Mục
đích cuối cùng của ‘Quy định 80’ là gì?
Nguyễn Bá Bình
15/09/2022
https://gdb.voanews.com/1F8F77D5-86B5-411C-BB72-AB0AA2D9CB30_w1023_r1_s.jpg
Để
tăng cường “robot hóa”, sau “Quy định 80”, thay mặt BCT, ngày 8/9/2022, Thường
trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng lại kí thêm Thông báo số 20-TB/TW. (Ảnh chụp màn
hình trang web tuyengiao.vn)
Vậy mục
đích cuối cùng của “Quy định 80” là gì? Sau hàng loạt các biện pháp răn đe, kềm
tỏa và ngăn chặn xã hội dân sự, nay trước Hội nghị Trung ương 6, ĐCSVN muốn
“robot hóa” các định chế trong đảng.
Sau
hàng loạt các biện pháp răn đe, kìm hãm và ngăn chặn đối với xã hội dân sự, nay
trước Hội nghị Trung ương 6, ĐCSVN muốn “robot hóa” các định chế trong đảng. Mục
đích cuối cùng là để, nhất nhất nghe và làm theo lệnh của một người duy nhất,
đó là TBT Nguyễn Phú Trọng, nhằm tuyết đối hóa “các loại ý chỉ”, triệt tiêu mọi
mầm mống của tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.
Nguyễn
Bá Bình
Một số nội
dung có thể sẽ được ĐCSVN công khai nay mai, liên quan đến cái gọi là “Chương
trình nghị sự Hội nghị Trung ương 6” (TƯ6). Hình dung trên đại thể, bao gồm: Tổng
kết 35 năm đổi mới; Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; Đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hướng tầm nhìn đến 2045; Phát triển kinh tế Tây Nguyên; Phát triển kinh tế
Đông Nam bộ… Những đề tài “vô thưởng vô phạt” này đảng viên và người dân tha hồ
góp ý. Nói xuôi cũng được mà nói ngược cũng xong. Còn các nội dung cốt lõi nhất,
thực sự quan trọng, là sắp xếp nhân sự và thanh trừng nội bộ thì “Đảng quyết,
Dân theo”. Đừng có lớ xớ mà “phản với biện” vào mấy nhân vật cộm cán trong Bộ
Chính trị (BCT) hay Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) mà toi mạng, bởi các “cỗ
máy chém” có biệt danh: luật 117 và 331. Nhưng đảng nào đã thật yên tâm. Để mô
hình “Đảng cử, Dân theo” vận hành hanh thông tuyệt đối, cần phải có những biện
pháp an toàn hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa. Đó
lá lý do ngày 6/9/2022 vừa qua, BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vừa công bố
Quy định số 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng
cử.
Tăng cường các định chế “robot hóa”
“Quy định
80” có tất cả 15.899 từ, bao gồm 6 chương, 33 điều với 3 phụ lục. Quy định này
thực ra vẫn được ĐCSVN áp dụng bao lâu nay. Theo giới phân tích, ý nghĩa thời sự
của việc giờ đây, đảng cho công bố công khai trước ngày khai mạc Hội nghị TƯ6,
một mặt, là để tái khẳng định quyền lực của BCT. Mặt khác, việc tăng cường quyền
lực của BCT vào thời điểm hiện nay càng cho thấy, TBT Nguyễn Phú Trọng và phe
cánh đang rất lo lắng trong việc phải thâu tóm bằng được đa số các Ủy viên TƯ đối
với các vấn đề nhân sự tới đây. Để tăng cường “robot hóa”, sau “Quy định 80”,
thay mặt BCT, ngày 8/9/2022, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng lại kí thêm
Thông báo số 20-TB/TW kết luận của BCT về chủ trương bố trí công tác đối với
cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Nhìn qua
bộ máy kềm kẹp của TBT Trọng như thế, ai không “vãi linh hồn”? Vậy nhưng sự đời,
“thiên ngoại hữu thiên” (Ngoài trời lại có trời cao hơn). Ông Trọng vài ba lần
đã bị chính các đồng chí TƯ của ông cho “trượt vỏ chuối”.
Vào BCT
năm 1997, Nguyễn Phú Trọng từng chứng kiến các “cố vấn” Đỗ Mười, Lê Đức Anh đã
lobby phiếu BCHTƯ để loại bỏ đương kim TBT Lê Khả Phiêu tái cử khoá X như thế
nào. Ông Phiêu phải ngậm ngùi giã từ cuộc chơi. Đến 2012, chính ông Trọng và
phe cánh đã thất bại khi lá phiếu các UVTƯ bác bỏ đề nghị kỷ luật Thủ tướng
đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng tại TƯ6 khoá XI. Không lâu sau đó, ông Trọng là người
trong cuộc, cay đắng nếm thất bại tiếp theo khi ứng viên BCT Nguyễn Bá Thanh,
Vương Đình Huệ do chính ông tiến cử đã bị các UVTƯ gạch bỏ tại Hội nghị TƯ7 hồi
tháng 5/2013. Để thâu tóm quyền lực, Nguyễn Phú Trọng cho ra đời Quy định
244-QĐ/TW năm 2014. Từ đó đến nay, ông Trọng ngồi xổm lên Điều lệ đảng, biến
mình thành nhân sự “đặc biệt của đặc biệt”, giữ chức TBT liên tục ba nhiệm kỳ.
Bằng nhiều cách, ông Trọng tạo cho mình quyền lực “Giáo chủ Tối cao”. Nhiều đảng
viên lão thành đánh giá, Nguyễn Phú Trọng vi phạm nghiêm trọng Điều lệ đảng,
triệt tiêu quyền dân chủ của đảng viên. Thêm nữa, Nguyễn Phú Trọng
là hiện thân của vấn nạn “lợi ích nhóm” và tham nhũng chính trị, áp đặt ý chí
cá nhân, cố tình chi phối, khuynh đảo nhân sự trong đảng.
Đối với
ngoài xã hội, ông Trọng cho ban hành các điều luật liên quan đến “tuyên truyền
chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, hoặc “làm,
tàng trữ, phát tán tài liệu nhằm tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của
BLHS năm 2015, và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của BLHS năm
2015. Trong báo cáo cập nhật tình hình trước phiên họp lần thứ 51 của Hội đồng
Nhân quyền, ngày 12/9 mới đây, Quyền Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc, bà Nada
Al- Nash, nói Nhà nước Việt Nam đang thu hẹp không gian dân sự và các quyền tự
do cơ bản của công dân. Điều này bao gồm việc hình sự hóa có hệ thống và bỏ tù
những người bảo vệ nhân quyền, hạn chế quyền tự do đi lại, đàn áp phương tiện
truyền thông cũng như kiểm duyệt tràn lan. Gần đây hơn, ĐCSVN nại vào điều luật
trốn thuế để triệt hạ các nhà hoạt động, bao gồm Nguỵ Thị Khanh, Đặng Đình Bách
và Mai Phan Lợi. Thật ra, bà Nada Al- Nash nói chưa thật chính xác. Phải nói “Nhà nước Việt Nam hầu như đã đóng
băng hoàn toàn xã hội dân sự và các quyền tự do cơ bản của công dân” mới phản
ánh đúng bản chất “công an trị” và “toàn trị” của cái thể chế sinh ra “Quy định
80” đề cập ở trên.
Những bất cập của “Quy định 80”
“Quy định
80” được tuyên bố thay thế cho Quy định 105 năm 2017. Tại Quy định mới này, thẩm
quyền của BCT lấn át, qua mặt cả BCHTƯ, so với quy định cũ 105-QĐ/TW ban hành
ngày 19/12/2017. Xin trích Quy định mới: “Bộ Chính trị chuẩn bị và giới thiệu
nhân sự để Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương), Chủ
nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu giữ chức
Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Bộ Chính trị xin ý kiến
Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước khi giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu, phê
chuẩn đối với các chức danh: Phó
Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án
Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ viên Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm
các uỷ ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, các thành viên Chính phủ”.
Xem vậy để thấy, BCT coi BCHTƯ như một “robot được lập trình sẵn” và chỉ cần “bấm
nút” là cỗ máy vận hành, khỏi cần bàn cãi gì nữa. Khôi hài ở chỗ BCT lại “xin ý
kiến” Trung ương khi phê chuẩn các cấp phó.
Nhưng rồi
“người tính không bằng trời tính”. “Quy định 80” có nhiều điều bất khả. Tuy
nhiên, phải trao giải thưởng cho những ai không quản ngại các điều luật mù mờ
117 lẫn 331, chịu khó soi kỹ văn bản dài 15.899 từ để góp ý cho Ban Bí thư hoàn
chỉnh nội dung. Bởi vì, nhìn qua, không
cần kiến thức môn “Xây dựng Đàng” cũng thấy ngay những bất cập sau đây ;
Thứ nhất, BCT yêu cầu “tập thể lãnh đạo phải
chịu trách nhiệm về quyết định giới thiệu”. Cơ chế tuyển dụng ở Việt Nam theo
nhiệm kỳ 5 năm một lần. Mỗi vị lãnh đạo qua 5 năm hầu hết đều thay đổi. Không
còn làm việc chung cơ quan, cùng lĩnh vực thì chịu trách nhiệm với nhân sự từng
giới thiệu bằng cách nào?
Thứ
hai, nếu tổ chức
giao quyền cho tập thể thì ngay trong thời gian tại vị, vẫn sẽ phổ biến tình trạng
“cha chung không ai khóc”. Trách nhiệm tập thể lại càng không! Tập thể là tất cả,
nhưng cũng chẳng là ai. Có thể cách chức, bắt bồi thường, bỏ tù cả một tập thể
không? Không thể!
Thứ ba, Quy định yêu cầu các ứng viên phải
đạt số phiếu ít nhất 2/3 trở lên của tổng số thành viên tập thể lãnh đạo. Điều
này khuyến khích nhân sự phải chạy “lo mua phiếu”, vậy làm thế nào công khai,
minh bạch được cơ chế tuyển dụng người cho bộ máy đảng/nhà nước.
Vậy mục
đích cuối cùng của “Quy định 80” là gì? Sau hàng loạt các biện pháp răn đe, kềm
tỏa và ngăn chặn xã hội dân sự, nay trước Hội nghị Trung ương 6, ĐCSVN muốn
“robot hóa” các định chế trong đảng. Mục đích cuối cùng là để, nhất nhất nghe
và làm theo lệnh của một người duy nhất, đó là TBT Nguyễn Phú Trọng, nhằm tuyết
đối hóa “các ý chỉ”, triệt tiêu mọi mầm mống của tình trạng “trên bảo dưới
không nghe”. Tình thế lưỡng nan hiện nay trong vấn đề nhân sự tại TƯ 6 sắp tới
là: “chân ghế” TBT và “các chân ghế khác” của “Bộ tam” còn lại đều bất lợi.
Tính ra ngoài “Bộ tứ’ một vòng, cả Võ Văn Thưởng lẫn Tô Lâm đều như “cá mắc cạn”. Đấy
là chưa nói, việc thay ông Nguyễn Phú Trọng vẫn phải chờ đến “phút 89” đã đành;
vì chưa thật rõ, “chiếu chỉ cuối cùng” của Thiên triều sẽ nhắm vào ai? Và
khi có ứng viên rồi thì làm thế nào để thống nhất trong hơn 200 UVTƯ. Vì vậy,
ngoài “chiếu chỉ” của Thiên triều, “chiếu chỉ của bản địa” cũng cần phải được
quán triệt trong Trung ương. Sứ mệnh của “Quy định 80” chính là thế!
----------------
LIÊN QUAN
Chỉnh
đốn – chủ trương hay... theo kịch bản?
No comments:
Post a Comment