Saturday 24 November 2012

BANGKOK : HÀNG CHỤC NGÀN NGƯỜI BIỂU TÌNH ĐÒI LẬT ĐỔ CHÍNH PHỦ (Thanh Hà - RFI)




Thanh Hà – RFI
Thứ bảy 24 Tháng Mười Một 2012

17 000 cảnh sát Thái Lan được huy động, đã dùng lựu đạn cay để giải tán đám đông và câu lưu hàng chục người trong cuộc biểu tình vào hôm nay 24/11/2012 tại thủ đô Bangkok. Pitak Siam, một tổ chức thuộc phe bảo hoàng huy động quần chúng với mục tiêu lật đổ chính quyền của bà Yingluck Shinawatra.

Đây là cuộc biểu dương lực lượng quy mô nhất kể từ khi bà Yingluck lên cầm quyền vào mùa hè năm ngoái. Theo nguồn tin cảnh sát Thái Lan, vào có khoảng từ 40 000 đến 50 000 người hưởng ứng kêu gọi của các phe bảo hoàng. Đoàn biểu tình tập trung tại quảng trường Royal Plaza, cách không xa trụ sở Liên Hiệp Quốc tại trung tâm Bangkok.

Cảnh sát đã ném lựu đạn cay về phía người biểu tình, tịch thu dao và đạn dược. Hàng chục người bị câu lưu. Trung tâm y tế cấp cứu của Bangkok cho biết có 17 người bị thương trong các cuộc xô xát hôm nay, trong đó có 7 nhân viên an ninh Thái Lan.

Cách nay vài ngày, thủ tướng Yingluck bày tỏ lo ngại người biểu tình sẵn sàng dùng vũ lực để đạt mục tiêu lật đổ chính quyền. Trong bối cảnh đó, chính phủ của bà Yingluck tăng cường quyền hạn của các lực lượng an ninh Thái Lan. Ngày 22/11/2012 chính phủ ban hành Luật an ninh nội địa đối với ba quận ở thủ đô Bangkok. Luật này có thời hạn trong 9 ngày.

AFP nhắc lại phe bảo hoàng được gọi là phe Áo Vàng trong quá khứ đã từng lật đổ nhiều chính phủ. Vương quốc Thái Lan hiện vẫn còn bị chia rẽ sâu đậm giữa một bên là các thành phần nghèo khó –chủ yếu là ở các tỉnh miền bắc và đông bắc- trung thành với thủ tướng bị lật đổ Thaksin – phe Áo Đỏ và bên kia là các thành phần trí thức, khá giả - phe Áo Vàng.

Số này xem ông Thaksin là một mối đe dọa đối với chế độ quân chủ của Thái Lan. Vào mùa xuân 2010, phe Áo Đỏ chống chính phủ đã chiếm đóng trong hai tháng liên tiếp trung tâm thủ đô Bangkok. Cuộc đọ sức đó đã kết thúc sau một đợt tấn công của quân đội, làm 90 người chết và 1 900 người bị thương.

Thông tín viên Arnaud Dubus từ Bangkok phân tích về nguyên nhân dẫn tới cuộc biểu tình rầm rộ hôm nay :

« Người biểu tình đòi chính phủ của bà Yingluck Shinawatra từ chức vì hai lý do. Thứ nhất là vì trong mắt họ nội các này chỉ là một con rối trong tay thủ tướng bị lật đổ Thaksin. Ông này đã phải trốn khỏi Thái Lan để sống lưu vong và bị kết án hai năm tù vì lạm dụng quyền lực.

Lý do thứ nhì khiến người dân xuống đường hôm nay do họ tố cáo chính quyền đương nhiệm của bà Yingluck tham nhũng. Một thí dụ điển hình được người biểu tình nêu lên liên quan đến chương trình trợ giá lúa gạo có lợi cho nông dân : chương trình bị coi là quá tốn kém và chính phủ bắt người dân đóng thuế để mua chuộc cảm tình và lá phiếu của cử tri ở nông thôn.

Xét về thành phần người biểu tình : họ đến từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, nhưng phần lớn là những người khá giả sống ở ngoại ô Bangkok. Họ cũng là những người trung thành với chế độ quân chủ và là những kẻ thù không đội trời chung của ông Thaksin. Bên cạnh đó thì cũng có khá đông những thành phần đến từ các tỉnh thành.

Các hội đoàn và tổ chức chính trị dùng xe ca chở họ đến Bangkok dự cuộc biểu tình hôm nay. Số này coi phe ủng hộ ông Thaksin là một mối đe dọa đối với chế độ quân chủ của Thái Lan. Mẫu số chung của tất cả những người này là họ đều một mực tôn thờ và sùng bái quốc vương Bhumibol ».

--------------------------

CÁC TIN KHÁC :

VIỆT NAM
KINH TẾ VIỆT NAM
BIỂN ĐÔNG
BIỂN ĐÔNG
KINH TẾ
PHỎNG VẤN - CHÂU Á
THÁI LAN
TÂY TẠNG - TRUNG QUỐC
TÂY TẠNG
TRUNG QUỐC - MIẾN ĐIỆN
CHÂU ÂU
NGA
AI CẬP
MÔI TRƯỜNG



----------------------------------

Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-11-24

Nhóm chống chính phủ tại Thái Lan có tên Pitak Siam hôm nay khởi sự cuộc tập trung biểu tình đông người tại khu vực Royal Plaza để biểu tỏ thái độ của họ.

Cảnh sát Thái Lan bắn hơi cay để giải tán người biểu tình tại Bangkok hôm 24/11/2012.  AFP

Theo dự kiến của phía tổ chức cuộc tập trung thì trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật sẽ có chừng 500 ngàn người đến tham dự. Tính đến trưa ngày thứ bảy con số tham dự được ban tổ chức cho biết là chừng 100 ngàn. Phía cảnh sát nói chỉ chừng 12 ngàn người.

Ông Watchara Rithakanee, phát ngôn nhân của nhóm Pitak Siam cho biết cuộc tập trung biểu tình lần này được lên kế hoạch từ hồi tháng sáu. Ông nêu ra ba lý do để tiến hành hoạt động này như sau:
Thứ nhất vì chính quyền hiện nay cho phép cá nhân và cả những nhóm vi phạm Luật Tôn kính Hoàng Gia; thứ hai nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra là bù nhìn của ông anh Thaksin Shinawatra hiện đang lưu vong; thứ ba là chính quyền hiện nay quá tham nhũng.

Một người dân Bangkok tham gia cuộc tập trung biểu tình trong ngày hôm nay cũng đồng ý với những cáo buộc đó và yêu cầu thủ tướng Yingluck Shinawatra phải ra đi.

Nhóm Pitak Siam cho biết cuộc tập trung sẽ không hề có bạo động và sẽ không tiến đến khu vực Tòa nhà Chính phủ và Quốc hội. Tuy nhiên do số lượng quá đông người nên có thể những người tập trung sẽ tràn sang những con người lân cận.

Thủ lĩnh của nhóm Pitak Siam, tướng về hưu Boonlert “Sek Ai” Kaewprasit, người đứng ra tổ chức cuộc tập trung cũng lên tiếng hứa, đó sẽ là một cuộc tập trung hòa bình.

Tuy nhiên tin cho biết vào sáng thứ bảy cũng có va chạm giữa cảnh sát và người tham gia cuộc tập trung khiến cảnh sát phải dùng đến hơi cay và bắt giữ hằng chục người biểu tình. Vụ việc xảy ra khi một số người muốn tham gia biểu tình dời barrier và hàng rào kẽm gai được giăng ra trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Bangkok chặn đường họ tiến vào khu tập trung. Gần 20 người, trong đó có cảnh sát bị thương nhẹ.

Ngay sau vụ xô xát, cảnh sát điều thêm 5700 cảnh sát đến khu vực tập trung của những người biểu tình, cùng với số 17 ngàn được điều động trong ngày hôm nay.

Nhóm Pitak Siam tố cáo cảnh sát tiến hành biện pháp kiểm tra đối với hành khách từ các tỉnh đi về thủ đô. Tuy nhiên phía cảnh sát nói họ thực hiện biện pháp đó nhằm mục đích phát hiện các loại vũ khí tình nghi được chuyển đến khu vực tập trung.

Hôm thứ năm, chính quyền Bangkok đã tuyên bố áp dụng các điều khoản của Đạo Luật An ninh Nội chính, ISA, cho ba khu tại thủ đô là Pomprap Sattruphai, Phra Nakhon và Dusit đến cuối tháng này. Lý do vì quan ngại cuộc tập trung trở nên bạo động. Đạo luật ISA cho phép cơ quan chức năng rộng quyền hơn trong việc bắt giữ.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


BBC
Cập nhật: 10:19 GMT - thứ bảy, 24 tháng 11, 2012

Cảnh sát ở Bangkok, Thái Lan, đã phải dùng hơi cay để giản tán hàng nghìn người biểu tình đòi lật đổ thủ tướng.
Ít nhất 10.000 người đã tham gia biểu tình chống chính phủ của bà Yingluck Shinawatra, em gái của thủ tướng bị lật đổ Thaksin.
Cuộc biểu tình này do một nhóm, vốn cáo buộc bà Yingluck bị anh trai giật dây, tổ chức.
Ít nhất bảy cảnh sát viên đã bị thương vì đụng độ với người biểu tình.
Cảnh sát chống bạo động mang lá chắn đã phun hơi cay vào đám đông đang tìm cách trèo qua tường bê tông và rào thép gai để vào khu hoàng thành, gần tòa nhà Quốc hội.
Cuộc biểu tình không bị cấm, nhưng cảnh sát không cho người biểu tình tiếp cận các tòa nhà của chính phủ.
Người phát ngôn cho cảnh sát Piya Uthaya nói trên một kênh truyền hình địa phương: "Chúng tôi dùng hơi cay vì người biểu tình chặn cảnh sát lại và không tuân thủ các quy định an ninh của chúng tôi".
Cảnh sát cũng cho hay đã tịch thu nhiều vũ khí, trong đó có dao và đạn dược, từ người biểu tình.

'Con rối của Thaksin'
Cuộc biểu tình được một nhóm mới thành lập có tên Pitak Siam - nghĩa là Bảo vệ Thái Lan - tổ chức.
Nhóm này do một tướng quân đội về hưu lãnh đạo. Họ cáo buộc chính phủ của bà Yingluck là tham nhũng và không có biện pháp trấn áp những kẻ phỉ báng Hoàng gia.
Cựu tướng Boonlert Kaewprasit tuyên bố với đám đông: "Tôi xin hứa rằng Pitak Siam sẽ buộc được chính quyền này ra đi".
"Toàn thế giới sẽ nhận ra chân tướng chính phủ tham nhũng và tàn bạo này. Toàn thế giới sẽ thấy chính quyền này là con rối bị giật dây."
Pitak Siam thu hút được sự ủng hộ của nhiều nhóm bảo hoàng, trong đó có những người 'áo vàng' thuộc Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD), vốn đã tham gia chống lại chính quyền của ông Thaksin và chính quyền thân Thaksin những năm 2006 và 2008.
Thaksin Shinawatra vẫn là một nhân vật gây tranh cãi sâu sắc tại Thái Lan. Bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006, ông đã phải đi lưu vong năm 2008 trước khi bị kết tội lạm dụng quyền lực.
Hồi đầu tuần này, bà Yingluck, người thắng áp đảo trong cuộc bầu cử dân chủ năm 2011, đã điều động 17.000 tới cuộc tuần hành và đưa ra quy định an ninh đặc biệt.
Một người biểu tình được hãng AP dẫn lời nói: "Chính phủ tuyên bố họ có 15 triệu người ủng hộ. Tôi có mặt tại đây hôm nay để chứng tỏ tôi không phải một người trong sỗ đó".
"Đừng cộng tên tôi, tôi không lựa chọn các vị."













No comments:

Post a Comment

View My Stats