Anh
Vũ - RFI
Thứ tư 14 Tháng
Mười Một 2012
Ngày 19 tháng 11 tới , lần đầu tiên trong lịch sử một vị tổng thống Hoa Kỳ sẽ tới thăm Miến Điện.
Trong chương trình công du Đông Nam Á, ông Barack Obama sẽ tới thăm đất nước mà từ hơn 20 năm nay Washington vẫn coi là một quốc gia bất hảo bị trừng phạt nặng nề về mặt kinh tế và chính trị.
Đây là một chuyến thăm bất ngờ, cho dù quan hệ Hoa Kỳ - Miến Điện đã được cải thiện đáng kể từ một năm trở lại đây, sau khi chính phủ dân sự mới của Miến Điện bắt đầu có những biện pháp mở cửa đất nước một cách cụ thể.
Thông tín viên của RFI trong vùng đang có mặt tại Miến Điện , phân tích ý nghĩa và mục đích chuyến công du của Tổng thống Obama tới Miến Điện.
Hỏi: Dân chúng Miến Điện phản ứng thế nào về chuyến thăm bất ngờ này ?
Arnaud Dubus: Trước tiên cần phải nói có thể 80% dân Miến Điện, những người đang sống trong các vùng thôn quê hầu như không có phương tiện truyền thông, đều không hề biết Barack Obama là ai. Nhưng trong các vùng thành thị, thông báo về chuyến viếng thăm này có tác động mạnh. Lấy thí dụ, vào hôm có thông báo chuyến thăm của tổng thống Mỹ, khi tôi dự một buổi biểu diễn ca nhạc tại Rangoon và được chứng kiến dàn nhạc hô vang : Obama- yanmar, Myanmar là tên gọi chính thức của Miến Điện. Cũng như vậy trong những ngày tiếp sau đó, tất cả các báo Miến Điện đều chạy tựa chính về chuyến đi của Barack Obama và cho đăng những bài viết trước về đoàn đi theo tổng thống Mỹ . Thí dụ, tuần báo Myanmar Times giật tựa trên trang nhất : O- Burma.
Người Miến Điện cũng cảm thấy có phần tự hào được biết tổng thống Mỹ đã chọn Miến Điện làm một trong số quốc gia đến thăm đầu tiên ngay sau khi ông tái đắc cử tổng thống. Ở đây cững như tại nhiều nước đang phát triển khác, Barack Obama được xem như là một « siêu sao ». Việc ông khởi xướng chính sách mới đối với Miến Điện từ năm 2009 có thể càng làm củng cố thêm uy tín của ông ở xứ sở này.
Về phần mình, tất nhiên chính quyền Miến Điện tỏ ra vui mừng về chuyến viếng thăm này. Chuyến đi của tổng thống Mỹ được coi như là một cách để chứng thực cho chính sách mở cửa do Tổng thống Thein Sein đang tiến hành.
Hỏi : Về phía Washington, có thể lý giải thế nào cho chuyến thăm này ?
Arnaud Dubus: Rất nhiều lý do. Trước tiên, đơn giản chuyến đi thăm thể hiện sự công nhận cố gắng dân chủ hóa đang được chính quyền Miến Điện thực thi từ tháng Ba năm 2011. Xin nhắc lại là cả lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cũng như Tổng thống Thein Sein, cả hai đều đã gặp ông Barack Obama mới đây. Với chuyến viếng thăm này, tổng thống Mỹ muốn đưa ra thông điệp rằng tất cả những quốc gia bất hảo biết sửa chữa đều có thể hy vọng được Washington đáp lại một cách tích cực.
Ở mức độ có lẽ sâu hơn, chuyến thăm này nằm trong khuôn khổ chiến lược của Hoa Kỳ tập trung vào Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là vào Đông Nam Á. Đây là chiến lược đã được triển khai từ năm 2009. Chính quyền hiện nay nhận thấy 8 năm với cuộc chiến tại Afghanistan và Irak, họ đã thât bại và trong thời gian đó, khoảng trống chính sách của Hoa Kỳ tại đông Á đã được Trung Quốc lấp vào. Sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc đã gây ra nhiều vấn đề, không chỉ là những căng thẳng trên các vùng biển ở phía đông và nam Trung Quốc, mà còn cả những dự án đầu tư khổng lồ ở Miến Điện, Lào hay Cam Bốt không đoái hoài gì đến các tác động xã hội và môi trường.
Hoa Kỳ có nhiều điểm tựa vững chắc tại Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan và Singapor. Miến Điện tỏ ra là một đối tác có tiềm năng quan trọng bởi vị trí chiến lược, cũng như bởi viễn cảnh chính trị của nước này dường như thuận lợi cho Washington hơn là cho Bắc Kinh. Cần phải nắm bắt cơ hội, điều này lý giải sự mau lẹ bất thường trong việc tổng thống Mỹ đến thăm một đất nước mà mới đây thôi vẫn còn bị xếp trong những quốc gia bị cô lập trên thế giới. Bắc Kinh phản ứng bằng cách vội vàng nói rằng Trung Quốc hoàn toàn không cảm thấy đe dọa gì bởi chuyến viếng thăm của ôgn Barack Obama. Bình thường thì Trung Quốc rất it khi bình luận về sự kiện kiểu như thế này.
Hỏi : Một số người nói rằng, chuyến thăm này là quá sớm, nhất là các tổ chức bảo vệ nhân quyền nhấn mạnh vấn đề căng thẳng giữa người Rakhin theo Phật giáo và người Hồi giáo Rohingya ?
Arnaud Dubus: Đúng là nhiều tổ chức của người Miến Điện lưu vong, nhất là tổ chức US Burma Campaign, cũng như Human Rights Watch đã đánh chuyến thăm của ông Barack Obama là sớm. lập luận của họ là hiện vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến nhân quyền ở Miến Điện, như từ thái độ của giới quân sự đối với các sắc tộc thiểu số, đến việc vẫn còn hàng trăm tù chính trị, hay chuyện đặc quyền đặc lợi chính trị mà giới quân sự vẫn được hưởng. Cảm nhận của họ là chính phủ Miến Điện vẫn còn chưa làm đầy đủ. Quan điểm của Washington là chờ đợi lâu qua sẽ bất lợi và có thể làm chậm tiến trình dân chủ hóa. Đó là hai viễn ảnh khác khau.
Trên hồ sơ người Hồi giáo Rohingya bị đàn áp ở miền tây Miến Điện, khó có thể nói chuyến viếng thăm của ông Barack Obama lại có thể có tác động tiêu cực được. Trái lại, nhiều nước Hồi giáo tin tưởng tổng thống thống Mỹ có thể sẽ nêu ván đề này trước chính quyền Miến Điện. Rất có thể ông sẽ làm việc này.
Hỏi : Chuyến viếng thăm của ông Barack Obama
có thể tác động như thế nào lên tiến trình mở cửa tại Miến Điện?
Arnaud Dubus : Những hệ quả chủ yếu sẽ phải là tích cực. Chuyến đi của Obama là cách thể hiện sự ghi nhận của chính quyền Mỹ với những tiến bộ về chính trị tại Miến Điện. Chuyến thăm này sẽ làm củng cố thêm đà cải cách và làm vững vàng thêm vị thế của những nhân vật cải cách Miến Điện trước phe bảo thủ.
Cho đến lúc này thì chuyến đi của tổng thống Mỹ là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy Miến Điện đã hội nhập trở lại vào cộng đồng quốc tế. Miến diện sẽ không thể thoái thác trách nhiệm được nữa, bởi cho dù việc hội nhập trở lại này có mở ra một số quyền lợi, chẳng hạn như được sự giúp đỡ của các định chế tài chính quốc tế, nhưng Miến Điện cũng hiểu được nghĩa vụ của mình, đặc biệt trên lĩnh vực nhân quyền và hợp tác khu vực.
CÁC TIN KHÁC :
VIỆT NAM - CHÍNH TRỊ
TRUNG QUỐC
TRUNG QUỐC- CHÍNH TRỊ
NHẬT BẢN
BẮC TRỀIU TIÊN
HOA KỲ - QUÂN SỰ
CHÂU ÂU
PHÁP
HILIPPINES-TRUNG
QUỐC-BIỂN ĐÔNG
PHÁP
SYRIA
CHÂU
Á
CHÂU
ÂU
TẠP
CHÍ CỘNG ĐỒNG
TẠP
CHÍ KINH TẾ
TẠP
CHÍ VIỆT NAM
No comments:
Post a Comment