Phạm Phan (RFI)
Thứ bảy 17 Tháng
Mười Một 2012
Trung tuần tháng 11, trước lúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh họp bàn về bản Tuyên ngôn Nhân quyền của khối, tổ chức Human Rights Watch công bố bản báo cáo về tình trạng vi
phạm nhân quyền hết sức trầm trọng của chế độ Hun Sen. Thông tín viên Phạm Phan tường trình từ Phnom Penh.
Nghe
(07:16) : Thông tín viên Phạm Pham (Phnom Penh) 17/11/2012
1/ Hàng trăm vụ giết người vì lý do chính trị
Ở vào thời điểm hết sức đặc biệt, khi Phnom Penh tổ chức Thượng Đỉnh ASEAN, và các lãnh đạo trong
khối sẽ thảo luận chung cuộc về Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN, và quan trọng hơn khi nhiều nhân vật lãnh đạo thế giới và khu vực, bao
gồm cả Tổng Thống Obama đến Phnom Penh tham dự Thượng Đỉnh Đông Á thì bất ngờ tổ chức nhân quyền danh tiếng trên thế giới là HRW tung ra bản báo cáo gây chấn động công luận trong và ngoài Cam Bốt, trong đó ghi lại hơn 300 vụ hành hình man rợ vô luật pháp, mà hung thủ là chế độ hiện nay tại Cam Bốt gây ra.
Tại Phnom Penh, báo mạng Phnom Penh
Post ra ngày 14/11 với tựa đề “Lịch Sử Bạo Lực” đã tường thuật chi tiết bản phúc trình của HRW.
Theo đó, thì những toán ám sát bí mật do chế độ hiện nay điều hành đã thực hiện nhiều vụ hành quyết có hệ thống mà không cần xét xử. Và những hung
thủ giết người hiện nay lại là những nhân vật cao cấp trong Đảng Nhân Dân Cam Bốt cầm quyền và các viên chức quan trọng trong chính phủ.
Và hàng trăm vụ giết người vì lý do chính trị đã được LHQ, văn phòng FBI của Mỹ, các tổ chức nhân quyền trong
và ngoài nước, các phương tiện truyền thông đã điều tra, theo dõi, và đưa tin. Có hai nhân vật chính bị nêu đích danh từng điều hành các kế hoạch sát hại những người yêu dân chủ là Mok Chito, Cục Trưởng Cục Hình Sự thuộc Bộ Nội Vụ, và Sok Phal, người đứng đầu Cơ Quan An Ninh Trung Ương của Cam Bốt.
Theo cách tổ chức của bộ máy giết người mà phúc trình của HRW đưa ra, thì chế độ do ông Hun Sen cầm đầu vào thập niên 1980 đã cho thành lập các “Toán A” hay đội hành hình. Các đội hành hình này đã bị giải thể sau cuộc đảo chính thất bại năm 1994, và bị sáp nhập vào lực lượng cảnh sát. Hiện nay các đơn vị đó được phân chia thành hai lực lượng: một được gọi là “Lực Lượng Tốt”, hai là “Lực Lượng Mật”.
Vẫn theo báo cáo của HRW, một khi đối tượng cần được thủ tiêu để “bảo vệ trật tự xã hội” hay “ổn định chính trị” và “bí mật quốc gia”, thì các nhân vật thuộc đội hành hình báo cáo về Mok Chito
xin ý kiến, sau khi được lịnh thi hành, đội hành hình ra tay và các nhân vật chính trị đối lập bị giết chết bằng nhiều hình thức nhằm thủ tiêu chứng cứ.
2/ Một số vụ điển hình trong thập niên 1990
Báo mạng Phnom Penh Post đã
trích dẫn nhiều cái chết do các toán hành hình của chính quyền ra
tay, dưới đây là một vài trường hợp tiêu biểu.
Trong cuộc đảo chính tháng 7 năm 1997, Đảng Nhân Dân Cam Bốt của ông Hun Sen muốn giành trọn quyền lực nên đã dùng quân đội tấn công vào lực lượng vũ trang của Đảng Bảo Hoàng của Hoàng Tử
Ranariddh. Viên Tướng Chao Sambath của Bảo Hoàng bị phe ông Hun Sen bắn 3 phát đạn vào đầu, theo cuộc điều tra của LHQ. Trong khi đó, cuộc điều tra của chính quyền tiến hành lại kết luận rằng, Tướng Chao Sambath tự tử bằng cách cắn đứt lưỡi.
Một trường hợp hãi hùng nữa khi lực lượng an ninh chính quyền tấn công vào đoàn biểu tình của nhiều nhà sư thì một nhà sư gốc người Kampuchea Krom có tên Eang Sok Thoeun bị giết chết, sau đó khi khám nghiệm tử thi, thì thấy cổ họng nhà sư bị vật sắc nhọn cứa đứt tới ba lần. Tuy nhiên, khi
nhà nước tiến hành điều tra
thì lại thông báo là nhà sư Kampuchea Krom này đã tự tử. Và cảnh sát lại không nêu lên được lý do tại sao nhà sư lại tự tử. Sau đó, chính quyền ra lịnh phải chôn cất nhà sư Eang
Sok Thoeun nhanh chóng và không cho phép tổ chức lễ tang.
Chủ bút bộc trực Thun Bun Ly nổi danh vì đã viết nhiều bài báo phê bình chế độ, và đã bị bắn chết vào năm 1996, tuy nhiên theo báo cáo của HRW, ngay sau khi bị hạ sát, một người lính đã mang bao găng tay để tìm cách kéo rút các viên đạn ra khỏi đầu của ông Thun Bun Ly, nhằm phi tang cái chết của nhà báo. HRW nói rằng hành động đó gây nỗi ghê sợ.
Trong các vụ ám sát thì vụ quăng lựu đạn vào đám đông biểu tình năm 1997 là một vụ giết người tập thể kinh hoàng khi đoàn biểu tình do phe đối lập Sam Rainsy tổ chức bao gồm nhiều phụ nữ chân yếu tay mềm. Vụ thảm sát tập thể này khiến cho
16 người vô tội bị giết và hơn 150
người bị thương.
Theo báo cáo của HRW thì ông Hing Bun Heang, Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 70 khét tiếng của chế độ đã nói với báo Phnom Penh Post sau vụ tấn công lựu đạn rằng: ông muốn giết những nhà báo tìm cách công bố sự kiện thảm sát, nguyên văn lời của Hing Bun Heang như sau: “Tôi rất tức giận, nói với họ là tôi sẽ giết họ một khi họ tìm cách tường thuật sự kiện này, hãy cho họ biết tôi là người đứng đầu đội bảo vệ và đã cảnh báo họ.”
Hing Bun Heang hiện nay là Tư Lịnh Đơn Vị Bảo Vệ Thủ Tướng Hun Sen và là Phó Tổng Tư Lịnh Lực Lượng Vũ Trang Hoàng Gia Cam Bốt.
3/ Chính quyền Cam Bốt cho rằng cáo buộc của HRW là không có căn cứ
Vừa khi biết được bản báo cáo về thành tích nhân quyền tệ hại, chính quyền Cam Bốt đã có phản ứng nhanh. Chính quyền cho rằng những điều mà HRW nói là vô căn cứ và mang ý đồ chính trị nhằm làm lệch hướng trọng tâm các hội nghị quan trọng trong khối ASEAN và khu vực mà Phnom Penh đóng vai trò chủ nhà.
Còn ông Khieu Kanharith, Bộ Trưởng Thông Tin, thì nói là bản báo cáo nhân quyền của tổ chức HRW nhằm làm ồn ào trước khi
Thượng Đỉnh ASEAN khai diễn. Ông Khieu Kanharith thêm rằng, điều đầu tiên HRW phải trưng ra được các chứng cứ tội ác.
Chính quyền Cam Bốt quản lý một đội ngũ phương tiện truyền thông đông đảo gồm báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, nhưng trước bản báo cáo về những vụ hành hình do chế độ của Thủ Tướng Hun Sen ra tay thì tất cả những cơ quan truyền thông nhà nước đều im lặng, vì đây là điều đại kỵ của họ.
Khi tham dự phiên xử tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ, người dân Cam Bốt đã biết được các tội ác kinh khiếp của chế độ này sau tháng 4/1975, mấy ngày nay khi các phương tiện truyền thông tự do nói về bản báo cáo của HRW với nhiều chi tiết của các vụ ám sát giết người, dân chúng thấy hành động sát nhân đó không thua kém Khmer Đỏ.
Bài liên quan
---------------------------------
CÁC TIN KHÁC
ASEAN - BIỂN ĐÔNG
ASEAN - TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG
VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN
PHỎNG VẤN - CAM BỐT
HOA KỲ - SINGAPORE
HO A KỲ - MIẾN ĐIỆN
HOA KỲ - CHÂU Á
HOA KỲ - CHÂU Á
HOA
KỲ - KHỦNG BỐ
TRUNG
QUỐC - CHÂU ÂU
TRUNG
ĐÔNG
PHÁP
MIẾN
ĐIỆN - NHÂN QUYỀN
TẠP
CHÍ VĂN HÓA
No comments:
Post a Comment