Tập Cận Bình và Putin thảo luận
về chiến tranh Ukraine
Frances Mao
BBC News
14 tháng 9
2022, 19:36 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c03m9qmgpvzo
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/f670/live/242d2360-341c-11ed-91e8-453e424fc8c9.jpg.webp
Ông Putin (trái) và ông Tập lần cuối gặp
mặt trực tiếp tại Bắc Kinh vào tháng Hai
Nhà
lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ thảo
luận về cuộc chiến ở Ukraine và các "chủ đề quốc tế và khu vực" khác
tại cuộc gặp của họ vào cuối tuần này, Điện Kremlin cho biết.
Hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau ở Uzbekistan tại một
hội nghị thượng đỉnh mà sẽ cho thấy một "sự thay thế" đối với thế giới
phương Tây, Điện Kremlin cho biết.
Ông Tập
đang có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát.
Ông đang
tìm kiếm một nhiệm kỳ lịch sử thứ ba trong khi mối quan hệ của ông Putin với
phương Tây đang ở đáy vực vì vấn đề Ukraine.
Ông Tập
đang bắt đầu chuyến công du kéo dài ba ngày ở Kazakhstan, nơi ông đã hạ cánh xuống
thủ đô Nursultan hôm thứ Tư cho chặng đầu tiên của chuyến đi.
Sau đó,
ông sẽ gặp ông Putin vào thứ Năm tại Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác
Thượng Hải (SCO) ở Samarkand, diễn ra từ ngày 15 - 16/9.
Cuốn ‘China after
Mao’ nói cải cách ở Trung Quốc chỉ là ‘diễn kịch’
Putin sẽ gặp Tập
Cận Bình và đưa Nga ‘xoay trục về châu Á’
Chiến tranh
Ukraine: Putin nói trừng phạt của phương Tây phá hủy cuộc sống người dân châu
Âu
Ông Putin
cũng sẽ gặp các nhà lãnh đạo khác bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran -
nhưng cuộc gặp của ông với nhà lãnh đạo Trung Quốc "có tầm quan trọng đặc
biệt", phát ngôn viên chính sách đối ngoại Điện Kremlin Yuri Ushakov cho
biết.
Ông nói rằng
hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra "trên nền tảng của những thay đổi chính
trị quy mô lớn".
Trung Quốc
và Nga từ lâu đã tìm cách định vị SCO, được thành lập vào năm 2001 với bốn quốc
gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ, như một giải pháp thay thế cho các nhóm đa phương
của phương Tây.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0d1c/live/6dfd3c20-341a-11ed-91e8-453e424fc8c9.jpg.webp
Chủ
tịch Tập Cận Bình đến thủ đô của Kazakhstan và là lần đầu tiên ông rời Trung Quốc
kể từ đầu năm 2020
Cuộc họp của
SCO diễn ra trong bối cảnh các cuộc đụng độ mới xảy ra ở biên giới giữa hai
thành viên của tổ chức, Kyrgyzstan và Tajikistan. Các báo cáo cho biết ít nhất
một lính biên phòng đã thiệt mạng và hai người bị thương - không rõ người của
nước nào.
Các cuộc đụng
độ lẻ tẻ giữa hai nước, về tranh chấp nguồn nước và các vấn đề khác, nổ ra vào
năm ngoái.
Chuyến
thăm của ông Tập diễn ra trong bối cảnh một loạt phong tỏa mới ở Trung Quốc,
nơi chính sách 'Zero Covid' của ông vẫn được áp dụng. Trong khi phần còn lại của
thế giới đã mở cửa và học cách sống chung với virus, Bắc Kinh tiếp tục đóng cửa
toàn bộ các thành phố và tỉnh mỗi khi có ca nhiễm bệnh bùng phát.
Lần cuối
cùng ông Tập rời Trung Quốc là vào tháng 1/2020 khi đi thăm Myanmar - chỉ vài
ngày trước khi lệnh phong tỏa đầu tiên áp dụng ở Vũ Hán. Ông ấy đã ở trong nước
kể từ đó, chỉ rời đại lục một lần vào tháng 7 năm nay để thăm Hong Kong.
Ông Putin
cũng đang thực hiện một bước đột phá hiếm hoi ở nước ngoài. Cuộc gặp của ông với
các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tại Tehran vào tháng 7 mời chỉ là chuyến
công du nước ngoài thứ hai của ông kể từ khi quân đội Nga xâm lược Ukraine.
Đây là cuộc
gặp thứ hai của hai nhà lãnh đạo trong năm nay - lần cuối họ gặp nhau tại Thế vận
hội Mùa đông ở Bắc Kinh vào tháng Hai.
Sau cuộc gặp
hồi tháng Hai, hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung nói rằng tình hữu nghị giữa
hai nước là "không có giới hạn". Nga xâm lược Ukraine vài ngày sau đó
- một hành động mà Trung Quốc không lên án cũng như không lên tiếng ủng hộ.
Trên thực tế, Bắc Kinh cho rằng cả hai bên đều có lỗi.
Trung Quốc
không nằm trong số các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Nga và thương
mại giữa hai nước vẫn tiếp tục phát triển. Nhập khẩu dầu từ Nga của Ấn Độ và
Trung Quốc tăng vọt kể từ cuộc xâm lược vào Ukraine.
Trung Quốc
cũng nhận thấy mối quan hệ của mình với phương Tây và đặc biệt là Mỹ trở nên tồi
tệ trong những tháng gần đây sau những căng thẳng về vấn đề Đài Loan tự trị.
Trung Quốc tuyên bố hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình.
Tháng trước,
Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc phong tỏa quân sự kéo dài 5 ngày xung quanh hòn
đảo để đáp lại chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi.
Các nhà
quan sát Trung Quốc cho rằng quyết định rời Bắc Kinh của ông Tập sau hơn hai
năm, bất chấp những thách thức lớn trong nước - tình trạng phong tỏa mất ổn định
và nền kinh tế đang tụt dốc - cho thấy sự tin tưởng của ông vào khả năng lãnh đạo
của mình.
Các nhà
phân tích kỳ vọng ông sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tại Đại hội Đảng
Cộng sản Trung Quốc vào tháng Mười sắp tới.
---------------
Phân tích của Stephen
McDonell - Phóng viên về Trung Quốc
Nhà lãnh đạo
Trung Quốc đã giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus corona bằng cách không thực hiện
các chuyến công du quốc tế trong hơn hai năm (tất nhiên, giả sử rằng ông ấy chưa
bị nhiễm và chúng ta không biết về điều đó).
Việc Tập Cận
Bình ở trong nước cũng nhằm mục đích tuyên truyền - nó đưa ra thông điệp cho
người dân Trung Quốc rằng họ cũng không nên ra nước ngoài trong thời gian khủng
hoảng này.
Bây giờ
khi ông Tập quyết định bắt đầu các chuyến đi trở lại, điều đó có nghĩa là Đảng
cho rằng tình hình đã an toàn hơn cho ông ấy thực hiện các chuyến công du?
Một câu hỏi
khác: nếu nó không an toàn cách đây một năm, tại sao bây giờ nó lại an toàn?
Ngoài ra,
liệu hình ảnh của ông Tập ở các nước khác có dẫn đến kỳ vọng rằng các hạn chế
đi lại cần được nới lỏng hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho con đường đi ra
nước ngoài của người Trung Quốc trở lại?
Ở Trung Quốc,
chính phủ không cảm thấy cần phải giải thích lý do của mình khi đưa ra các quyết
định như vậy, vì vậy chúng ta không bao giờ biết chính xác suy nghĩ đằng sau
chúng là gì.
Tuy nhiên,
chuyến đi này sẽ được coi là một dấu hiệu nhỏ cho thấy nước này có thể sớm giảm
các biện pháp "zero Covid".
Tôi nói
"có thể" bởi vì, nếu chính phủ có kế hoạch để cuối cùng chấm dứt các
chiến lược coronavirus nghiêm ngặt của mình, chắc chắn họ sẽ không chia sẻ nó với
công chúng.
---------------------
Tổ
chức Hợp tác Thượng Hải là gì?
SCO là một
tổ chức chính trị, kinh tế và an ninh Á-Âu được thành lập bởi Trung Quốc, Nga,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan vào năm 2001. Iran hiện đang
muốn gia nhập nhóm.
Các thành
viên sẽ thảo luận về thương mại tại hội nghị thượng đỉnh, với Trung Quốc là nhà
đầu tư lớn trong khu vực thông qua các dự án Vành đai và Con đường.
Bắc Kinh từ
lâu đã tìm cách mở các tuyến đường sắt mới để giao thương với châu Âu, trong
khi các nước Trung Á đang mong muốn có thêm kết nối với Trung Quốc.
Đầu năm
nay, Kyrgyzstan tuyên bố sẽ khởi công xây dựng vào năm 2023 một tuyến mới nối
Trung Quốc và Uzbekistan.
No comments:
Post a Comment