Putin
và cái bẫy của Tập Cận Bình
Hiếu Chân -
Saigon Nhỏ
15 tháng
9, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/putin-va-cai-bay-cua-tap-can-binh/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/GettyImages-1238193300.jpg
Tổng
thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – ngưu tầm ngưu,
mã tầm mã. Ảnh chụp tại Nhà khách Điếu Ngư Đài ngày 4-2-2022 sau khi Tập và
Putin cam kết “hợp tác không giới hạn”, bật đèn xanh cho cuộc xâm lược Ukraine
và cũng giương một cái bẫy để Putin đưa nước Nga vào. Ảnh Li Tao/Xinhua via
Getty Images.
Khi xâm
lược Ukraine, Nga có phần đã rơi vào cái bẫy mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình đã giăng sẵn, biến Nga thành một chư hầu mới của Bắc Kinh.
Tập xuất
ngoại sau 750 ngày cấm cung
Sau hơn
hai năm cấm cung trong khu dinh thự được canh phòng cẩn mật có tên Trung Nam Hải
ở Bắc Kinh, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến xuất ngoại đầu
tiên. Ông Tập đã đến Samarkand, thành phố của nước Cộng hòa Uzbekistan – một tiểu
quốc vùng Trung Á tách ra từ Liên Xô cũ – để tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức
Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization – SCO) diễn ra trong hai
ngày Thứ Năm và Thứ Sáu tuần này.
Ngoài
ông Tập, hội nghị còn có Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ
Narendra Modi và lãnh đạo một số nước thành viên SCO khác. Cuộc chiến tranh ở
Ukraine và tình hình Đài Loan chắc chắn là những đề tài được hội nghị này thảo
luận bên cạnh việc mở rộng SCO, kết nạp thêm Iran, Belarus và có thể cả
Afghanistan.
Chuyến xuất
ngoại đầu tiên của ông Tập diễn ra chỉ một tháng trước ngày khai mạc đại hội
toàn quốc, năm năm mới có một lần, của đảng Cộng sản Trung Quốc. Cho đến nay,
những người quan sát Trung Quốc đều tin rằng, đại hội sẽ sửa đổi điều lệ đảng để
ông Tập đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba – một việc chưa từng có sau
thời Mao Trạch Đông.
Trước đại
hội là thời gian đấu đá ác liệt trong giới chóp bu của đảng Cộng sản để giành
quyền lực, thường tạm kết thúc sau hội nghị bí mật ở khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà,
nơi những quan chức cao cấp nhất, đương nhiệm và tiền nhiệm của đảng Cộng sản
Trung Quốc bàn chuyện sắp xếp guồng máy lãnh đạo của đảng và nước Trung Quốc
trong nhiệm kỳ mới. Năm nay cuộc tranh giành được cho là rất gay gắt giữa phe đảng
Cộng sản của Tập Cận Bình và phe chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường; trong
đó phe chính phủ đổ lỗi cho chính sách phong tỏa để phòng dịch COVID
(zero-Covid) của ông Tập làm cho kinh tế Trung Quốc suy sụp.
Trong các
thời kỳ tranh giành như vậy, những nhà lãnh đạo chóp bu như Tập đều tránh đi nước
ngoài, sợ ở nhà có biến. Sự kiện ông Tập đi công du Trung Á ngay trước đại hội
là dấu hiệu cho thấy ông ta đã giải quyết xong chuyện đấu đá nội bộ; số phận của
Thủ tướng Lý Khắc Cường chắc đã được an bài. Nay là lúc ông Tập đánh bóng hình ảnh
trên trường quốc tế và thu hoạch những lợi ích mà các thủ đoạn thâm hiểm của
ông ta mang lại.
Putin mắc bẫy như thế nào?
Trái với Tập,
ông Putin tới hội nghị SCO với nỗi nhục nhã ê chề: Trong hơn tuần qua, quân dân
Ukraine đã phản công dữ dội, giành lại được hàng ngàn dặm vuông lãnh thổ mà
quân Nga chiếm đóng trong vùng Kharkiv và đang tiếp tục gây sức ép lên các mặt
trận hướng Đông Bắc và hướng Nam, buộc quân Nga liên tục tháo chạy; “chạy tụt
cả quần” như một bài tường thuật trên báo The Washington Post cho biết.
Thất bại
trên chiến trường đã làm cho giới tinh hoa Nga chuyển sang phản đối Putin và cuộc
phiêu lưu quân sự của ông ta. Đã có những tiếng nói khẳng định Nga không thể
chiến thắng ở Ukraine, hàng chục nghị sĩ ký kiến nghị yêu cầu Putin từ chức và
không loại trừ khả năng giới chóp bu quân sự và tình báo Nga có thể “khử” Putin
để hạn chế thiệt hại cho đất nước.
Khó khăn của
Putin đã trao cho Tập tư thế bề trên trong quan hệ Nga-Trung. Tại cuộc gặp,
Putin chắc chắn sẽ nài nỉ Tập hỗ trợ kinh tế để làm dịu tác động các biện pháp
trừng phạt của phương Tây, viện trợ quân sự để duy trì cuộc chiến. Và vô hình
chung, Putin đã đưa nước Nga rơi vào cái bẫy mà Tập đã giăng sẵn.
Lần mới nhất
Putin-Tập gặp nhau là vào Tháng Hai 2022 nhân khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông. Dù
dịch COVID đang hoành hành và Trung Quốc phong tỏa nghiêm ngặt, Putin vẫn thân
hành tới Bắc Kinh diện kiến “hoàng đế” Trung Hoa và hai bên ký một thỏa thuận
“hợp tác không giới hạn” cùng chống Mỹ và phương Tây. Yên tâm là đã được Bắc
Kinh bật đèn xanh và chống lưng, trở về Moscow, Putin xua quân xâm lược
Ukraine, phát động cuộc chiến tranh quy mô lớn đầu tiên trên lục địa châu Âu
sau Thế chiến thứ Hai.
Cam kết “hợp
tác không giới hạn” của Tập hóa ra chỉ là lời chót lưỡi đầu môi. Bị phương Tây
trừng phạt nặng nề nhưng Moscow không được Bắc Kinh hỗ trợ hết mình như đã hứa.
Sự ủng hộ
của Trung Quốc đối với Nga hầu như chỉ bằng lời nói. Bắc Kinh từ chối lên án cuộc
xâm lược của Moscow, che chắn cho Nga tại những diễn đàn quốc tế như Liên Hiệp
Quốc và tuyên truyền cho dân chúng trong nước những quan điểm của Nga về cuộc
chiến, đổ lỗi cho Mỹ và NATO. Giọng điệu đó phù hợp với đường lối chống phương
Tây cực đoan của chính Bắc Kinh.
Đi xa hơn
vào các vấn đề cụ thể thì Tập rất thận trọng. Thực tế Trung Quốc đã mua nhiều dầu
khí của Nga khi việc xuất cảng dầu khí của Moscow sang châu Âu bị tắc vì lệnh cấm
vận của EU. Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, trong Tháng Bảy 2022, Trung
Quốc đã mua của Nga 7.15 triệu tấn dầu, cao hơn 7.6% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc cũng mua của Nga nhiều mặt hàng khác như than đá và phân bón hóa học.
Tiền mua hàng của Trung Quốc đã giúp ngân khố của Nga không bị cạn kiệt và đồng
rúp Nga không bị phá giá.
Trung Quốc
cũng cung cấp cho Nga hàng hóa tiêu dùng, lấp vào khoảng trống ở các siêu thị
mà các công ty đa quốc phương Tây bỏ lại. Có đến 80% số xe hơi tiêu thụ ở Nga
hiện nay là xe Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cung cấp cho Nga vi mạch điện tử,
nguyên liệu và các thiết bị khác.
Nhưng xem
kỹ, những hoạt động mua bán của Trung Quốc nhằm phục vụ cho lợi ích của chính
Trung Quốc hơn là giúp đỡ Nga; ví dụ Trung Quốc mua nhiều dầu của Nga nhưng với
giá thấp hơn giá thị trường tới 30%.
Cái mà Nga
cần nhất là vũ khí tân tiến phục vụ cuộc xâm lược thì Trung Quốc lắc đầu! Do vũ
khí của Nga vừa bị “nướng” với số lượng lớn trên mặt trận, vừa quá kém so với
các loại vũ khí mà Ukraine được viện trợ từ Mỹ và phương Tây, Putin buộc lòng
phải cầu cứu Tập mà không có kết quả. Tại một diễn đàn kinh tế ở Nga tuần trước,
Putin than thở rằng người Trung Quốc là những kẻ mặc cả rất cứng rắn và chỉ biết
tới quyền lợi quốc gia của họ. Bí thế, Nga phải mua máy bay không người lái
(UAV) của Iran và đạn đại bác của Bắc Hàn – những quốc gia không mấy tiếng tăm
về công nghệ vũ khí và sản phẩm của họ có nhiều khiếm khuyết.
Sự cả tin
vào lời cam kết của Tập là yếu tố đẩy Putin tới tình huống nguy hiểm hiện
nay.
Vì sao Trung Quốc không giúp Nga?
Vì sao Tập
không nhiệt tình hỗ trợ Putin? Thái độ phản trắc của Trung Quốc có phần do Bắc
Kinh chưa dám đứng cùng chiến hào với Nga tuyên chiến với Mỹ và phương Tây,
nhưng phần khác do Tập muốn thủ thế “tọa sơn quan hổ đấu” và “ngư ông
đắc lợi”. Tập biết, đối đầu với Mỹ và châu Âu vào lúc này, dù để ủng hộ Nga
hay để xâm lược Đài Loan, là đi vào chỗ chết mà Putin là sự kiện nhãn tiền. Hơn
thế nữa, cuộc chiến Nga-Ukraine không chỉ tàn phá thê thảm đất nước Đông Âu này
mà còn khiến cho cả Nga và châu Âu suy yếu; và tọa sơn quan hổ đấu mang lại cho
Trung Quốc nhiều lợi ích nhất.
Nếu Nga
thắng – một chuyện bất khả thi – thì Trung Quốc sẽ có một đồng minh thân thiết
hùng mạnh cùng sánh vai chống Mỹ và cái trật tự quốc tế do Mỹ lập ra và duy trì
suốt 70 năm nay. Nếu Nga bị đánh bại – điều chắc chắn sẽ xảy ra – thì Moscow sẽ
nhanh chóng biến thành chư hầu của Bắc Kinh. Một nước Nga chuyên chế, có vũ khí
hạt nhân nhưng kinh tế kiệt quệ, bị cô lập trên trường quốc tế thì chỉ có thể
là một Bắc Hàn mới, một thứ đàn em trung thành sẵn sàng làm tên lính xung kích
của Bắc Kinh trong cuộc đấu với phương Tây.
Chưa kể
Trung Quốc có thể lợi dụng hoàn cảnh Nga sa lầy ở phía châu Âu để bành trướng
lãnh thổ, chiếm vùng Viễn Đông Nga đất rộng người thưa và nhiều tài nguyên
khoáng sản mà lâu nay Bắc Kinh vẫn hết sức thèm muốn!
Cuộc hội
ngộ Tập – Putin bên lề hội nghị SCO đang diễn ra chắc chắn sẽ có những cuộc đàm
phán bí mật, trong đó Putin sẽ cố năn nỉ Tập ra tay cứu và tất nhiên Nga sẽ phải
nhượng bộ hết cỡ, phải hy sinh những lợi ích thiết thân của Nga về lãnh thổ, về
kinh tế để phục vụ cho tham vọng của Putin ở châu Âu!
***
Trung Quốc
không chỉ “lừa” Nga mà còn dụ dỗ nhiều nước khác, nhất là các nước láng giềng
phía Nam. Bằng túi tiền rủng rỉnh và những lời đường mật, bằng thủ đoạn hối lộ,
mua chuộc và gài bẫy các chính trị gia nắm giữ quyền lực đi kèm với đe dọa quân
sự, Bắc Kinh đã chiêu mộ được khá nhiều đệ tử trung thành ở Việt Nam, Lào,
Cambodia, Myanmar và vài nước khác; ngăn chặn con đường dân chủ hóa ở các nước
này và nhân rộng thể chế độc tài toàn trị của Bắc Kinh.
Đã đến lúc
các nước nên nhìn vào tấm gương Putin mà rút ra bài học trong quan hệ với bố
già Tập Cận Bình trước khi quá muộn.
-----------------
Đọc
thêm:
No comments:
Post a Comment