Trung
Tướng Phan Trọng Chinh, Sống Chiến Đấu Hy Sinh, Chết Im Lặng!
5 tháng 9,
2022
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/redsvn-vietnamwar-01d183-800x450.jpg
Hình minh hoạ. Ảnh: Horst Faas / AP
Dẫn Nhập:
Ngày 9
Tháng 11, 1989, nhân dân Đức hai miền đã phá sập Bức tường Bá Linh – Sự kiện lịch
sử dẫn tới thống nhất nước Đức sau đó 11 tháng, và một loạt cách mạng lật đổ chế
độ CS độc tài tại các nước Đông Âu, Liên Xô. Đề cập đến sự sụp đổ chế độ Cộng sản
Đông Âu, thế giới phải nhớ tới vị lãnh đạo cuối cùng của Đảng CS Liên Xô
Gorbachev, vừa mới qua đời ngày 30 Tháng 8, 2022.
Lần ra đi
của Gorbachev khiến người Việt liên tưởng một thế hệ Người Lính Quốc Gia
từng chiến đấu không khoan nhượng với chế độ cộng sản VN từ trước lần đất nước
chia phân 20/7/1954 cho đến ngày 30/4/1975. Trung tướng Phan Trọng Chinh là một điển hình cho
cuộc chiến đấu quyết liệt với kết thúc uất hận của lần sụp vỡ miền Nam. Tướng
quân Phan Trọng Chinh mất từ 17 Tháng 11, 2014 trong lặng lẽ, nay nhân lần ra
đi của vị Gorbachev, bài viết như một tưởng niệm dẫu muộn nhưng vô cùng cần thiết
tại thời điểm quyết định nầy qua chiến tranh Nga-Ukraine để có kết luận: Ai Thắng
Ai?!
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/chinh.jpg
Chân dung Tướng
Phan Trọng Chinh.
Một
Năm 1951,
người thanh niên Phan Trọng Chinh 20 tuổi, với dáng dấp thư sinh, mắt yếu do chứng
cận thị bẩm sinh với học vấn Tú tài của Bộ Giáo dục Pháp ắt hội đủ điều kiện miễn
dịch, khỏi bị động viên, gọi đi lính. Nhưng bởi thân phụ là Thiếu tá Phan Trọng
Vinh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 22, đơn vị Quân đội Việt Nam đầu tiên; từ
gương chiến đấu của thân phụ và người anh, Trung úy Phan Trọng Hoan, Trường Thiếu
Sinh Quân Phủ Lạng Thương, Đáp Cầu, Bắc Ninh, thanh niên Phan Trọng Chinh quyết
định gia nhập quân ngũ, Khóa 5 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
Quyết định
càng hợp lý khi thân phụ tử trận tại Vĩnh Bảo, Hải Dương. Tình cảnh “Thù
Nhà-Nợ Nước” đã khiến họ Phan thêm quyết liệt để trở thành Người Lính
Quân Đội Quốc Gia – Một chọn lựa trọn vẹn dứt khoát. Cũng cần nói thêm, người
anh Phan Trọng Thiện (sinh năm 1930) cũng nối chí em, nhập học Khóa 6 Trường Đà
Lạt vào năm sau, 1952. Không những thế, sau nầy nhạc phụ là Đại úy Bùi Phó Chí,
năm 1955 đã là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 Đổ Bộ, tiền thân của Tiểu Đoàn 1
Quái Điểu SĐ/TQLC/VNCH. Các em sau 1954 nơi miền Nam cũng lần lượt gia nhập
quân đội, Phan Trọng Sinh, Phan Trọng Vĩnh vào Khóa 14 Trường Võ Bị Đà Lạt.
Tóm lại, đấy
là một gia tộc gồm toàn những Người Lính – Sĩ Quan Quân Đội Quốc Gia
(1948-1955) – Tướng Lãnh VNCH (1955-1975). Tổ Quốc Việt Nam/Miền Nam tồn tại
qua cơn bão lửa xuyên suốt từ trước 1954 đến 1975 là do nhận được sứ mạng gánh
vác hy sinh của những thế hệ người Việt nầy – Gia đình Trung tướng Phan Trọng
Chinh là một điển hình cụ thể chung nhất.
Ngày 9
Tháng 1, 1954 Sư đoàn 320 CS tấn công vùng Thượng Lào nhằm đánh lạc hướng Bộ Tư
lệnh Quân đoàn Viễn chinh Pháp đang tập trung vào mặt trận Điện Biên Phủ sắp
khai diễn (13/3/1954). Tiểu Đoàn 3 ND được không vận đến bản Hiu Siu tăng cường
Tiểu đoàn 6 ND đang bị áp lực nặng của phía cộng sản. Ngày 14 Tháng 1,
SĐCS 320 tập trung đánh TĐ3 nhằm phá vỡ thế trận tăng viện.
Thiếu tá
Tiểu đoàn trưởng Mollo tử trận, tiểu đoàn đoàn phó và đa số sĩ quan chỉ huy Việt,
Pháp đồng bị thương vong. Riêng Thiếu úy Phan Trọng Chinh giữ vững đội hình tác
chiến; ông được thăng cấp khẩn cấp ngay tại mặt trận, được chỉ định giữ chức Đại
đội trưởng, chỉ huy thành phần còn lại của tiểu đoàn, giữ vững trận địa chờ đợi
Tiểu đoàn 7 nhảy xuống tăng viện. Hai trung đoàn của SĐCS 320 dẫu quân số vượt
trội cuối cùng phải rút lui trước sức phản công của hai tiểu đoàn dù với TĐ 3
đã bị tổn thất nặng.
Trận chiến
bản Hiu Siu nơi vùng Vùng Thượng Lào, năm tháng xa xôi kia thật sự không mấy ai
biết đến, nhớ lại cho dù người trong quân đội. Chỉ riêng một người, Trung tá
Đào Văn Hùng “Hùng Già”, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Dù (1966-1968), năm 1954 kia
là một lính hạ sĩ luôn nhắc lại như chuyện mới xẩy ra.. “Năm ấy, tớ là một
anh cai, “Cai Hùng” tớ đánh trận bản Hiu Siu với “Sous-lieutenant (Thiếu Úy)
Chinh”...
Thiếu
úy/Trung úy Chinh đã chứng tỏ khả năng chỉ huy chiến trận từ ngày rất trẻ, qua
29 Tháng 9, 1954 ông vinh thăng Đại úy, nhậm chức Tiểu đoàn trưởng, chỉ huy trưởng
đầu tiên của hệ thống chỉ huy người Việt – Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù, đơn vị được ân
thưởng Giây Bảo Quốc Huân Chương Màu Tam Hợp (Đỏ-Xanh-Vàng) của toàn Quân Lực
Miền Nam do là đơn vị nòng cốt của Liên đoàn Nhảy Dù, đã giữ vững miền Nam
trong giai đoạn chuyển tiếp đầy biến động nguy nan (1954, 1955) – Một trong những
đơn vị tiểu đoàn của lực lượng Nhảy Dù đã giữ vai trò quyết định lần thành hình
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, 26 Tháng 10, 1955. Nhưng năng lực của Thiếu tá
Phan Trọng Chinh không chỉ giới hạn trong chức vụ chỉ huy đơn vị tác chiến. Ông
có khả năng tham mưu tổ chức cao hơn nữa.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/a2dc62268ebae9b717a9672956f22e47.jpg
Huy hiệu
Quân Lực VNCH
Hai
Tháng 8,
1956, Đại úy Phan Trọng Chinh bàn giao TĐ3ND cho Thiếu tá Nguyễn Văn Lộc, được
thăng cấp Thiếu tá và được cử làm Tham mưu trưởng Liên đoàn Nhảy Dù do Trung tá
Nguyễn Chánh Thi giữ chức Liên đoàn trưởng. Đây là một quyết định quan trọng đối
với đơn vị nhảy dù nói riêng và toàn thể quân đội quốc gia nói chung: Tăng cường,
mở rộng tổ chức, chỉ huy các đơn vị tác chiến nhằm củng cố sức mạnh quốc phòng
của Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia mới thành lập, 26 Tháng 10, 1955.
Thiếu tá
Tham mưu trưởng Phan Trọng Chinh hoàn tất nhiệm vụ một các xuất sắc trong một
thời gian ngắn ngủi: Nhưng tiểu đoàn Nhảy Dù đơn lẻ trong Nam, ngoài Bắc trước
20/7/1954 nay tổ chức thành một đại đơn vị, giữ nhiệm vụ quan trọng: Lực lượng
Tổng Trừ Bị của Việt Nam Cộng Hòa – Nhiệm vụ được xác chứng từ 1956, 1960,
1968, 1972… cho đến ngày tàn cuộc 30/4/1975 – Người lính thuộc Sư đoàn Nhảy Dù
là những chiến binh cuối cùng thuộc lực lượng bảo vệ Sài Gòn nơi
cầu Phan Thanh Giản, Ngã tư Bảy Hiền… tại những giờ phút kết thúc của cuộc chiến
hai mươi năm 1955-1975. Đơn vị được Thiếu tá Tham mưu trưởng Phan Trọng Chinh đặt
thành giềng mối từ những ngày thành lập, buổi khởi cuộc xây dựng nền Cộng Hòa ở
miền Nam.
Khả năng tổ
chức, chỉ huy, tham mưu của Thiếu tá Phan Trọng Chinh không giới hạn với đơn vị
Nhảy dù, giữa năm 1960, ông bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng Lữ đoàn Nhảy Dù
(Biên chế từ Liên Đoàn ND, 1959), nhận nhiệm vụ mới, Chỉ huy trưởng Biệt Động
Quân, lực lượng trừ bị chiến thuật cho các vùng chiến thuật thay thế Thiếu tá Lữ
Đình Sơn.
Giới lãnh
đạo nơi Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu QLVNCH tuy đã nhận ra khả năng (quân sự)
của giới sĩ quan trung cấp lúc bấy giờ, nhưng không nhìn ra khuynh hướng/ước vọng
chính trị của họ (rất khác xa với thành phần sĩ quan (cũ) do quân đội Pháp huấn
luyện, chỉ huy trước 20/7/1954) – Đảo chính quân sự ngày 11 Tháng 11, 1960 nổ
ra và bị thất bại do nhiều yếu tố có tính cách căn bản cần thiết cho một cuộc
binh biến chính trị (không thuộc nội dung của bài viết nầy).
Cuộc đảo
chính do Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Lữ đoàn Dù cầm đầu, Thiếu tá Phan Trọng
Chinh bị bắt giữ do có liên hệ từ trước ở Nhảy dù, và bị đưa ra xét xử tại Tòa
án Mặt trận, Tháng 7, 1963. Tòa án tuyên phạt ông mức án 18 năm tù, Tháng 10
ông bị đưa đi thọ hình ở Côn Sơn.
Tuy nhiên
chưa đầy một tháng sau, cuộc đảo chính 1 Tháng 11, 1963 do Tướng Dương Văn Minh
cầm đầu thành công, Thiếu tá Chinh được trả tự do, trở về lại quân đội, phục hồi
cấp bậc cũ. Tháng 12 cuối năm 1963, thăng cấp Trung tá, ông được cử lên vùng
cao nguyên, giữ chức Tỉnh trưởng Pleiku thay thế Trung tá Phạm Văn Út. Tháng 4,
1975, Dân biểu Phạm Văn Út là người duy nhất không bỏ phiếu thuận để Tổng
thống Trần Văn Hương chuyển giao chức vụ cho Tướng Dương Văn Minh.
Trở lại
chuyện Trung tá Phan Trọng Chinh, Tháng 3, 1964, ông bàn giao chức vụ Tỉnh trưởng
Pleiku về lại Bộ Tổng tham mưu; Tháng 6, 1965, ông thăng cấp Đại tá, và được bổ
nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ Binh; Ngày Quân Lực 19 Tháng 6, 1966, ông được
thăng cấp Chuẩn tướng. Thời gian giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ Binh, ông có dịp
phát triển khả năng chỉ huy đơn vị tác chiến chiến thuật, biến đổi Sư đoàn 25
BB từ một sư đoàn yếu thành một đơn vị mạnh (tương tự như Sư đoàn 18 BB với Tướng
Lê Minh Đảo).
Nhưng những
“va chạm” giữa ông và giới chức cố vấn Mỹ, cũng tương tự với thành phần
chỉ huy Sư đoàn 25 Bộ Binh Mỹ (hoạt động chung trong vùng Hậu Nghĩa, Tây Ninh)
khiến ông không “được điểm” trong những đánh giá của thành phần “cố vấn”
đối với một vị tướng đã được tôi luyện trong chiến tranh từ thập niên 1950;
chưa nói những ảnh hưởng bởi di hại chính trị sau hai lần binh biến 1961,
1963.
Tháng 1,
1968, Tướng Phan Trọng Chinh rời Sư đoàn 25 BB, tiếp giữ chức Tư lệnh Phó Quân
Đoàn III/Vùng 3 Chiến Thuật dưới quyền Trung tướng Đỗ Cao Trí. Sự kiện nầy cho
thấy lời cáo buộc ác ý Tướng Trí “kỳ thị Nam-Bắc” là một điều vô lý, vì
Tướng Trí đã luôn đặt Tướng Nguyễn Văn Hiếu giữ những chức vụ quan trọng bên
cạnh ông từ những ngày trước 1963; và nay nhận sự phụ tá của Tướng
Phan Trọng Chinh, Cựu Tiểu đoàn trưởng TĐ3ND ở miền Bắc, khi ông nhận chức Tiểu
đoàn trưởng TĐ6ND nơi miền Nam. Chúng ta có thể kết luận mà không sợ sai lầm: Những
Người Lính Lớn (thực sự) không vấp phải những điều nhỏ nhặt, tiểu xảo.
Tháng 2,
1969, Tướng Chinh được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn thay thế
Trung tướng Vĩnh Lộc. Đầu năm 1974, ông nhận chức vụ Chỉ huy Trưởng trường Chỉ
huy Tham mưu (Cơ sở của trường đặt tại khu quân sự Long bình, Biên Hòa), tức là
xuống cấp chỉ huy trong hệ thống Tổng cục Quân Huấn/Nhưng ông không tỵ hiềm, phản
đối với người đồng sự của mình, Trung tướng Nguyễn Bảo Trị.
Ngày 30
Tháng 4, 1975 ông cùng gia đình di tản khỏi nước, định cư tại Rockville, tiểu
bang Maryland. Ngày 17 Tháng 11, 2014, ông từ trần tại nơi định cư, hưởng thọ
83 tuổi trong lặng lẽ. Từ ngày rời khỏi nước, ông không có tiếp xúc nào với cá
nhân, tổ chức, đoàn thể thuộc Cộng đồng người Việt Hải Ngoại. Ông giữ im lặng
toàn diện tương tự như các Tướng Nguyễn Đức Thắng, Ngô Quang Trưởng… Không một
lời.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Tuong-Lanh-Tuan-Tiet-1024x576.jpeg
Tướng Lãnh
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Kết Từ
Như trong
phần Dẫn Nhập đã nhắc tới nhà lãnh đạo Liên Xô (1985-1991) Mikhail Gorbachev,
người đã góp phần (phần quyết định) thay đổi mối quan hệ giữa Liên Xô với
phương Tây sau nhiều thập niên căng thẳng và đối đầu trong Chiến Tranh Lạnh từ
sau 1945. Ngày 31/8/22 ông Mikhail Gorbachev, từ trần ở tuổi 91 sau một thời
gian mắc bệnh. Theo dư luận của một số người Nga vốn thuộc đảng cộng sản Xô Viết,
ông bị cáo buộc đã làm sụp đổ Liên Bang Xô Viết, khiến nước Nga mất vị thế cường
quốc một lần có được dưới chế độ cộng sản (1922-1991).
Đúng, sai
thế nào, lịch sử và sự thật sẽ xác chứng đối với những lãnh đạo của mỗi quốc
gia. Tuy nhiên từ lần ra đi và lời cáo buộc đối với ông Gorbachev, người viết
liên tưởng tới những võ đoán hàm hồ đối với thành phần lãnh đạo quân đội miền
Nam mà với Cố Trung tướng Phan Trọng Chinh, điển hình thế hệ tướng lãnh Quân Lực
VNCH – Thế hệ tướng lãnh sinh trong thập niên 1930 trực tiếp gánh vác sinh mệnh
chính trị-quân sự miền Nam suốt hai mươi năm bão lửa 1955-1975.
Họ đã chứng
thật, “Hào kiệt nước Nam không đời nào thiếu” với sáu vị tướng lãnh tự
sát cùng lần nước mất nhà tan 30/4/1975 – Những hy sinh quyết tử khiến cả thế
giới phải nhìn lại cuộc chiến đấu lẫm liệt cao thượng của Quân Dân miền Nam. Cuộc
chiến với những chiến thắng vang dội quân sử nhân loại của năm 1972. Chiến thắng
đạo quân xâm lược đi từ miền Bắc được cả khối cộng sản yểm trợ trong khi người
Mỹ rút quân, phủi tay.
Nhưng tất
cả đã bị chôn vùi với thất bại của ngày 30/4/1975 – Sự thất trận tai họa nầy khiến người
viết, người lính nối tiếp cuộc chiến của thế hệ chỉ huy niên trưởng kia đặt nên
câu hỏi giả thiết: Nếu như thế hệ những Người Lính sinh vào những năm 1930 kia
có sớm hơn một nửa thập kỷ nắm quyền lãnh đạo QUỐC GIA VÀ QUÂN ĐỘI – Những
Phan Trọng Chinh, Nguyễn Đức Thắng, Ngô
Quang Trưởng, Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Khoa Nam… đến với lịch sử và Quân Đội
từ trước những năm 1960 – Nếu được như thế, sẽ không có binh biến 11/11/1960; đảo
chánh 1/11/1963; Biến động Miền Trung 1966…
Cũng không
thế có những cáo buộc ngụy tạo từ báo chí, dư luận Mỹ: “Quân đội VNCH tham
nhũng”, bởi miền Nam đã phổ biến gương thanh liêm của “Nhất Thắng-Nhì Chinh–Tam Thanh-Tứ
Trưởng”; cũng không thể có những vu cáo hàm hồ “gia đình trị”
với lần lâm tử của Tướng Trương Quang Ân, Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh cùng với
Phu nhân Dương Thị Thanh trên bầu trời Đức Lập, 9 Tháng 8, 1968; hai anh em Tướng
Nguyễn Viết Thanh, Đại tá Nguyễn Viết Cần cùng tử thương nơi chốn trận tiền…
Và còn rất
nhiều. Rất nhiều nữa. Tất cả thực tế hy sinh nầy giúp chúng ta có CHẮC hậu quả
và hệ quả: Không thể nào có NGÀY UẤT HẬN 30/4/1975 – Mối giả thiết không
hề là ảo tưởng bởi Ai Cập chỉ cần một Nasser; Đại Hàn cũng chỉ khởi động lần
xây dựng nước với Phác Chánh Hy. Nhưng tất cả chỉ là giả thiết, và Trung tướng
Phan Trọng Chinh cùng bao Anh Hùng Liệt Sĩ Miền Nam đã im lặng ra đi nào mấy ai
hay?
California,
9/2022
Nhân
nhìn lại “Giả Trá Lịch Sử” Tháng 9, năm 1945 tại Hà Nội.
No comments:
Post a Comment