10.2012, tôi, Anna Huyền Trang, và một người bạn trên đường đi
từ công viên Bách Tùng Diệp về lại công viên Tao Đàn, nơi bạn tôi đã gửi xe,
khi đến công viên (đối diện Dinh Độc Lập) thì bị một nhóm hơn 30 người, gồm
công an mặc sắc phục, an ninh mặc thường phục, dân phòng, CSGT vây quanh chúng
tôi và bắt chúng tôi, họ đòi kiểm tra giấy tờ tùy thân của chúng tôi. Tôi hỏi:
“Lệnh đâu mà kiểm tra giấy tờ của chúng tôi. Nếu kiểm tra giấy tờ của chúng tôi
thì các anh phải kiểm tra giấy tờ tất cả những người đang có mặt tại công viên
này? Tôi sẽ gọi cho cậu tôi để làm việc với các anh”, nhưng họ đã giật lấy điện
thoại của tôi.
Họ lôi chúng tôi lên xe bít bùng
nhưng tôi không chịu, tôi đã vịn thật chặt vào thành xe. Họ cố lôi kéo tôi vào
xe nhưng không được. Cuối cùng, 3 – 4 người trong nhóm đẩy thật mạnh tôi vào
xe. Họ không đóng cửa xe được vì chân tôi chắn cửa xe. Họ loay hoay mãi bằng
cách 3 – 5 người ở ngoài đẩy cánh cửa xe và một người ngồi giữ tôi trong xe kéo
chân tôi ra thì mới đóng cửa xe được.
Khoảng hơn 11 giờ, tôi và bạn tôi
bị đưa về đồn công an phường Cầu Kho, Q.1, Sài Gòn.
Bạn tôi và tôi mỗi đứa bị giam một
nơi.”
Sau đó là những màn tra khảo và
nhục mạ rất hỗn xược và thô bỉ của đám Công an điều tra xúc phạm cả đến đạo
Thiên Chúa mà cô Huyền Trang là một tín đồ.
Cô kể lại những giây phút hãi hùng
nhất trong bài viết phổ biến công khai:
- “Họ thấy tôi nằm ì ra bàn nên
thỉnh thoảng họ dùng những lời lẽ có ý làm nhục tôi như: “mày hiếp dâm nó cho
tao”, người khác trả lời: “mày làm đi, sao bắt tao làm?”, người nào đó trong
phòng nói: “mày lột đồ nó ra cho tao”, “hay là đêm qua làm nhiều quá nên mệt,
bây giờ về đây ngủ bù”, sau đó họ phá lên cười. Còn tôi vẫn nhắm mắt, thinh
lặng, lần chuỗi, đọc kinh và cầu nguyện.
Một lúc sau, một người an ninh,
người đã tra vấn tôi lúc đầu, 3 lần liên tiếp, túm tóc tôi và lôi tôi lên để
nói chuyện nhưng tôi vẫn nhắm mắt, im lặng, lần chuỗi, đọc kinh và cầu nguyện…
Thấy thế, anh an ninh này, lại 3 lần liên tiếp nữa, túm tóc và lôi đầu tôi dậy
nhưng tôi vẫn nhắm mắt, thinh lặng, lần chuỗi, đọc kinh và cầu nguyện… Anh an
ninh này nói: “cho một công an viên nữ làm việc với nó, nhưng phải mặc sắc phục
thì nó mới hợp tác…”
- “…Ở đây làm gì có Chúa, Chúa ở
nhà thờ ấy, mày đọc kinh cũng vô ích thôi. Ở đây, Chúa không cứu được mày đâu!
Mày chỉ cho tao biết Chúa là ai đi…!”.
- “…Do chị không hợp tác nên tôi
mới bóp cổ chị” nói rồi chị ấy bóp cổ tôi 3 lần liên tiếp, nhưng tôi vẫn nhắm
mắt, thinh lặng, lần chuỗi, đọc kinh và cầu nguyện. Ngay sau đó, họ liền lôi
tôi dậy và nói chị công an khám xét người tôi. Tôi nhìn thẳng anh an ninh đối
diện và nói: “Ai cho các anh khám xét người tôi, lệnh đâu?”. Họ trả lời: “Ở
đây, là đồn công an, ở đây là pháp luật nên có quyền làm điều này.” Họ xốc nách
tôi lên, nắm lấy tay tôi, tôi vùng vẫy vì không chấp nhận hành vi của họ… nhưng
họ vẫn khám xét áo quần tôi thì có 76.000 đồng trong người, cái khẩu trang, cái
mũ và cái áo khoác.”
- “… Tiếp theo, họ sỉ nhục Lm Giuse
Đinh Hữu Thoại và các Cha DCCT: “Các Cha có lấy vợ và sinh con không mày?, Chắc
là mày là vợ hay con của ông Thoại chứ gì? Một lũ phản động…”. Họ nói tiếp:
“Nhìn mặt mày sáng sủa lắm mà, sao ngu thế! Chúng nó cho mày tiền, hay hứa cho
mày đi nước ngoài phải không, nên mày mới đi với lũ phản nước? Chúng mày muốn
chống cộng à! Không chống được đâu, chỉ có Mỹ mới chống được thôi, em à!…”.
Nghe mà cay đắng trong lòng nhưng tôi vẫn nhắm mắt, thinh lặng, lần chuỗi, đọc
kinh và cầu nguyện….”
- “… Khoảng 14:15, một nhân viên
công an phường mặc thường phục, áo sơ mi ngắn tay, áo bỏ trong quần, hỏi: “có
thông tin gì về nó chưa?” Một người nói: “con này nó lì, nó câm, nó điếc và nó
lang thang vì nó không cho biết tên…”, người khác nói: “kêu một đứa bị sida vào
đây, chích cho nó một mũi, cho nó bị sida luôn, phường này xì ke và sida nhiều
lắm.”
- “… Sau đó, chú công an viên liền
nói: “gọi chị ấy lên (người đàn bà to con, tôi không biết tên) để làm việc với
nó”. Người đàn bà này “chào hỏi” tôi bằng cách lay cho tôi mở mắt nhưng tôi vẫn
nhắm mắt, thinh lặng, lần chuỗi, đọc kinh và cầu nguyện. Một người trong nhóm
nói: “Nó bị câm và điếc từ khi vào đây, không chịu nói và không chịu mở mắt.”
Cô ta liền búng vào lỗ tai tôi 3 cái, sau đó lấy tay kẹp chặt lỗ mũi của tôi,
nhưng tôi vẫn nhắm mắt, thinh lặng, lần chuỗi, đọc kinh và cầu nguyện…”
- “… Trong phòng tắm, cô ta yêu cầu
tôi “cởi quần áo ra”, tôi nói: “cô không có quyền gì khám xét người cháu. Lệnh
đâu?”, tôi hỏi tiếp: “nếu là con gái cô thì cô sẽ làm gì?”, cô ta trả lời: “do
cô xem cháu là con của cô nên chính tay cô khám xét người cháu, nếu là người
khác, sẽ kêu mấy thằng kia vào khám…”.
- “… Khoảng 18 giờ, có 6 người đàn
ông to con và lực lưỡng, trong đó gồm: anh an ninh trẻ, 2 anh dân phòng và 3
người nữa, không biết rõ họ là ai, nói với tôi: “từ sáng đến giờ, cô không khai
cô là ai, làm gì và ở đâu nên chúng tôi cần lấy vân tay của cô”. Tôi trả lời:
“các anh không có quyền lấy vân tay của tôi”. Một trong số họ ngồi lăn mực và nói:
“nếu cô không hợp tác cho chúng tôi lấy vân tay, thì làm sao chúng tôi biết cô
ở đâu, tên là gì, làm gì… Nói nhẹ nhàng cô không nghe, chúng tôi sẽ cưỡng chế
cô”. Tôi kiên quyết: “các anh không có quyền lấy vân tay của tôi”. 3 người đàn
ông xông đến, bẻ hai bàn tay của tôi ra, họ càng cố gắng bẻ hai bàn tay của tôi
thì tay tôi càng nắm chặt. Họ không thể bẻ tay tôi ra được. Một lúc sau, anh
chàng lăn mực nói: “Không thể dùng cách này với nó được, bỏ nó ra”. Họ chụp
hình tôi, tôi cho chụp. Trong khi họ bẻ tay tôi, tôi đã cầu nguyện với Thiên
Chúa, xin Chúa giúp con, Chúa ơi!
Họ lại ngồi thương lượng với tôi
nhưng tôi nhìn họ chằm chằm và kiên quyết không đồng ý cho họ lấy vân tay. Họ
nói: “Cô tên là gì”. Tôi trả lời: “Tôi là phóng viên Truyền thông Chúa Cứu
Thế”. Một an ninh mắng xối xả vào mặt tôi: “Ai công nhận chúng mày là nhà báo
hả? Thẻ tác nghiệp của chúng mày đâu? Một lũ ăn không ngồi rồi, rồi rủ nhau
phản động hả?…”.
“…Ngay lúc đó, hai bàn tay tôi vẫn
nắm chặt, anh an ninh trẻ lại bẻ hai tay tôi ra đằng sau, tôi liền lấy chân đạp
bàn đang để mực và giấy tờ, cho nó rớt xuống đất. Liền đó, ba bốn người gì đó
cùng nhau, dùng sức, bẻ hai bàn tay tôi ra, tôi bị ngã xuống đất và cầu xin
Chúa: “Xin Chúa đừng cho họ hại con, Chúa ơi!”. Họ càng dùng sức nhưng vẫn
không thể nào bẻ hai bàn tay tôi ra được. Ngay sau đó, anh dân phòng đeo mắt
kính, không phải anh dân phòng tôi đã trò chuyện, hét lên: “đéo mẹ mày, Chúa
của mày à, thì này Chúa của mày nè, vứt mẹ nó đi…” Anh ta liền giựt lấy tràng
hạt của tôi, tôi đã đeo vào cổ tay mấy vòng trước khi họ cưỡng chế tôi, tràng
hạt của tôi đã bị đứt rồi, nên tôi yêu cầu: “Các anh phải tìm lại cho tôi dây
tràng hạt đã đứt. Nếu anh không tìm lại cho tôi, Thượng Đế sẽ trừng phạt gia
đình các anh. Tôi tìm tràng hạt là để cứu gia đình các anh đấy. Tìm lại cho
tôi!”. Anh an ninh trẻ vội vàng đi tìm lại tràng hạt cho tôi. Tràng hạt đủ cả
nhưng Thánh Giá đã bị đứt rồi!
Cuối cùng, theo lời Huyền Trang kể,
đám Công an nói: “Trả mày điện thoại, mày về đi”. Tôi lấy áo khoác, mũ và
quần áo trên người tôi phủi bụi những sự ác đã diễn ra tại đồn công an, vì của
ai cái gì thì trả lại cho người đó cái ấy. Tôi chào anh dân phòng, mà tôi đã
trò chuyện, chúc anh và gia đình anh luôn hạnh phúc mà ra về lòng đầy bình an
trong sự quan phòng đầy tình yêu thương của Chúa.”
Với nhân chứng Huyền Trang còn rất
mới, liệu Chính quyền CSVN có đường nào cãi không vi phạm quyền con người và
nhân phẩm của người nữ phóng viên tự do cản đảm này không?
Huyền Trang là người may mắn còn
sống sót và có phương tiện để viết lại những khổ nhục mà cô đã trải qua dưới
nanh vuốt của những Công An mang nhiều tính không phải của loài người.
Nhưng còn cả vạn người dân vô tội
khác đã bị giày xéo trong ngục tối lao tù CSVN không ai biết đến từ xưa đến nay
thì sao?
Những oan hồn ấy bây giờ đang ở đâu
hay họ cũng loanh quanh đâu đó trong các phòng tra tấn Công An của một Nhà nước
đang hớn hở chờ ngày được bước vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà không
hề biết liêm sỉ và tư cách của mình ở đâu trong lương tâm nhân loại và con
người Việt Nam?
11/012
No comments:
Post a Comment