Al-Asiya
Tài liệu tham khảo đặc biệt của THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Posted by basamnews on 17/11/2012
Với lời dân cho rằng chưa mấy quốc gia làm
cho Mỹ thay đổi quan hệ với mình nhanh như Mianma, trang mạng “Al-Asiya” vừa
đăng bài phân tích về mối quan hệ thay đổi rất nhanh giữa Mỹ với Mianma, nội
dung như sau:
Khi bà Aung San Suu Kyi, thủ lĩnh phe đối
lập ở Mianma, người đã từng được nhận giải Nobel hòa bình, kết thúc chuyến thăm
Mỹ và Tổng thống Mianma Thein Sein đọc một bài diễn văn tại cuộc họp Đại hội
đồng Liên hợp quốc ở Niu Yoóc cùng trong tháng Chín vừa qua, thì Mỹ đã tiến
thêm một bước lớn trong việc bình thường hóa quan hệ với Mianma. Ngoại trưởng
Mỹ Hillary Clinton thông báo sắp hủy bỏ việc cấm nhập khẩu các sản phẩm của
Mianma sau khi xác nhận những tiến bộ đã đạt được của Mianma và khẳng định Mỹ
ủng hộ tiến trình cải cách và mở cửa do Tổng thống Thein Sein khởi xướng và
đang theo đuổi. Việc hủy bỏ dần những sự trừng phạt, bị áp đặt từ 15 năm nay
đối với Hội đồng quân sự Mianma cầm quyền trước đây, là một dấu hiệu thực sự
đầy hy vọng đối với quá trình tái thiết nền kinh tế của đất nước này. Đối với
cường quốc số một thế giới thì việc mở cửa buôn bán với Mianma dường như chang
có mấy ý nghĩa, nhất là về kinh tế, nhưng đối với Mianma, nước đang cố thoát
khỏi nhiều năm bị cô lập, thì rõ ràng đây là một bước ngoặt trọng đại, mang rất
nhiều ý nghĩa và hiệu ứng.
Sau lệnh cấm vận đầu tiên do Tổng thống
Bill Clinton ký và có hiệu lực vào tháng 5/1997 – cấm đầu tư vốn vào Mianma –
cho đến việc đất nước ở Đông Nam Á này giải tán Hội đồng quân sự vào năm 2011,
mối quan hệ giữa Mỹ và Mianma có thể tóm tắt bằng một câu: tẩy chay hoàn toàn
về ngoại giao và cô lập toàn diện Mianma trên diễn đàn quốc tế. Để đáp lại
những sự vi phạm lặp đi lặp lại về nhân quyền và các cuộc trấn áp đẫm máu của
Hội đồng quân sự Mianma, Mỹ đã liên tục tăng cường các biện pháp trừng phạt
kinh tế đối với đất nước này. Dưới thời Chính quyền Bush, đạo luật Dân chủ và
Tự do cho Mianma, được thông qua hồi 2003 và một đạo luật khác ban hành năm
2008, đã cấm xuất khẩu dịch vụ tài chính cũng như việc nhập khẩu các sản phẩm
của Mianma vào lãnh thổ Mỹ, phong tỏa các tài sản và không cấp thị thực cho
nhiều nhà lãnh đạo quân sự cấpcao. Mianma bị Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là bà
Condoleezza Pvicexếp vào số những nước “tiền tiêu của nền bạo chúa”, cùng với
Dimbabuê, Cuba và Bêlarút. Những sự trừng phạt này được duy trì và kéo dài đến
khi Barack Obama lên cầm quyền ở Mỹ năm 2009. Nhưng từ khi chính phủ dân sự lên
cầm quyền ở Mianma vào tháng 3/2011, các cuộc cải cách do Tổng thống Thein Sein
thực hiện, đã gây tiếng vang và là sự bất ngờ đối với Mỹ và phương Tây. Tiếp
đó, các nước này càng được khích lệ hơn khi Mianma bầu nhà đối lập San Suu Kyi
vào Quốc hội, thả hàng trăm tù nhân chính trị và chấm dứt sự kiểm duyệt đối với
báo chí, tiến hành đối thoại với phe đối lập và với các nhóm sắc tộc vũ trang
khác nhauv.v… khiến họ, trước hết là ỹ đã đồng loạt xem xét lại mối quan hệ với
Nâypiđô.
Chuyến thăm của Ngoại trưỏng Mỹ Hillary
Clinton tới Mianma vào tháng 12/2011 đánh dấu việc nước này được trở lại diễn
đàn quốc tế. Đây là thời điểm mang tính lịch sử vì chưa từng có một ngoại
trưởng Mỹ nào tới thăm Mianma trong suốt 50 năm qua. Thay cho sự công nhận
những tiến bộ đã đạt được của Mianma, Mỹ đã thông báo hủy bỏ dần những hạn chế
trong khi vẫn duy trì khuôn khổ pháp lý của các biện pháp trừng phạt, chứng tỏ
Mỹ vẫn tỏ thái độ thận trọng vì họ vẫn sợ rằng nhũng bước tiến ấy (của Mianma)
không phải là không thể đảo ngược. Tháng 4/2012, lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu
một số dịch vụ tài chính trong đó có dịch vụ nhân đạo, dân chủ, giáo dục, xã
hội và y tế, đã được hủy bỏ. Ngày 17/5/2012, Mỹ bổ nhiệm ông Derek Mitchell làm
Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Mianma sau 22 năm. Ngày 12/7/2012, Tổng thống Mỹ Barack
Obama thông báo giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Mianma, cho
phép Mỹ đầu tư vốn vào đây, nhưng tất nhiên vẫn phải nằm dưới sự giám sát chặt
chẽ của các cơ quan chức năng của Mỹ. Dù các doanh nghiệp Mỹ vẫn chưa thật
thoải mái khi làm ăn tại Mianma, song họ đã có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác
nhau, nhất là dầu khí. Rất nhanh chóng, các doanh nghiệp lớn của ngành công
nghiệp Mỹ đã thấy ở Mianma một cõi thần tiên mới và ngày 31/7 họ đã tháp tùng
Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton tới Campuchia, bên lề cuộc họp cấp cao ASEAN, để gặp
gỡ Tổng thống Mianma. Trong suốt mùa Hè năm 2012, General Electric, PepsiCo và
Coca-Cola là những doanh nghiệp đầu tiên của Mỹ ồ ạt tiến vào Mianma. Ngày
20/9/2012, trong khi Bà đầm Rănggim (San Suu Kyi) bắt đầu chuyến thăm Mỹ và
tuyên bố tin tưởng vào chính phủ mới ở Mianma, thì Mỹ đã rút những cái tên, như
Thein Sein và Chủ tịch Hạ viện Mianma Shwe Mann khỏi “danh sách đen”. Cuối
cùng, ngày 26/9/2012, sau khi gặp Tổng thống Mianma Thein Sein bên lề khóa họp
67 Đại hội đồng LHQ, bà Hillary Clinton đã thông báo hủy bỏ những lệnh trừng
phạt cấm nhập khẩu. Với sự trở lại của các mặt hàng “Made in Burma’’ trên thị
trường Mỹ, một luồng gió mới đang thổi vào nền kinh tế Mianma, và một cơn gió
lạc quan đối với xã hội dân sự, nước đã phải chịu nhiều thiệt thòi, trong đó
nạn thất nghiệp rất cao, do sự tẩy chay của Mỹ nhất là trong lĩnh vực dệt may
mà Mianma đã từng là một nhà xuất khẩu quan trọng sang Mỹ. Bằng cách mở cửa thị
trường Mỹ, Chính quyền Obama vừa mới mang lại cho Mianma cơ hội tự do tăng
trưởng, trong khi nơi đây hiện là một trong những nước nghèo nhất khu vực.
Vào đầu mùa Thu năm 2012, trong khi Bà Đầm
Rănggun và Tổng thống Thein Sein cùng được chào đón trên đất nước của cường
quốc số một thế giới, thì Mianma đã dần dần lấy lại được vị trí của mình trong
cộng đồng quốc tế. Từ Bill Clinton đến Barack Obama, 15 năm trừng phạt của Mỹ
đã đánh vào nền độc tài quân sự và buộc chính phủ dân sự mới phải tiến hành các
cuộc cải cách. Đã quá nhiều năm chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc, nay Mianma
mới mở được cửa sang thị trường Mỹ, vừa để đẩy mạnh nền kinh tế của mình vừa mở
rộng mối quan hệ ngoại giao với Mỹ. Đối với Mỹ, đây cũng là phương tiện để áp
đặt ảnh hưởng của mình trong một khu vực mang tính chiến lược giữa hai cường
quốc là Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trở
thành một thách thức chủ yếu đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Năm 2013, khi
Mianma đăng cai thế vận hội Đông Nam Á, sẽ là cơ hội để người ta biết thêm về
đất nước mới mở cửa này. Năm 2014, Mianma sẽ là Chủ tịch luân phiên của ASEAN
và đến năm 2015 Mianma sẽ gia nhập Khu vực thương mại tự do ASEAN. Là nước có
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trước đây Mianma chỉ đại diện cho lợi
ích khu vực mặc dù vẫn phải chịu sự trừng phạt về quan hệ kinh tế với các nước
láng giềng, giờ đây Mianma có thể trở thành một trong những chủ thể chủ chốt
của ASEAN, được các cường quốc phương Tây thèm muốn nếu như nước này vẫn tiếp
tục thực hiện chính sách mở cửa và tìm ra một giải pháp cho các cuộc xung sột
sắc tộc của đất nước mình.
Một năm rưỡi sau các cuộc bầu cử không đáng
tin cậy mà đại diện của Hội đồng quân sự giành thắng lợi, ngày 1/4/2012, nước
Cộng hòa liên bang Mianma đã tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội từng phần, được người
dân Mianma coi là dân chủ và trung thực với việc Liên đoàn quốc gia vì dân chủ
(NLD, đối lập của bà Aung San Kyi) đã giành được đa số tuyệt đối (43 trong số
44 ghế). Và đây được coi là bước tiến rất quan trọng nữa trong quá trình mở cửa
của đất nước này.
Rõ ràng là từ khi thành lập chính phủ dân
sự vào tháng 3/2011 và chỉ định người đứng đầu Nhà nước không mặc quân phục mà
mặc bộ trang phục dân tộc, đất nước Mianma đã có bước tiến đáng kế, một sự tiến
triển đầy bất ngờ mà không ai có thể đoán trước được tại một đất nước khép kín
và nằm dưới ách của chế độ quân sự độc tài trước đó. Một khuôn khổ thể chế và
chính trị mới có lợi cho sự chuyển tiếp mang tính dân chủ, phi bạo lực đã thắng
thế (dù là tạm thời) trước những người bảo vệ truyền thống quyền lực từ một nửa
thế kỷ nay là các nhà quân sự, một lực lượng đầy ảnh hưởng, hùng mạnh và có thế
lực.
Nếu vào quí đầu của năm 2011, người dân
Mianma và các nhà quan sát nước ngoài còn phải hỏi liệu có nên tin tưởng vào
bước tiến mới mẻ của nhà cầm quyền Mianma không, thì giờ đây, dù chưa thật sự
thỏa mãn vì những cải cách ở Mianma chưa đụng chạm tới tất cả các lĩnh vực cần
thiết, nhưng người ta đã cảm nhận được sự năng động và quyết tâm trong việc
thực hiện thay đổi, thể hiện ý chí và niềm tin bằng một trào lưu cải cách muốn
đoạn tuyệt với quá khứ tồi tệ. Đây cũng là cơ hội thể hiện quyết tâm của cựu
thủ tướng (dưới thời Hội đồng quân sự) và là cựu tướng, còn bây giờ là Tổng
thống Thein Sein. Những cam kết ông đưa ra rất thuyết phục, dường như không ai
có thể nghi ngờ về tính chân thành.
Tuy nhiên, sự tiến triển được nhiều người
dân Mianma ủng hộ và đa số các nước mong muốn này dù diễn ra một cách êm ả,
thuận lợi, song vẫn gặp phải những trở ngại nhất định. Phe những người bảo thủ
và các nhà quân sự vẫn tranh cãi về cơ hội và lợi ích của một sự chuyển hướng
như vậy, nhằm chống lại phe cải cách và những người tán thành một Mianma mới.
Vẫn còn những vấn đề mà thiện chí vẫn phải rất khó khăn để thuyết phục được tất
cả mọi người, thuyết phục được 55 triệu người dân Mianma và cộng đồng quốc tế.
Chính phủ đang dự định tiến hành thương lượng với hai nhóm quân phiến loạn sắc
tộc cuối cùng là Kachin của KIA và Karen của KNU, tiến hành cải cách triệt để
môi trường kinh tế và tài chính, hiện đang còn rất bấp bênh, không phù hợp, tạo
cơ hội cho nạn tham nhũng và làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại.
Nhưng, những khó khăn ấy không phải là cơ
bản, rõ ràng cơ hội đang đến với Mianma, khi chính sách đầy tham vọng của Tổng
thống Thein Sein đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế cũng
như sự đồng tình của đại bộ phận dân chúng trong nước, và của cả các định chế
tài chính khu vực và quốc tế, như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng
thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Và nữa, những chuyến thăm lịch sử
của nhiều chính khách nước ngoài, như chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Anh
từ nửa thế kỷ nay, rồi Ngoại trưởng Pháp v.v… cũng là những minh chứng cho sự
công nhận tiến bộ hướng tới dân chủ ở Mianma./.
No comments:
Post a Comment