Thursday, 15 November 2012

CÁI CHẾT CỦA LEONID BREZHNEV & CUỘC CHIẾN ĐẤU DAI DẲNG VÌ TƯƠNG LAI NƯỚC NGA (Brian Whitmore)





Ngày 16 tháng 11 năm 2012

Theo nhiều nghĩa khác nhau, cuộc chiến đấu hiện nay cho tương lai của Nga đã bắt đầu cách đây 30 năm. Vào ngày 10 tháng 11 năm 1982, Leonid Brezhnev qua đời, kéo theo sự thay đổi thế hệ trong ban lãnh đạo Liên Xô và khởi động một chu kỳ cải cách và phản cải cách ở Nga. Tất cả những chuyện đó vẫn còn chưa kết thúc. Tên của những tay chơi cũng như ngôn từ của họ đã thay đổi, nhưng vấn đề cơ bản nhất thì vẫn như xưa: làm thế nào thực hiện những cuộc cải cách cần thiết khi chúng đó đe dọa sự thống trị của các tầng lớp tinh hoa hiện hành.


Cái chết của Brezhnev báo hiệu sự ra đi của nhóm người gọi là “Nhóm 1937” - thế hệ các nhà lãnh đạo Liên Xô nhanh chóng leo lên hàng ngũ của Đảng Cộng sản sau cuộc thanh trừng của Stalin và sau đó đã cai trị đất nước trong nhiều thập niên. Cuối thời Brezhnev, nền kinh tế Liên Xô, vốn đã phụ thuộc vào xuất khẩu, đã lâm vào tình trạng trì trệ và teo lại khi giá dầu giảm. Hệ thống chính trị được cứng nhắc, tham nhũng tràn lan, và thái độ coi thường lãnh đạo được thể hiện công khai. Thế hệ tinh hoa đang lên nhất trí rằng cải cách là cực kì cần thiết.

Hai ứng viên chính thúc đẩy cho sự thay đổi - KGB và “những người tự do trung thành với chế độ” theo đường lối kĩ trị - tạo ra một liên minh không ai có thể ngờ tới. Nhưng cái liên minh kì quặc này lại được thành lập để chọn ra hai nhà lãnh đạo Liên Xô Viết: Yury Andropov (ứng viên của KGB) và Mikhail Gorbachev (ứng viên của phái kỹ trị). Và không có gì ngạc nhiên khi hai nhóm quyền lực trong điện Kremlin của Vladimir Putin là các siloviki (ý nói những người thuộc lực lượng an ninh và cảnh sát – ND) và các nhà kỹ trị. Những hậu duệ của chính cái liên minh đã đưa Andropov và Gorbachev lên đỉnh cao quyền lực trong những năm 1980 cũng đặt Putin tại điện Kremlin ngay trước thềm thiên niên kỉ này.

Trong số ra cuối tuần trước của tờ Power Vertical podcast, Mark Galeotti, giáo sư tại Đại học New York và tác giả blog In Moscow’s Shadows đã thể hiện sự tương đồng như sau:

<!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->
“Andropov có thể tạo ra một liên minh của những người nhận ra rằng thay đổi là cần thiết. Đó là một liên minh có nền tảng rộng – đấy là nói theo thuật ngữ của Đảng Cộng sản Liên Xô - từ những người theo phái tự do đủ mọi loại đến những người bảo thủ mà ý tưởng về cải cách là xiết chặt quản lí và bắt công nhân phải làm việc nhiều hơn. Tất cả đều đồng ý rằng tình trạng hiện tại là không thể chịu đựng được nữa. Đó là điều gắn bó liên minh Andropov thành một khối - và chính liên minh của Andropov đã đưa Gorbachev lên. Nhưng ngay sau khi ông ta [Gorbachev] tìm cách đưa nó vào hoạt động thì rắc rối đã xảy ra. Làm sao có thể giữ được cái liên minh tạp nham đó? Putin đã nhận ra rằng một số biện pháp cai trị đã lỗi thời hay không còn tác dụng nữa. Một số năng lực sáng tạo được đưa vào sử dụng”

Tư tưởng của Andropov và tư tưởng của Gorbachev đại diện cho hai con đường để một hệ thống độc đoán đã lâm vài tình trạng trì trệ cải cách chính nó - và cả hai cuối cùng đều đi đến ngõ cụt. Mô hình Andropov, được nhà xã hội học Olga Kryshtanovskaya gọi là "độc tài hiện đại hóa", tương tự như con đường mà Trung Quốc đang theo hiện nay – cải cách kinh tế được quản lí một cách chặt chẽ nhằm hướng đến thị trường mà không có cải cách chính trị.

Do Andropov chết vào năm 1984, cuộc cải cách này không phát triển được ở Liên Xô. Nhưng đó là mô hình cai trị của Putin, một mô hình đã thể hiện hết những giới hạn của nó. Trong ngắn hạn, nó đã dẫn đến tăng trưởng và thịnh vượng. Nhưng, trong dài hạn, sự tăng trưởng và thịnh vượng sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu, và cuối cùng tầng lớp này sẽ đòi quyền tham gia vào chính trị. Phủ nhận các quyền này thì hệ thống sẽ đánh mất “năng lực sáng tạo” và cũng sẽ dẫn đến bất ổn.
Và nếu đẩy đến kết luận hợp logic của nó, mô hình Gorbachev, một mô hình có quan điểm toàn diện hơn về cải cách kinh tế và chính trị, chắc chắn sẽ giải phóng các lực lượng hướng tới chủ nghĩa đa nguyên, và cuối cùng là tiêu diệt hệ thống độc tài.

Cả hai mô hình đều sẽ làm tan vỡ liên minh siloviki và những người kĩ trị theo đường lối tự do. Trong mô hình của Andropov, sự nổi dậy của những người kĩ trị và liên minh với giai cấp trung lưu đang lên nhằm thúc đẩy thêm nữa chủ nghĩa đa nguyên, tương tự như các thành viên đã bị đẩy ra khỏi đội ngũ của Putin, thí dụ như cựu bộ trưởng tài chính Aleksei Kudrin, đang làm hiện nay. Còn nếu áp dụng một cách đầy đủ mô hình của Gorbachev thì cuối cùng siloviki cũng sẽ làm loạn - như họ đã làm hồi tháng 8 năm 1991.

Nếu Putin đi theo đường lối của Andropov trong suốt nhiệm kì đầu tiên của ông ta trong điện Kremlin từ năm 2000 đến năm 2004, thì tổng thống Dmitry Medvedev lại tạo cho người ta cảm giác là mô hình Gorbachev đã trở về. Và tháng 9 năm 2011, khi Putin loan báo sẽ trở lại điện Kremlin, đấy không phải là cuộc nổi dậy tương tự như cuộc nổi dậy chống lại Gorbachev vào tháng 8 năm 1991; nhưng động cơ thì vẫn là một: siloviki sợ mất quyền lực và đã hành động nhằm ngăn chặn, không cho thay đổi thêm nữa. Họ đã thất bại vào tháng 8 năm 1991, nhưng đã thành công hơn vào mùa thu năm ngoái. Vì vậy, ba thập niên sau khi Brezhnev chết, chúng ta đã đi hết một vòng tròn. Hệ thống này vẫn còn bế tắc, và không có gì có thể đưa được nó ra khỏi vũng lầy trong tương lai gần.






No comments:

Post a Comment

View My Stats