Tuesday 20 November 2012

BÊN LỀ ĐẠI HỘI QUỐC TẾ ỦNG HỘ DÂN TỘC TÂY TẠNG (PV.VRNs)




PV.VRNs
Đăng bởi pleikly lúc 10:13 Sáng 19/11/12

VRNs (19.11.2012) – Washington DC, USA – Đại hội quốc tế ủng hộ dân tộc Tây Tạng (Đại hội) đã diễn ra tại Dharamsala, Ấn Độ vào trung tuần tháng 11.2012 do chính phủ Tây Tạng lưu vong tổ chức.

Một số tổ chức của người Việt ở Hải Ngoại như Phong trào Liên Minh Việt Nam-Tibet (Liên Minh), đảng Việt Tân cũng được mời tham dự.

Theo Diên Hồng thời đại, nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (Pháp quốc), là thành viên sáng lập Liên Minh đã có cuộc gặp riêng thủ tướng lưu vong Tây Tạng, tiến sĩ Lobsang Sangay tại phủ thủ tướng ở Ấn Độ.

Bà Ngọc Hạnh và Thủ tướng Lobsang Sangay

Trong cuộc trao đổi giữa Liên Minh và tiến sĩ Lobsang Sangay, họ đã bàn nhiều đến vấn đề tương lai của Tây Tạng và Việt Nam, nhất là tham vọng của đảng cộng sản Trung Quốc đối với Tây Tạng và Việt Nam.

Trả lời cho câu hỏi của Thủ tướng Tây Tạng Lưu vong: Người Việt Nam có dám đứng lên chống lại chính quyền cộng sản để giành quyền sống cho chính mình không, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói: “Đó là điều tất nhiên phải có, bởi đã đến lúc bạo lực và sự ác phải lùi vào bóng tối”.

Cũng bên lề Đại hội. trang thông tin của đảng Việt Tân cho biết ông Đỗ Hoàng Điềm (Hoa Kỳ), Chủ tịch đảng Việt Tân cũng có cuôc gặp riêng với Thủ tướng Lobsang Sangay. Trong cuộc trao đổi, ông Điềm nhận xét:

Ông Đỗ Hoàng Điềm và Thủ tướng Lobsang Sangay

“Dân tộc Việt Nam cũng đang bị cai trị bởi nhà nước độc tài CSVN dựa trên bạo lực. Vì vậy tình trạng thiếu tự do, dân chủ, nhân quyền, công lý, công bằng tại Việt Nam cũng không khác nhiều những gì dân tộc Tây Tạng đang gánh chịu dưới sự cai trị của Trung Quốc.
Cả hai dân tộc Việt Nam và Tây Tạng đang phải đối đầu với cùng một thế lực nguy hiểm là giới lãnh đạo Bắc Kinh. Tây Tạng thì bị họ trực tiếp cai trị. Việt Nam thì bị gián tiếp qua tay sai là giới lãnh đạo CSVN. Ngoài ra, lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam cũng đang bị Trung Quốc chiếm đoạt dần từng phần.
Vì vậy, hai dân tộc Việt Nam và Tây Tạng cần liên kết với nhau để cùng chống lại chính sách xâm lấn của Bắc Kinh. Đây là nhu cầu cấp thiết để gia tăng sức mạnh chung hầu có thể tạo áp lực hữu hiệu hơn lên Trung Quốc”.

Theo Wikipedia: “Chính quyền Trung ương Tây Tạng (tiếng Tạng: བཙན་བྱོལ་བོད་གཞུང་; Wylie: btsan-byol bod gzhung, tiếng Anh: Central Tibetan Administration), chính thức là Chính quyền Trung ương Tây Tạng của ngài Đạt-lại Lạt-ma, là một tổ chức đóng ở Ấn Độ một phần thuộc Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 và một phần thuộc Thủ tướng Tây Tạng, với mục tiêu “đưa người tị nạn Tây Tạng về quê và phục hồi tự do và hạnh phúc ở Tây Tạng”. Được thành lập năm 1959 ở Ấn Độ, nó thường được gọi là chính phủ lưu vong Tây Tạng, nhưng trong khi cơ cấu nội bộ tổ chức này giống như một chính phủ, tổ chức này lại tuyên bố là không được thiết kế để giành quyền lực ở Tây Tạng mà sẽ giải thế ngay khi tự do được khôi phục ở Tây Tạng và chính quyền được lập bởi người Tạng ở bên trong Tây Tạng. Ngoài nhiệm vụ chính trị, chính quyền này còn quản lý một mạng lưới các trường học và một số hoạt động văn hóa cho người Tạng ở Ấn Độ. Ngày 1 tháng 2 năm 1991, chính quyền lưu vong này đã trở thành thành viên sáng lập của Tổ chức của các dân tộc và quốc gia không đại diện (UNPO) trong một cuộc lễ tổ chức ở Cung điện Hòa bình ở Den Haag, Hà Lan.

Đại hội quốc tế ủng hộ dân tộc Tây Tạng

Lãnh thổ Tây Tạng hiện nay được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý. Chính quyền Trung ương Tây Tạng coi tình trạng này là sự chiếm đóng quân sự bất hợp pháp. Quan điểm của Chính quyền Trung ương Tây Tạng là rằng Tây Tạng là một nước riêng biệt có một lịch sử độc lập lâu đời. Tuy nhiên, quan điểm chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là rằng chính quyền trung ương Trung Quốc đã quản lý Tây Tạng tiếp tục trong thời gian kéo hơn 700 năm, rằng Tây Tạng không bao giờ là quốc gia độc lập, và rằng sự độc lập của Tây Tạng “không là cái gì ngoài một điều hư cấu của những kẻ đế quốc đã công kích Trung Quốc trong lịch sử cận đại”. Chính sách hiện hành của Đạt-lại Lạt-ma là rằng ngài không theo đuổi độc lập đầy đủ cho Tây Tạng nhưng sẽ chấp nhận chế độ tự trị cho Tây Trạng trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Ông Lobsang Sangay, mới tiếp nhận trách nhiệm Thủ tướng Chính phủ gần đây, kết thúc 400 năm Tây Tạng được các Đức Đat-lai Lat-ma điều khiển. Hiện nay Đức Đạt-lai Lạt-ma chỉ đảm nhận vai trò hướng dẫn tinh thần và tôn giáo cho dân tộc Tây tạng.

PV.VRNs




No comments:

Post a Comment

View My Stats