NÔI
DUNG :
DeSantis
xài lại chiêu bài ‘đem con bỏ chợ’ thời phân biệt chủng tộc
Mai Phi Long/Người Việt (tổng hợp)
.
‘Bắt
cóc’ di dân ở Texas rồi ‘đổ’ xuống nơi khác, DeSantis chơi trò chính trị rẻ tiền
Mai Phi Long/Người Việt (tổng hợp)
.
Khi di dân thành con cờ chính trị
Hiếu Chân/Người Việt
.
Nhóm di dân
bị chở tới Massachusetts kiện thống đốc Florida
Người Việt Online
==================================================
.
.
DeSantis
xài lại chiêu bài ‘đem con bỏ chợ’ thời phân biệt chủng tộc
Mai
Phi Long/Người Việt (tổng hợp)
September 20, 2022
WASHINGTON, DC (NV) – Kịch bản chuyển di dân đến các tiểu bang Dân Chủ vùng Đông Bắc nước
Mỹ của vài thống đốc Cộng Hòa trong thời gian gần đây có nhiều nét tương đồng
đáng ngờ với phong trào “Reverse Freedom Rides” từng được giới chủ trương phân
biệt chủng tộc ở các tiểu bang miền Nam khởi xướng cách đây 60 năm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/09/TS-ky-thi-4.jpeg
Ông Ron DeSantis (Cộng
Hòa), thống đốc Florida. (Hình: Jeff Swensen/Getty Images)
Nguồn gốc chiêu
bài “đem con bỏ chợ” “Reverse Freedom Rides”
Phong trào Dân Quyền tranh đấu bình đẳng chủng
tộc và bảo vệ quyền lao động bùng phát mạnh mẽ vào thập niên 1950, 1960 bộc lộ
sự khác biệt giữa các tiểu bang miền Nam bảo thủ và miền Bắc cấp tiến.
Vào mùa Hè năm 1961, những nhà hoạt động dân
quyền, da trắng lẫn da đen, được mệnh danh là “Freedom Riders” (hành khách tự
do) lên những chiếc xe đò Greyhound đi khắp các tiểu bang miền Nam để tạo làn
sóng hòa đồng chủng tộc trên các các chuyến xe. Các nhà hoạt động “Freedom
Riders” đều bị một đám đông trang bị gậy gộc và bom khói đón, khi các chiếc xe
đò này ngừng lại ở các thành phố tiểu bang miền Nam.
Những người miền Nam với chủ trương “cách biệt
nhưng bình đẳng chủng tộc” (separate but equal), theo nền tảng luật Jim Crow
hình thành sau thời Nội Chiến, vốn tức giận vì các phán quyết cho phép người da
đen được học cùng trường và đi cùng xe buýt với người da trắng hồi cuối thập
niên 1950, bày ra “chiêu cao” hơn gọi là “Reverse Freedom Rides” (tạm dịch: Đảo
ngược hành trình tự do) để trả đũa phong trào “Freedom Riders” của phía cấp tiến.
Những người thực hiện chiêu “đảo ngược” này bắt
đầu bằng việc nói với những người da đen câu chuyện bịa đặt rằng ở các tiểu
bang miền Bắc có những chương trình tạo công ăn việc làm, nhà ở, và ngay cả được
Tổng Thống John Kennedy tiếp đón.
Ý đồ ẩn sau màn kịch lừa đảo này là đem nỗi thất
vọng cho những người da đen sau khi đi đến nơi không có cảnh “thiên đường” như
mong muốn.
Bởi vì chính quyền sở tại không hề có một kế
hoạch như lời bịa đặt, những người da đen đi tìm “đất hứa” sẽ bất mãn, nghĩ rằng
những người cấp tiến là “đạo đức giả,” qua đó tạo ra mâu thuẫn giữa hai nhóm
này.
Hồi năm 1962, có khoảng 200 người da đen bỏ
nhà cửa cùng gia đinh đi lên phía Bắc để rồi bị “dính bẫy” lừa này, theo NPR.
“Đây là trò vô nhân đạo nhất mà tôi từng chứng
kiến,” bà Margaret Moseley, một nhà tranh đấu nhân quyền lâu năm, chua xót nhận
xét trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình trước khi qua đời.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/09/TS-ky-thi-3-1068x746.jpeg
Các nhà tranh đấu
dân quyền “Freedom Riders” lên các chuyến xe đò tạo hình ảnh hòa đồng chủng tộc
tại các tiểu bang miền Nam thời 1960. (Hình minh họa: Daily Express/Archive
Photos/Hulton Archive/Getty Images)
DeSantis cũng lừa
di dân bằng lời hứa việc làm và trợ cấp
Những di dân, trên hai chuyến bay do ông Ron
DeSantis (Cộng Hòa), thống đốc Florida, dàn xếp, bị thả ở Martha’s Vineyard,
Massachusetts, hôm Thứ Tư, 14 Tháng Chín, vừa qua, hoàn toàn không ngờ phải đáp
xuống hòn đảo này.
Bởi vì trước đó họ chỉ đồng ý bước lên máy bay
với lời hứa được chu cấp nơi ăn, chốn ở trong 90 ngày, và huấn luyện việc làm
cũng như được dạy Anh Ngữ tại thành phố Boston, Massachusetts, theo tiết lộ của
các luật sư, thuộc nhóm Lawyers for Civil Rights, đại diện cho các di dân.
Giới chức tại Martha’s Vineyard hoàn toàn
không hề được báo trước vụ nhóm di dân bị thả xuống địa phương của mình, tuy
nhiên, ông DeSantis lại trả chi phí để quay phim cảnh đoàn người xuống máy bay
rồi đổ vào trung tâm hòn đảo nhằm cung cấp hình ảnh cho Fox News và các cơ quan
truyền thông bảo thủ khác để đánh bóng tên tuổi mình.
Nhiều tháng qua, Thống Đốc DeSantis không ngừng
nhắc đến kế hoạch vận chuyển di dân từ biên giới phía Nam để chọc tức giới lãnh
đạo đảng Dân Chủ và đã xin được $12 triệu từ ngân quỹ tiểu bang để tài trợ cho
các chuyến bay, trong đó có hai chuyến bay từ San Antonio, Texas, đến Martha’s
Vineyard.
Nhiều công dân và viên chức tại Florida lên tiếng
phê bình ông thống đốc sử dụng tiền thuế của dân sai mục đích.
Không chỉ có ông DeSantis, một số thống đốc Cộng
Hòa khác, bao gồm Thống Đốc Greg Abbott của Texas cũng có kế hoạch tương
tự – gửi di dân đến các thành phố và tiểu bang xanh phía Bắc, để phản đối chính
sách di trú của Tổng Thống Joe Biden.
Ông Biden phê bình chiến lược của hai vị thống đốc,
tố cáo đảng Cộng Hòa “chơi
trò chính trị trên thân phận con người” và “biến di dân thành con cờ.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/09/TS-ky-thi-2-1068x741.jpeg
Một phụ nữ da đen bị
đuổi ra khỏi khu chờ đợi “White Waiting Room” dành riêng cho người da trắng ở
ga xe lửa Jackson, Missisippi, năm 1961. (Hình: William
Lovelace/Daily/Express/Hulton Archive/Getty Images)
Tương đồng đáng lo
ngại
So sánh điểm tương đồng giữa hành động “đem
con bỏ chợ” của các thống đốc Cộng Hòa hiện nay và chiêu bài “Reverse
Freedom Rides” của những người phân biệt chủng tộc miền Nam diễn ra trong
nhiệm kỳ Tổng Thống Kennedy cách đây 60 năm, thư viện mang tên tổng thống thứ
35 nhận định: “Để khiêu khích những người cấp tiến miền Bắc và lăng mạ người da
đen, Hội Đồng Công Dân
Da Trắng (White Citizens’ Council – WCC) ở miền Nam phát động phong
trào ‘Reverse Freedom Rides,’ đẩy người da đen lên chuyến xe một chiều đến các
thành phố phía Bắc với những lời hứa hẹn dối trá về việc làm, nhà ở, và cuộc sống
tốt hơn.”
Vào năm 1962, để chống lại nỗ lực xóa bỏ phân
biệt chủng tộc, tổ chức bảo thủ WCC chi tiền để chuyển hàng trăm cư dân da đen
đến các thành phố phía Bắc, như New York, Philadelphia, và Chicago.
Hoàn cảnh nhọc nhằn của những người da đen bị
“lừa” khi di cư đến phía Bắc được thể hiện rõ ràng nhất qua sự kiện tại làng
Hyannis, nơi ở của cố Tổng Thống Kennedy, nơi tiếp nhận đến 96 người da đen chỉ
trong vài tháng, theo ông Clive Webb, giáo sư lịch sử trường đại học University
of Sussex ở Anh.
Hầu hết những người bị lừa di cư nhanh chóng
phát hiện ra rằng chẳng có cơ hội việc làm nào cho họ ở Hyannis, và đến năm
1965, chỉ còn một gia đình sinh sống tại đây, ông Webb viết trong một bài báo
năm 2004 về phong trào “Reverse Freedom Rides.”
“Những diễn biến này đều rất giống nhau. Điều này
khiến mọi người không khỏi thắc mắc xem ông DeSantis học hỏi ý tưởng này từ
đâu,” ông Parker nhận định.
“Đây là một phần lịch sử của những người thiển cận, của giới da trắng phân biệt
chủng tộc và không muốn sống chung với người da màu.”
Phân biệt chủng tộc
WCC, tổ chức khởi xướng chiêu bài “đem con bỏ
chợ” kể trên, cũng từng là “tổ chức chính trị chống hòa nhập chủng tộc quyền lực
nhất,” ông Webb cho hay.
Mục tiêu của âm mưu tàn độc này là khơi dậy
thành kiến rằng hủy bỏ phân biệt chủng tộc sẽ gây thiệt hại cho cộng đồng, những
doanh gia, nhà lãnh đạo cộng đồng và các phụ huynh có nguồn gốc da trắng khắp
nơi trên đất Mỹ, tạo lợi thế cho các chính trị gia phân biệt chủng tộc trong tổ
chức WCC.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/09/TS-ky-thi-1-1068x718.jpeg
Học sinh da trắng
thượng tôn biểu tình phản đối cho phép học sinh da màu vào trường trung học Woodlawn
High School ở Birmingham, Alabama, năm 1963. (Hình minh họa: Frank
Rockstroh/Michael Ochs Archives/Getty Images)
Để che giấu dã tâm “phân biệt chủng tộc,” WCC
tạo hình ảnh “đáng kính trọng” bằng cách tổ chức các cuộc họp ở những khách sạn
sang trọng với các thành viên “diện com-lê” và đeo cà-vạt, Giáo Sư Webb mô tả,
“để khi nhìn vào ai cũng nghĩ đó là chủ ngân hàng, doanh gia hay thành phần thượng
lưu tương tự.”
WCC mở ra chiến dịch tung tờ rơi trên đường phố,
quảng cáo trên đài phát thanh chuyện biếu không cho người da đen những vé xe đò
đi đến miền “đất hứa.” Những con mồi mà WCC nhắm tới là những bà mẹ da đen đơn
thân hoặc những thanh niên bị vướng các hệ luỵ pháp lý, theo Giáo Sư Webb.
Tuy nhiên, lúc đó, giới chính trị và báo chí cấp
tiến chỉ trích gay gắt chiến lược vô cùng tàn bạo và vô nhân tính này của nhóm
phân biệt chủng tộc WCC trên công luận nước Mỹ.
Chiến dịch “Reverse Freedom Rides” của WCC tiếp
diễn đến tận năm 1963, cho đến khi họ không còn nhận được nhiều sự ủng hộ khiến
ngân quỹ cạn kiệt.
“Điểm độc ác nhất của chiến dịch này là phá hoại
điều duy nhất có thể giúp người Mỹ gốc Châu Phi chống chọi trước sự áp bức, đó
là hy vọng,” ông Webb kết luận.
Đừng để bóng ma
quá khứ lặp lại
“Có ít người biết đến phong trào ‘Reverse Freedom Rides,’
nhưng công chúng cần hiểu rằng chiến lược lợi dụng thân phận con người để làm
con cờ chính trị đã được các thành phần phân biệt chủng tộc và người da trắng
thượng đẳng sử dụng từ 60 năm trước,” bà Tanisha Sullivan,
chủ tịch chi nhánh Boston của Hiệp Hội Người Mỹ Da Màu (NAACP), giải thích.
“Việc vạch trần những điểm tương đồng là thiết yếu,
không chỉ để gia tăng nhận thức cho dân chúng, mà còn để nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc ghi nhớ toàn bộ lịch sử nước Mỹ, từ những sự kiện mang lại niềm vui và
hãnh diện cho đến cả những giai đoạn đáng xấu hổ,” bà Sullivan kết luận. [đ.d.]
—
Liên lạc tác giả: maiphilong@nguoi-viet.com
===============================================
.
.
‘Bắt
cóc’ di dân ở Texas rồi ‘đổ’ xuống nơi khác, DeSantis chơi trò chính trị rẻ tiền
Mai
Phi Long/Người Việt (tổng hợp)
September 18, 2022
SAN ANTONIO, Texas (NV) – Khoảng 50 di dân bất
hợp pháp được đưa lên hai chuyến máy bay xuất phát từ thành phố San Antonio,
Texas, rồi đáp xuống một phi trường quân sự ở địa danh nghỉ mát nổi tiếng, đảo
Martha’s Vineyard, thuộc tiểu bang Massachusetts, vào hôm Thứ Tư, 14 Tháng Chín.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/09/TS-de-santis-1-1068x729.jpeg
Ông Ron DeSantis,
thống đốc Florida. (Hình: Jeff Swensen/Getty Images)
Tuy nhiên, điều đáng nói là các di dân kể
trên, bao gồm phụ nữ và trẻ em, bị đánh lừa về địa điểm đến khi lên máy bay,
cùng những lời nói dối về việc cung cấp việc làm, nhà ở và chương trình giáo dục.
Đánh giá hành động của ông DeSantis, hội đồng
chủ biên nhật báo Washington Post (WaPo) viết như sau: “Nhiều chính trị gia khai thác
thân phận con người để đạt mục đích chính trị, nhưng ông DeSantis dùng chiêu thức
còn tồi tệ hơn mức độ thấp nhất của nền chính trị Mỹ hiện nay.”
WaPo nhận định: “Lợi dụng những người tị nạn để cổ xúy luận điệu
tuyên truyền xảo quyệt, thống đốc Florida chỉ bộc lộ tâm địa tàn độc của chính
ông.”
Thống
Đốc DeSantis xác nhận chính ông thuê hai máy bay chở các di dân trên, theo lời một phát ngôn viên của ông nói trên đài truyền hình Fox News
và người thứ hai tuyên bố trên Twitter.
Bà Taryn Fenske,
phát ngôn viên của ông DeSantis, xác nhận trên đài Fox News Digital rằng: “Đúng
như thế, tiểu bang Florida xác nhận hai chiếc máy bay chở di dân bất hợp pháp đến
Martha’s Vineyard là một phần trong chương trình tái định cư của tiểu bang nhằm
chở những người di dân đến các tiểu bang tuyên bố sẵn sàng dung chứa họ.”
Chiêu “lừa” di dân
lên máy bay của DeSantis
Để né phản ứng bất lợi của các cử tri Florida
vốn có nguồn gốc di dân, Thống Đốc DeSantis chiêu dụ khoảng 50 di dân, phần lớn
đến từ Venezuela, bịa đặt với những người này rằng có chương trình nhận việc
làm và nhà tại Boston, Massachusetts.
Tuy nhiên, các di dân này được thả xuống đảo
Martha’s Vineyard, nằm ở ngoài khơi mũi Cape Cod, cách thành phố Boston gần 100
dặm (khoảng 161 km) về phía Nam.
Một di dân tên Luis, người Venezuela, có mặt
trong chuyến bay đến Martha’s Vinyard cho biết ông cùng chín thân nhân khác được
hứa hẹn đưa lên máy bay đến Boston, Massachusetts, sẽ được chu cấp trong vòng
90 ngày cùng với nhà ở, học Anh Ngữ và giúp làm giấy tờ lao động hợp pháp.
Ông Luis kể có một phụ nữ xưng tên là Perla đến
gặp gia đình ông trên đường phố ở bên ngoài một trung tâm tạm cư ở San Antonio.
Gia đình ông Luis đang chờ đợi ngày ra tòa di trú sau khi qua thủ tục thẩm vấn
của biên phòng Mỹ (CBP).
“Bà Perla, không cho biết họ và nơi làm việc,
đưa gia đình tôi vào trong một khách sạn, bắt chúng tôi ký vào một tờ giấy tự
gánh trách nhiệm không kiện cáo,” ông Luis kể với phóng viên Reuters. “Chúng
tôi tưởng rằng bà ấy muốn giúp đỡ, đâu ngờ bị lừa. Bây giờ, chúng tôi vô cùng sợ
hãi.”
Chẳng có ai trong nhóm di dân này nghĩ rằng họ
được đưa đến một hòn đảo, và cũng chẳng biết họ đang ở đâu khi máy bay hạ cánh.
Ông DeSantis chẳng hề đếm xỉa gì đến sự an
nguy của nhóm di dân, trong đó có ít nhất bốn trẻ em dưới 9 tuổi.
Lộ trình hai chiếc
máy bay cũng là một dàn xếp che giấu tung tích
Hai chiếc máy bay mà ông DeSantis thuê bao có
một lộ trình bất thường nhằm che giấu tung tích.
Hệ thống định vị cho thấy hai máy bay này xuất
phát từ San Antonio, Texas, miền Trung nước Mỹ, lúc 8 giờ sáng, giờ địa phương,
bay hướng Đông về Florida, tiểu bang nằm phía cực Đông Nam nước Mỹ.
Sau đó, hệ thống định vị cho biết, cả hai máy
bay đáp xuống Florida để đổ xăng, đài NPR tường thuật.
Theo nhật báo The Miami Herald, Thống Đốc Ron
DeSantis thừa nhận hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Chín, rằng những di dân này không hề đặt
chân xuống lãnh thổ Florida.
Ông nói rằng những chuyến bay này xuất phát từ
Texas và chi phí do người dân đóng thuế ở Florida trả và điều này cần thiết để
“không cho nhóm di dân này, đa số là người Venezuela, đến đây.”
“Mình phải ngăn chặn chuyện này từ gốc,” ông
DeSantis nói tại cuộc họp báo ở Daytona Beach, Florida, theo tờ Miami Herald.
Rồi từ Florida, cả hai chiếc bay đi
Massachusetts, ở đầu Đông Bắc nước Mỹ, nhưng trên dọc đường, một chiếc ngừng ở
South Carolina, còn chiếc kia ngừng ở North Carolina, rồi mới bay tiếp đến hòn
đảo Martha’s Vineyard.
Thống Đốc DeSantis không hề thông báo giới chức
tại Martha’s Vineyard về chuyến bay chở nhóm di dân này.
Tuy nhiên, thống đốc Florida lại không tiếc
chi phí cho “màn trình diễn” này, ông thuê người quay lại cảnh máy bay hạ cánh
và cùng những diễn biến sau đó, rồi cung cấp đoạn video này cho Fox News và các
kênh truyền thông cánh hữu khác.
Các vấn đề luật
pháp đặt ra trước mắt thống đốc Florida
Giáo Sư Pratheepan Gulasekaram, chuyên ngành di trú thuộc khoa luật trường đại học Santa Clara
University, nhận xét việc sử dụng nguồn kinh phí từ Florida để di chuyển di dân
từ Texas đến Massachusetts đối diện với các vấn đề pháp lý, trong đó bao gồm việc
đưa thông tin gian trá cho di dân để họ bước lên máy bay, ngoài ra còn cả nghi
vấn về việc liệu các di dân có bị ép buộc hay không.
Hồi đầu năm, giới lập pháp Florida cấp $12 triệu
cho kế hoạch của ông DeSantis nhằm đưa các di dân bất hợp pháp đang ở tại
Florida sang các tiểu bang khác.
Ngôn ngữ trong luật ngân sách tiểu bang viết
rõ ràng số tiền $12 triệu dùng để “điều phối việc vận chuyển các di dân bất hợp
pháp tại Florida.”
Hai chiếc máy bay của hãng Ultimate Air
Shuttle được ông DeSantis thuê bao đều cất cánh từ San Antonio, chứ không phải
Florida, theo lời ông Geoffrey Freeman, giám đốc phi trường tại đảo Martha’s
Vineyard.
Hai dân biểu tiểu bang, thuộc đảng Dân Chủ,
cho biết sẽ yêu cầu cơ quan lập pháp ra chỉ thị cho ông DeSantis chấm dứt việc
sử dụng tiền thuế của dân chúng một cách không đúng như thế.
“Việc dùng ngân sách tiểu bang như thế hoàn
toàn nằm ngoài mục đích được mô tả trong luật ngân sách, ngay cả trong khi bàn
thảo cũng không hề có ý tưởng như vậy,” hai dân biểu tiểu bang Evan Jenne và
Fentrice Driskell tuyên bố.
DeSantis chống chế
Thống đốc Florida, người được xem có thể là ứng
cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Cộng Hoà vào năm 2024, biện bạch về hành động
“thả” di dân không ở tiểu bang của mình xuống Martha’s Vineyard bằng lập luận
càn rằng “trước sau gì họ cũng đến tiểu bang Florida” nên cần ngăn ngừa ngay từ
Texas.
“Hầu hết những di dân này đều có ý định đến
Florida,” ông DeSantis tuyên bố không bằng chứng với phóng viên hôm Thứ Sáu.
“Quan điểm của tôi là phải chận họ ngay từ gốc rễ.”
Khi bị hỏi vặn, Thống Đốc Santis trả lời quanh
co rằng Florida có “người” ở Texas để điều tra về cách thức di dân từ Texas đi
đến tiểu bang của ông để tìm cách ngăn cản và đẩy đi nơi khác.
“Rất khó để truy tìm một cá nhân tách ra khỏi
một đoàn di dân rồi leo lên xe hơi hoặc xe buýt để thực hiện hành trình đến
Florida,” Thống Đốc Santis biện minh cho hành động “phỉnh” di dân lên máy bay bằng
những bịa đặt hoang đường.
Động cơ thực sự của
DeSantis
Hành động của ông DeSantis – đưa lời hứa hẹn dối
trá về nhà ở và việc làm để dụ di dân lên máy bay rồi thả họ xuống một nơi
không hề có sự chuẩn bị để tiếp đón – gây một chấn động lớn trên chính trường Mỹ.
Tất cả mọi cơ quan truyền thông đều chạy tít lớn cùng bàn cãi sâu rộng hiện tượng
bất thường này.
Ông thống đốc của tiểu bang Florida thực hiện
một kịch bản chính trị đánh bóng tên tuổi và gây sự chú ý một cách thành công.
Hành động trên thể hiện sự đối trọng của ông
DeSantis với các chính sách về di dân ở biên giới của chính phủ Biden.
Giới truyền thông bảo thủ ủng hộ thái độ này
và điều này càng củng cố vị trí của Thống Đốc DeSantis, người được xem là sáng
giá thứ nhì sau cựu Tổng Thống Donald Trump trong việc lựa chọn ứng cử viên đại
diện đảng Cộng Hoà tranh vị trí hành pháp cao cấp nhất nước Mỹ vào năm 2024.
Hành động của ông DeSantis làm cho thành phần
bảo thủ trong đảng Cộng Hòa cảm thấy rằng “thống đốc Florida thừa chất ‘MAGA’
nhưng lại không có những nhược điểm trơ trẽn đáng xấu hổ như Trump,” theo phân
tích của nhà báo Chris Cillizza của đài CNN.
Ngoài tham vọng tổng thống, ông DeSantis đang
tái tranh cử chức thống đốc Florida vào ngày 8 Tháng Mười Một tới đây. Đối thủ
của ông là Dân Biểu Charlie Crist (Dân Chủ), từng là thống đốc tiểu bang này
trước đây và từng là người của đảng Cộng Hòa. [đ.d.]
—
Liên lạc tác giả: maiphilong@nguoi-viet.com
===========================================
.
.
Khi di dân thành con cờ chính trị
Hiếu
Chân/Người Việt
September 16, 2022
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/khi-di-dan-thanh-con-co-chinh-tri/
Đã thành lệ, cứ đến một kỳ bầu cử quan trọng,
chuyện di dân tới Mỹ lại thành đề tài tranh luận gay gắt giữa hai đảng chính trị,
tốn nhiều giấy mực của báo chí mà không đi tới một giải pháp hữu hiệu.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/09/BL-Di-Dan-Con-Co-Chinh-Tri-1068x712.jpg
Một di dân Venezuala bị xe buýt chở từ Texas đến “bỏ” ở trước dinh Phó Tổng
Thống Kamala Harris hôm Thứ Năm, 15 Tháng Chín. (Hình: Stefani Reynolds/AFP via
Getty Images)
Chuyện lại rộ lên hôm Thứ Tư, 14 Tháng Chín,
khi Thống Đốc Ron
DeSantis của Florida thuê hai chiếc phi cơ chở 48 di dân Nam Mỹ tới đổ tại
Martha’s Vineyard, một hòn đảo thuộc tiểu bang Massachusetts, nơi có
nhà riêng của cựu Tổng Thống Barack Obama. Ông Greg Abbott, thống đốc tiểu bang Texas, cũng thuê xe
buýt chở di dân tới thủ đô Washington, DC “đổ” trước dinh thự của bà Phó Tổng
Thống Kamala Harris.
Trước đó, Thống Đốc Doug Ducey của Arizona cho xe buýt chở di dân đến
“đổ” ở thành phố Chicago, tiểu bang Illinois. Cả ba vị thống đốc này
đều là người của đảng Cộng Hòa và đều phản đối chính sách nhập cư mà họ cho là
lỏng lẻo của đảng Dân Chủ và chính quyền Biden.
Theo dữ liệu của nhật báo The New York Times,
từ Tháng Tư, Thống Đốc Greg Abbott đã gửi 7,900 di dân từ Texas đến thủ đô
Washington, DC và từ Tháng Tám đã bắt đầu gửi di dân tới New York, những địa
phương do đảng Dân Chủ điều hành. Hành động của ba vị thống đốc Cộng Hòa là một
phần trong một chiến dịch đánh động dư luận và kích thích nỗi giận dữ đối với đảng
Dân Chủ trước cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ diễn ra vào Tháng Mười Một.
Các vị thống đốc các tiểu bang phía Nam này muốn
cả nước phải chú ý tới tình trạng căng thẳng ở biên giới. Thống kê cho thấy
trong năm tài chính hiện nay, CBP, cơ quan biên phòng liên bang, đã bắt giữ hơn
2 triệu di dân bất hợp pháp, nhiều hơn cả tổng số của năm trước. Làn sóng di
dân tăng vọt gây ra nhiều thách thức cho các tiểu bang như Texas, Arizona, và
các vị thống đốc ở đó muốn các nhà lãnh đạo Dân Chủ thấy được nỗi khó khăn của
họ mà ủng hộ những chính sách di dân cứng rắn hơn.
Bà Taryn M. Fenske, giám đốc truyền thông của
Thống Đốc DeSantis, nói chuyến bay chở di dân tới Martha’s Vineyard là một phần
trong kế hoạch của tiểu bang Florida đưa di dân tới những nơi gọi là “nơi trú ẩn.”
“Các tiểu bang như Massachusetts, New York, và California sẽ chăm sóc tốt hơn
những di dân này, những người mà họ mời tới đất nước chúng ta bằng việc khuyến
khích di dân bất hợp pháp và ủng hộ chính sách mở cửa biên giới của chính quyền
Biden,” bà Fenske nói với tờ New York Times.
Tuy nhiên, thái quá bất cập.
Hành động của các thống đốc Cộng Hòa “đổ” di
dân vào các địa phương Dân Chủ có nguy cơ gây phản tác dụng. Trong truyền thống
nhân ái và vị tha của người Mỹ, nó có thể bị coi là vô cảm, biến thân phận con
người thành món hàng mặc cả chính trị. Nhiều người bất bình với ý đồ chính trị
lộ liễu của Thống Đốc DeSantis khi một phụ tá của ông đăng lên mạng hình ảnh
khu nhà mà cựu Tổng Thống Obama thuê ở Martha’s Vineyard với lời chú thích:
“Ngôi nhà 7 phòng ngủ, 8 phòng tắm rộng 6,892 feet vuông trên khu đất gần 30 mẫu.
Rất nhiều không gian” cho thấy một mục tiêu hành động của ông DeSantis là nhắm
vào ông cựu tổng thống thuộc đảng Dân Chủ.
***
Trả lời báo chí, phần lớn những di dân bị chuyển
tới Martha’s Vineyard cho biết họ từ Venezuela đến. Đây là một đất nước đang sụp
đổ dưới ách cai trị độc tài của Tổng Thống Nicolas Maduro và người tiền nhiệm của
ông, cố Tổng Thống Hugo Chavez. Các di dân này phải trải qua hơn ba tháng, băng
qua bảy quốc gia và chịu vô số khổ nhục hiểm nguy để đến được Mỹ và nộp đơn xin
tị nạn. Khác với nhiều nước Nam Mỹ khác, Venezuela không có thỏa thuận với Mỹ
nhận lại người di cư nên không thể trục xuất những người này.
Theo luật, sau khi thẩm vấn ở cơ quan biên
phòng, di dân bất hợp pháp sẽ được thả ra để chờ ngày ra tòa án di trú trả lời
hồ sơ của họ. Nếu được tòa chấp thuận họ sẽ được cấp quy chế thường trú nhân, nếu
đơn bị bác, họ sẽ bị trục xuất trở về nước nguyên quán. Trong thời gian chờ ra
tòa di trú, những di dân bất hợp pháp này có thể xin được giấy phép làm việc,
được đi làm, đóng thuế, được đi bất cứ đâu trên lãnh thổ Mỹ, nhưng phải ra
trình diện chính quyền mỗi hai tháng một lần. Thực tế, sau khi được thả ra, nhiều
di dân đã biến mất, không ra trình diện và cũng không xuất hiện trước tòa di
trú. Và cũng có không ít di dân nộp đơn xin tị nạn với những lời khai và chứng
cứ giả, đến khi tòa án phát hiện ra sự gian dối và ra lệnh trục xuất thì họ đã
“lặn sâu” vào xã hội Mỹ mà không ai phát giác được trừ khi đương sự bị bắt vì
có hành vi vi phạm pháp luật.
Các chính trị gia Dân Chủ cho rằng luật di trú
như vậy là nhân đạo, phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc mà Hoa Kỳ đã ký kết,
theo đó những người “có nguy cơ bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn
giáo, quốc tịch, thành viên của các nhóm xã hội hoặc bất đồng chính kiến” sẽ được
phép ở lại chờ hồ sơ được cứu xét bên trong nước Mỹ và được xin phép làm việc
trong 150 ngày sau khi nộp đơn xin tị nạn.
***
Vấn đề nằm ở chỗ, Mỹ là xứ đất lành chim đậu,
lượng người đổ tới Mỹ tìm cơ hội mỗi ngày mỗi tăng mà năng lực giải quyết của
chính quyền không đáp ứng nổi. Những năm gần đây, đại dịch COVID-19 làm sụp đổ
các nền kinh tế, tình trạng gia tăng đàn áp ở nhiều nước Nam Mỹ khiến cho làn
sóng di dân tăng vọt và hệ thống biên phòng cùng tòa di trú của Mỹ bị quá tải.
Theo số liệu của bà Farah Stockman trong ban
biên tập The New York Times cho biết, số hồ sơ xin định cư nộp lên tòa di trú Mỹ
đã tăng từ 32,895 cả năm 2010 lên 156,374 trong bảy tháng đầu năm 2022. Nếu năm
2010 bình quân có 100,000 đơn xin định cư chờ được xét thì hiện nay con số đó
đã là 660,000. Nếu tính cả số hồ sơ chờ trục xuất và các dạng khác thì tổng số
đơn đang tồn đọng ở các tòa di trú lên tới 1.8 triệu.
Hậu quả của tình trạng này là thay vì chỉ đợi
45 ngày sau khi nộp đơn thì có thể biết kết luận của tòa như luật định thì hiện
nay di dân phải đợi ít nhất bốn năm rưỡi, theo nghiên cứu của trung tâm TRAC
thuộc đại học Syracuse University. Thời gian xem xét hồ sơ càng kéo dài thì
càng khó trục xuất những di dân đã ở lâu trong xã hội Mỹ. Trung tâm TRAC cho biết
năm 2022 chính quyền Mỹ phải trục xuất tới 745,000 trường hợp, nhiều gấp đôi so
với các năm khác.
Như vậy, vấn đề di dân sở dĩ gây căng thẳng một
phần là do guồng máy thực thi luật di trú bị lạc hậu và quá sức, không đáp ứng
nổi nhu cầu di cư bùng nổ. Giải pháp cho vấn đề khủng hoảng di dân nhất thiết
phải có sự đầu tư, cải thiện phương tiện và nhân lực của guồng máy thực thi
pháp luật chứ không phải chở di dân từ nơi này sang nơi khác.
***
Hành động của các thống đốc Cộng Hòa gây bất
ngờ cho chính quyền và các tổ chức tôn giáo và xã hội ở Washington, DC và
Massachusetts. Họ không được báo trước và không chuẩn bị để đón tiếp và cưu
mang những người này. Hầu hết những người bị đưa đến đó cũng đều nói họ bị lừa
(misled), họ chỉ muốn tới nơi nào có thể kiếm được việc làm và chỗ ở, trong khi
những nơi như Martha’s Vineyard không đáp ứng được nhu cầu đó.
Dẫu vậy, sau hai đêm tạm trú trong các nhà thờ
và được các tình nguyện viên cung cấp những thứ thiết yếu, kể cả điện thoại di
động, những di dân này đã được đưa tới một căn cứ quân sự ở Cape Cod gần đó,
nơi họ sẽ tiếp tục tạm trú chờ chính quyền thu xếp một giải pháp ổn thỏa hơn.
Trả lời báo chí về sự việc này, bà Karine
Jean-Pierre, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, gọi đó là hành động chính trị tàn nhẫn
và có tính toán trước. Tổng Thống Joe Biden vào tối Thứ Năm cũng bất bình: “Thay vì làm việc với chúng tôi để
tìm giải pháp, những người Cộng Hòa đã chơi trò chính trị với thân phận con người,
sử dụng họ như đồ dùng sân khấu… Việc họ làm chỉ đơn giản là sai, là khinh suất
và không đúng với người Mỹ (un-American),” ông Biden nói. [đ.d.]
============================================.
.
.
Nhóm di dân
bị chở tới Massachusetts kiện thống đốc Florida
Người
Việt Online
September 20, 2022
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/nhom-di-dan-bi-cho-toi-massachusetts-kien-thong-doc-florida/
MARTHA’S VINEYARD, Massachusetts (NV) – Nhóm di dân Venezuela bị ông Ron DeSantis (Cộng Hòa), thống đốc
Florida, cho phi cơ chở tới Martha’s Vineyard, Massachusetts, nộp đơn tập thể
kiện ông DeSantis và bộ trưởng Giao Thông Vận Tải Florida hôm Thứ Ba, 20 Tháng
Chín, theo The Hill.
Đơn kiện kể lại chi
tiết nhóm di dân này bị lừa lên hai chuyến bay Thứ Tư tuần trước như thế nào.
Trong đơn, họ cho rằng làm như vậy là vi phạm quyền của họ theo Tu Chính Án Số
4 và 14, cũng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/09/TS-nhom-di-dan-1068x712.jpg
Ông Ron DeSantis (Cộng
Hòa), thống đốc Florida. (Hình minh họa: Jeff Swensen/Getty Images)
“Những di dân đang tìm cách nhập cư Mỹ
hợp pháp này bị đối xử tàn nhẫn tương tự tình trạng vốn khiến họ bỏ chạy khỏi
quê hương,” đơn kiện viết.
“Các bị cáo thao túng họ, tước nhân phẩm
họ, tước của họ quyền tự do, quyền tự quản cơ thể, quyền được đối xử và bảo vệ
công bằng theo luật pháp, và can thiệp bất hợp pháp vào quyền kiểm soát dành
riêng cho chính phủ liên bang về vấn đề nhập cư, nhằm đạt mục tiêu bất hợp pháp
và mục đích chính trị cá nhân,” theo đơn kiện.
Đơn kiện tập thể này được nộp lên tòa liên
bang ở Massachusetts, yêu cầu tòa tuyên bố hành động của ông DeSantis là phạm
pháp, theo Hiến Pháp Hoa Kỳ cũng như luật liên bang và tiểu bang. Đơn kiện còn
yêu cầu tòa ngăn Florida lừa di dân đi sang tiểu bang khác.
The Hill đã liên lạc với văn phòng ông
DeSantis và Bộ Giao Thông Vận Tải Florida để yêu cầu cho biết ý kiến về đơn kiện
này.
Trước đó, ông DeSantis cho hay hai chuyến bay
tuần trước “rõ ràng là tự nguyện.” Ông nói chi phi cho hai chuyến bay này lấy từ
số tiền $12 triệu mà Quốc Hội Florida chuẩn thuận để tái định cư di dân. Đơn kiện
nêu bộ Giao Thông Vận Tải Florida và bộ trưởng Giao Thông Vận Tải tiểu bang này
là bị đơn, vì số tiền đó được phân bổ cho cơ quan này.
Alianza Americas, mạng
lưới các tổ chức ủng hộ di dân, nộp đơn kiện tập thể này cùng ba di dân không
nêu tên có mặt trên hai chuyến bay đó. Mạng lưới này cho rằng hành động của ông
DeSantis còn là cố ý gây đau khổ về cảm xúc, giam giữ trái phép và lừa đảo.
Ông DeSantis là thống đốc Cộng Hòa mới nhất
đưa di dân đến vùng phía Bắc nước Mỹ để phản đối chính sách nhập cư của Tổng Thống
Joe Biden.
Ông Doug Ducey (Cộng Hòa), thống đốc Arizona,
từng cho xe buýt chở di dân tới Washington, DC; còn ông Greg Abbott (Cộng Hòa),
thống đốc Texas, cho xe van chở di dân tới DC, New York City và Chicago.
Những thống đốc này tranh luận rằng làm như vậy
sẽ giảm gánh nặng cho những cộng đồng biên giới đang tràn ngập di dân. (Th.Long) [qd]
No comments:
Post a Comment