Nga
bại trận tại Ukraina nhưng không lo mất điểm tựa Trung Quốc
Thanh Hà - RFI
Đăng
ngày: 23/09/2022 - 14:43
Chiến
tranh Ukraina gia tăng cường độ, và dù có thất trận, Nga không lo bị Trung Quốc
« bỏ rơi ». Ngay sau khi Vladimir Putin ra lệnh động viên lính dự bị
và cảnh báo dùng « mọi phương tiện » để bảo vệ các vùng « lãnh
thổ của mình », Trung Quốc kêu gọi « ngừng bắn ». Hai sự kiện
này khiến một số nhà phân tích nêu lên khả năng Nga có thể mất đi một điểm tựa
quý giá là Trung Quốc.
Ngoại
trưởng Nga Sergei Lavrov bắt tay đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp
bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 77 tại New York, Hoa Kỳ, ngày
22/09/2022. via REUTERS - RUSSIAN FOREIGN MINISTRY
Nga bị sa
lầy trên chiến trường Ukraina liệu có là những « giới hạn » đầu tiên
của tình bạn « vô bờ bến » giữa Bắc Kinh với Matxcơva hay
không ?
Hôm
21/09/2022, tổng thống Putin ban hành sắc lệnh huy động 300.000 lính
dự bị sang chiến trường Ukraina và ông nhắc lại đe dọa có thể sử dụng tất cả
các phương tiện, hàm ý cả vũ khí nguyên tử để giải quyết chiến tranh Ukraina.
Hai động thái này được hiểu như Nga đang bị « đẩy vào chân tường ».
Hình ảnh một
số người dân Nga hối hả tìm đường ra nước ngoài, trốn lệnh động viên tràn ngập
các phương tiện truyền thông phương Tây. Trái lại, báo chí Trung Quốc trong 48
giờ qua ít nhắc đến những phát biểu của tổng thống Putin, đến Ukraina hay chiến
dịch quân sự đặc biệt Matxcơva đã khởi động từ tháng 2/2022.
Ngày
22/09/2022 bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 77 tại New York, trong một
cuộc họp song phương, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố với đồng cấp
Nga, Sergueï Lavrov : Bắc Kinh sẽ « khách quan » và « công
bằng » về « chiến dịch quân sự đặc biệt » của Nga tại
Ukraina.
Trước đó
hai hôm, kết thúc hội nghị tham vấn về an ninh chiến lược Nga –Trung tổ chức tại
thành phố Phúc Kiến, thư ký Hội Đồng An Ninh của Nga, là ông Nikolai Patrushev
và ủy viên Bộ Chính Trị, Chủ Nhiệm Văn Phòng Ủy Ban đối ngoại Trung Ương của Đảng
Cộng Sản Trung Quốc, Dương Khiết Trì đã nhấn mạnh đôi bên « củng cố niềm
tin tưởng nhau », cùng nhau « duy trì ổn định chiến lược » trên
thế giới, đẩy mạnh « đối tác chiến lược toàn diện » giữa Matxcơva và
Bắc Kinh.
Đối thoại
Nga và Trung Quốc tại New York và Phúc Kiến trước mắt chưa thể là dấu hiện báo
trước Tập Cận Bình phụ lòng Vladimir Putin, ít ra là trong ngắn hạn.
Henry Wang
Huiyao, sáng lập viên trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc, trụ ở Bắc Kinh được
Reuters trích dẫn giải thích : Trung Quốc không ủng hộ chiến tranh, không ủng
hộ cuộc xung đột, và điều đó đã quá rõ ràng ngay từ đầu, do vậy ông cho rằng
không có lý do nào để Trung Quốc « thay đổi lập trường đó cả ».
Đành rằng
nếu như Nga nhanh chóng đạt được mục tiêu quân sự tại Ukraina như điện Kremlin
mong đợi thì Bắc Kinh sẽ « thoải mái hơn », nhưng nhiều nhà quan sát
vẫn tin rằng, việc Nga liên tiếp thất bại ở nhiều nơi trên chiến trường Ukraina
từ đầu tháng 9 đến nay không làm Bắc Kinh nao núng và cũng không làm quan hệ
song phương thay đổi một cách « cơ bản », bởi lẽ đối với Trung Quốc,
về địa chính trị, đối thủ chính vẫn luôn luôn là Hoa Kỳ.
Trong bàn
cờ đó, điều quan trọng nhất đối với Tập Cận Bình là phải giữ được Vladimir
Putin, tránh để điện Kremlin đổi chủ, đẩy nước Nga vào cảnh hỗn loạn. Steve
Tsang giám đốc Viện Trung Quốc tại trường Đại Học Luân Đôn nhắc lại,
« chính sách đối ngoại của ông Tập luôn đặt quyền lợi của Trung Quốc lên
trên hết ». Điều đó có nghĩa là phải duy trì « ổn định chiến lược »
tránh để Trung Quốc bị lôi vào vòng xoáy của một cuộc khủng hoảng có thể làm
phương hại đến kinh tế của Trung Quốc.
Trung Quốc
có vững mạnh về kinh tế thì mới rảnh trí để đối phó với Hoa Kỳ. Do vậy theo
đánh giá của giáo sư Yuan Jingdong, Đại học Sydney, Úc, dù có không thoải mái về
diễn tiến của cuộc chiến tại Ukraina nhưng Bắc Kinh sẽ cố gắng giữ một thế cân
bằng nào đó, tức là tránh công khai chỉ trích Nga, tránh tỏ thiện cảm với
Ukraina và nhất là Trung Quốc sẽ « tránh né hết sức để không bị chỉ trích
là hậu thuẫn Vladimir Putin trong những nước cờ mạo hiểm về quân sự của chủ
nhân điện Kremlin ».
Giáo sư
trường đại học Sydney kết luận, chỉ nội việc thư ký Hội Đồng An Ninh Nga,
Nikolai Patrushev sang tận Phúc Kiến tham khảo ý kiến của ông Dương Khiết Trì
cũng đủ « bảo đảm » về sự bền vững trong quan hệ Nga – Trung.
-------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Liệu
Trung Quốc có bất đồng với Nga về Ukraina hay không ?
Biden
cảnh cáo Trung Quốc nếu giúp Nga lách trừng phạt quốc tế
No comments:
Post a Comment