Từ ý nghĩ qua hành động. Khoảng giữa là thái độ. Thái độ rất quan
trọng. Việt cộng biết vậy. Bằng mọi cách, nó làm cho dân chúng Việt Nam phải có
thái độ tốt đối với đảng và nhà nước. Nếu để ý, trong xã hội Việt cộng, từ
“thái độ” rất được chú trọng và săn sóc kỹ. Thái độ học tập, thái độ tiếp thu,
thái độ ứng xử, thái độ giao tiếp, thái độ đối thoại... Thái độ phải “tốt”. Có
thể sau lưng nó thì sao cũng được. Trước mặt Việt cộng, làm ơn dạ và cười. Vậy
là đủ. Việt cộng chỉ cần vậy.
Ngày xưa, lúc đánh nhau thì địch là thằng, ta là ông. Thằng Mỹ,
thằng Thiệu, Thằng Kỳ, thằng Nguỵ. Nhưng, ông Liên Xô, ông Trung Quốc, Bác Hồ,
Bác Mao, ông Stalin... Đó là thái độ. Ta dzà địch. Rõ ràng.
Hiện tại, gì thì gì, cái gì cái, chửi Việt cộng sao cũng được. Ẩn
danh ẩn mặt, trên mạng, trên blog... sao cũng được . Dzìa tới phi trường thì
làm ơn gãi đầu gãi tai “dà... dà... anh cán bộ nhé”. Tốt. Tui thấy rất nhiều
“bạn” trong nước, một cũng “anh chiến sĩ công an”, hai cũng “anh chiến sĩ của
đảng”, mặc dù có thể các “bạn” này vô cùng phẫn uất người “lạ” đánh đập dân
chúng. Lạ.
Việt cộng rất sợ một ngày nào đó người dân Việt Nam không còn gọi
chú tư chủ tịch, bác ba bí thư, cô út ngân hàng, anh tám công an, thiếm năm toà
án. Thay vào đó là bọn công an, thằng cán bộ, tên người lạ, giặc tàu lạ, bọn
tay sai bán nước...
Nhà văn Phạm Thị Hoài đăng trên blog của bà bài viết “Chúng tôi là đủ”, đề
nghị các người trẻ tuổi không cần xưng hô “chúng cháu” đối với chính quyền.
Xưng chúng tôi là đủ. Đúng vậy, lâu nay Việt cộng một mặt buộc người dân
cúi đầu tâng bốc cán bộ, một mặt hạ thấp phẩm hạnh dân chúng bằng các từ ngữ
xưng hô. Chúng tôi là đủ. “Chúng cháu” đối với chính quyền, nghe rất nô
lệ và hèn kém.
The way people behave is more important than what they achieve. [Cái
cách mà dân chúng tỏ thái độ còn quan trọng hơn là thành quả mà họ gặt được.]
(M. Gandhi)
No comments:
Post a Comment