06/09/2022
https://baotiengdan.com/2022/09/06/tu-do-de-truong-thanh/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/09/2-1.jpeg
Bùi
Chát. Ảnh trên mạng
Hôm qua,
sinh nhật lần thứ 90 của nhà văn Nguyên Ngọc cũng là ngày khai trường. Hôm nay,
đọc tin “Không tiêu hủy 29 bức tranh của họa sĩ Bùi Chát”.
Ngày mai, giỗ tổ sân khấu. Chợt nghĩ…
“Dọc đường”,
Người-Hiền ấy đã “Nghĩ thêm về bản sắc” như sau: “Người ta chỉ có thể trở thành
phong phú và cường tráng chính bằng khả năng hội nhập được với cái khác mình…Bản
sắc không phải là cái có sẵn trước, được trời cho và cho một lần là xong luôn,
cố định; nó xuất hiện và tự khẳng định chính bằng hội nhập, biến đổi và phát
triển do hội nhập…
Và rất nhiều
khi – như tiêu biểu nhất là thời nhà Nguyễn – “bản sắc” trở thành chiêu bài của
những quyền lực bảo thủ nhân danh dân tộc mà thực chất là nhằm bảo vệ quyền lợi
ích kỷ của mình”.
Dù ít nhiều
là một “thứ phẩm tự do”, tôi vẫn không tin bài học vỡ lòng của nhiều thế hệ sau
mình; và sắp tới sẽ được truyền dạy tinh thần “hội nhập được với cái khác
mình”. Cũng là Nguyên Ngọc, khi nói về “Văn xuôi Việt Nam vừa qua, con đường
quanh co của các thể loại” đã nhận định: “Tiềm lực văn hóa – hiểu theo nghĩa rộng
và sâu nhất của khái niệm này – của nhà văn rất cạn. Đó là hệ quả của một nền
văn hóa xuống cấp, trực tiếp là của một nền giáo dục quá nhiều bê bối như dư luận
ngày càng công khai lên án. Điểm xuất phát của nhà văn trẻ hiện nay là rất thấp
và đáng lo hơn cả là ngày càng thấp đi qua từng thế hệ”.
Người thầy
một khi không còn “tự do dạy” thì sinh viên cũng không có “tự do học” – là ý của
ông tổ đại học Đức, cũng là của nền giáo dục đại học hiện đại bậc nhất
Humboldt. Từ đó, sẽ hình thành nên một bộ phận công dân không-trưởng-thành – là
nguồn gốc tai họa của quốc gia.
Cho nên,
cách hành xử sau cùng với 29 bức tranh, trước là ghi nhận thái độ lắng nghe để
“tự phủ quyết” chính mình; sau là cần hơn thế một tư duy, kiến văn, phương pháp
làm việc cẩn trọng và “trưởng thành” hơn. Để từ đó bớt mối phiền hà, gây nguy hại
cho tổ chức mình phục vụ, cho “bầu khí quyển” văn hóa cộng đồng, thể chế, quốc
gia.
Để “đốt” một
bức tranh của họa sĩ, thu hồi một tác phẩm của nhà văn, ra lệnh cấm biểu diễn
(kể cả đi nước ngoài không xin phép mới đây) đối với nghệ sĩ, hãy nhìn trước hết
và sau cùng cái lỗi bản chất, nghiêm trọng nhất của nó là gì, sự ảnh hưởng tiêu
cực của nó so với việc thực thi “pháp lệnh” như thế nào? “Cái khác mình” kia,
hay đã từng khác biệt, nếu giờ không gây hại gì, lại càng làm phong phú và cường
tráng hơn không -thời gian xã hội thì hà cớ gì, con dấu cứ chăm chăm đóng mộc cấm
kỵ, tiêu hủy?
Bằng cách
tạo ra một không khí hoài nghi, hoang mang; một thái độ canh chừng, cảnh giác;
một hành xử (để đi tới quyết định) vô cảm, tàn bạo thì chính anh, sẽ nhận lấy hệ
quả “phản lực”, như cách anh tạo nên.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/09/1-18.jpeg
Giáo
sư Nguyễn Huệ Chi đứng cạnh nhà văn Nguyên Ngọc (hàng đầu) trong đoàn biểu tình
chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 14-08-2011. Courtesy Nguyễn Xuân Diện
Ngược lại,
chỉ khi trong/trên bầu trời tự do, những con người sáng tạo, với bản sắc của
riêng mình mới có thể “can đảm phá vỡ các quy tắc và đối đầu với sự hiểu biết
thông thường” (A.Snyder), chấp nhận được họ, tôn trọng họ thật sự, đề cao các
giá trị mà họ khai phóng; đó là khi bản sắc của một dân tộc, một cộng đồng, một
thể chế đang được kiến tạo, định hình.
.
No comments:
Post a Comment