Nữ
hoàng tạ thế, hãy trả lại kim cương cho chúng tôi!
10/09/2022
https://baotiengdan.com/2022/09/10/nu-hoang-ta-the-hay-tra-lai-kim-cuong-cho-chung-toi/
Thoạt
tiên, Kohinoor là một viên kim cương thô nặng tới 973 carat khi mới được đào
lên tại nơi mà ngày nay là bang Andhra Pradesh của Ấn Độ.
Đấy là
chuyện hồi thế kỷ 12 hay 13 gì đó.
Giờ nó là
một viên kim cương 105 carat đính trên vương miện Nữ hoàng Anh Elizabeth II,
người vừa trở thành tâm điểm của thế giới sau khi tạ thế cách đây vài hôm.
Nó là một
trong 2.800 viên ngọc quý trong bộ sưu tập của mẹ của bà này.
Tài liệu
xưa nhất ghi nhận viên kim cương Kohinoor thuộc sở hữu của Đế quốc Mogul, một đế
quốc Hồi giáo ở Tiểu lục địa Ấn Độ. Nó được đính vào đầu một con chim trĩ trên
Ngai vàng Chim trĩ nổi tiếng của Vua Jahan (Shah Shah), Đế quốc Mogul.
Tới năm
1739, Nader Shah, người sáng lập triều đại Afsharid ở Ba Tư (aka Iran), bèn cướp
Ngai vàng Chim trĩ sau khi ông này tấn công Delhi. Đánh nhau xong thì Nader
Shah mang ngai vàng này sang Herat.
Tới 1747,
Nader Shah bị thuộc hạ ám sát. Ahmad Khan Abdali, một viên tướng người
Afghanistan được Nader Shah cực kỳ tin tưởng, được bà vợ góa của Nader Shah cạy
viên kim cương Kohinoor từ Ngai vàng Chim trĩ ra tặng cho. Ông này được tặng vì
đã có công bảo vệ hậu cung trong cơn tao loạn (không biết chỗ này có tình án,
dan díu gì không? Mình hơi nghi!).
Một thời
gian sau, Ahmad Khan Abdali rời đi, tới Kandahar, mang theo bảo vật Kohinoor và
dựng nên một vương quốc mà ngày nay là đất nước Afghanistan.
Năm 1772,
Ahmad Khan Abdali chết và con trai Timur Shah nối ngôi, trở thành chủ nhân của
Kohinoor.
Tới năm
1793, Timur Shah chết và 24 đứa con của ông này đánh nhau loạn xạ để giành
ngôi. Về sau Shah Zaman giành được ngôi báu nhưng vương quốc này bắt đầu tan
rã. Shah Zaman đặt vùng Lahore dưới sự cai quản của Ranjit Singh, vị vua
(Maharaja) đầu tiên của Đế quốc Sikh nằm ở phía tây Ấn Độ.
Năm 1800,
Shah Zaman bị một tù trưởng Afghanistan bắt giam vào ngục tối. Ông ta bèn nhét
viên kim cương Kohinoor vô kẽ tường.
Năm 1803,
người em của Shah Zaman là Shah Shuja giành được ngai vàng và tìm được Kohinoor
nhưng chỉ sáu năm sau thì ông này bị phế truất, phải sống lưu vong nhưng, kỳ lạ
thay, vẫn đeo viên kim cương trên tay.
Tới đâu
khoảng năm 1810 thì Shah Shuja bị bắt giam và vợ ông này ở Lahore đã thương lượng
với Ranjit Singh: ông cứu được chồng tôi thì kim cương thuộc về ông.
Năm 1813,
Ranjit Singh cứu được Shuja nhưng bị lật kèo không giao kim cương. Sau nhiều giằng
co đe dọa, cuối cùng Singh cũng lấy được bằng cách cam kết hữu hảo, tặng tiền bạc,
đất đai.
Kohinoor
sau đó trở thành một biểu tượng chủ quyền của người Sikh.
Ranjit
Singh chết năm 1839 và đứa con thơ của ông là Duleep lên ngôi sau khi ba trong
số những người anh em cùng cha khác mẹ của cậu ta chết bất đắc kỳ tử (mình nghi
là bị giết?!).
Năm 1849,
cậu bé Duleep Singh 10 tuổi bị buộc phải giao Kohinoor cho người Anh như một phần
của Hiệp ước Lahore, hiệp ước hòa bình chấm dứt cuộc chiến tranh Anh-Sikh lần
thứ nhất. Do Anh là bên thắng cuộc nên hiển nhiên hiệp ước này là do người Anh
chấp bút.
Tiếp đó là
câu chuyện của người Anh: viên kim cương lên tàu qua Anh, được lưu giữ tại trụ
sở của Công ty Đông Ấn ở phố Leadenhall trước khi được dâng lên Nữ hoàng
Victoria.
Sau đó nó
được chế tác và đính lên vương miện, là cái mà bà Elizabeth II đội trong suốt
70 năm qua.
Bây giờ
(2022) bà qua đời, người Ấn Độ liền lên tiếng: Trả Kohinoor cho chúng tôi!
“Vua [Anh]
sẽ không đội vương miện nữa, trả nó [kim cương] lại [cho Ấn Độ] đi,” một người
viết trên Twitter.
Một người
khác viết rằng, viên kim cương đã bị người Anh tước đoạt sau khi gây ra cảnh chết
chóc, đói khát và cướp bóc để làm giàu.
Hashtag
#Kohinoor bèn được tạo ra và bà con Ấn Độ tham gia rôm rả. Nó đã trở thành
trend trên Twitter.
Thực ra
không phải đến bây giờ người Ấn mới đòi kim cương. Họ đã đòi từ năm 1947, khi mới
độc lập khỏi Anh, với lập luận là người Anh đã ăn cướp bảo vật từ một đứa bé 10
tuổi.
Bên cạnh Ấn
Độ thì Iran, Pakistan và Afghanistan cũng đòi (vì những dích dắc của lịch sử
như đã dẫn ở trên).
Người Anh
thì vẫn cứ làm ngơ trước các yêu sách, bảo rằng không có cơ sở pháp lý để trả lại
Kohinoor.
Lịch sử thực
dân của các đế quốc châu Âu đã để lại nhiều điều khó ăn khó nói với các cựu thuộc
địa tại châu Á, châu Phi, Mỹ Latin và cả châu Đại Dương.
Dưới ánh
sáng của văn minh, của công lý thời hiện đại, gần đây chúng ta bèn thấy nhiều vụ
trao trả bảo vật mà người châu Âu đã cướp trong những thế kỷ trước về cho chủ
cũ.
Cách đây
không lâu, Anh đã làm thủ tục để trả lại 72 bảo vật cho chính quyền Nigeria mà
lính Anh cướp hồi thế kỷ 19.
Điều đó
thôi thúc người Ấn Độ hăng hái đòi lại Kohinoor khi Nữ hoàng Anh vừa tạ thế.
Bên cạnh bảo
vật, các vùng lãnh thổ là một mối đau đầu khác, chẳng hạn như vấn đề đảo Diego
Garcia thuộc quần đảo Chago ở Ấn Độ Dương.
Nửa thế kỷ
sau khi bị cưỡng bức sơ tán khỏi nhà của mình ở Diego Garcia để người Anh cho Mỹ
thuê làm căn cứ quân sự, những người Chago mất quê hương vẫn chưa thôi kiện tụng
với mong muốn một ngày được trở về nơi mà họ từng sinh sống.
_____
Nguồn
tham khảo:
– https://time.com/6212113/queen-elizabeth-india-kohinoor-diamond/
– https://qz.com/india/867776/the-globetrotting-adventures-of-the-kohinoor-indias-most-famous-diamond/
– https://www.reuters.com/world/uk/londons-horniman-museum-return-benin-bronzes-nigeria-2022-08-07/
.
No comments:
Post a Comment