Friday, 2 September 2022

KHI NHÀ SƯ KIÊM CÁN BỘ CỘNG SẢN (Iris An / Saigon Nhỏ)

 



Khi nhà sư kiêm cán bộ cộng sản

Iris An  -  Saigon Nhỏ

1 tháng 9, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/khi-nha-su-kiem-can-bo-cong-san/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Thuong-toa-Thich-Chan-Quang-duoc-vinh-danh-Nhan-tai-dat-Viet.png

Thích Chân Quang, người tự nhận là “cháu của Hồ Chí Minh”, được vinh danh “Nhân tài đất Việt” (file photo)

 

Những năm gần đây, khi một số nhà sư viên tịch, người dân khi đọc cáo phó mới ngã ngửa ra rằng nhiều sư sãi hóa ra là Đảng viên và kèm theo đó là khá nhiều huân, huy chương, giấy khen các loại, chẳng thua gì cán bộ cộng sản cỡ gộc. Hóa ra có khá nhiều đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đang hoạt động dưới vỏ bọc sư sãi…

 

Từ những thông tin công khai trên báo chí

 

Năm 2018, dư luận sôi sục khi cáo phó của Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam (Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam) được công bố. Cáo phó ghi rõ Hòa thượng đã được tặng thưởng các danh hiệu:

 

Huân chương Độc lập hạng Nhất, Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huy chương Đại đoàn kết toàn dân tộc; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Như vậy Hòa thượng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và báo Nhân Dân đã có một bài viết trang trọng về tiểu sử của Hòa thượng Thích Thanh Sam. Đây là một việc hết sức bất thường bởi lẽ một Hòa thượng viên tịch thì thường chuyện đưa tin là của các báo, trang web Phật giáo, chứ không phải “báo Đảng”. Nhưng sẽ không là bất thường nếu như chúng ta đọc kỹ tiểu sử, bởi lẽ những hoạt động trong cuộc đời tu hành của Hòa thượng Thích Thanh Sam không khác gì một cán bộ cộng sản.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Hoa-thuong-Thich-Thanh-Sam.jpg

Hòa thượng, đảng viên cộng sản Thích Thanh Sam (file photo)

 

Chuyện vào Đảng của các sư sãi Phật giáo thật ra không lạ. Thậm chí không chỉ ở Phật giáo Bắc tông mà ở Phật giáo Nam tông Theravada cũng có hiện tượng này. Năm 2009, báo Công An Nhân Dân từng đăng tin kết nạp một vị hòa thượng người Khmer 64 tuổi vào Đảng. Chính quyền Việt Nam giải thích rằng, dựa trên điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thì việc người có đạo vẫn vào Đảng được. Tuy nhiên, sự giải thích này là khiên cưỡng bởi vì chùa chiền không bao giờ là “một tổ chức cơ sở đảng” để sư sãi hoạt động. Nếu vận dụng đúng theo Điều lệ Đảng, cứ mỗi chùa có sư sãi được kết nạp Đảng thì hóa ra chùa đó chính là… Chi bộ Đảng! Vậy thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý chùa hay các cấp ủy Đảng quản lý chùa?

 

Một minh chứng khác cho việc các sư tăng trá hình thực chất là cán bộ cộng sản: Trên website chính thức của Quốc hội Việt Nam có giới thiệu tiểu sử Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, một đại biểu Quốc hội với các chức vụ:

 

Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hà Nội, Ủy viên Hội đồng tư vấn tôn giáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Và còn ghi rõ ngày vào Đảng của Thích Bảo Nghiêm là 8 Tháng Chín 2014.

 

Ngoài ra, rất thường xuyên báo chí Việt Nam đăng tải những “tấm gương” sư sãi, chẳng hạn Hòa thượng Thích Minh Thiện ở Long An được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016-2021”.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Trao-huan-chuong-Doc-lap-hang-nhat-cho-hoa-thuong-Thich-Tri-Quang.jpg

Tháng Sáu 2022, Thích Trí Quảng được trao huân chương Độc lập hạng nhất. Thích Trí Quảng là Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo tối cao về Đạo pháp và Giới luật của Giáo hội (file photo)

 

Đến trường hợp Thích Chân Quang (người tự nhận là cháu ruột của HCM)

 

Thượng tọa Thích Chân Quang hiện là trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang. Chùa được xây dựng hoàng tráng, quy mô tại một thung lũng thuộc núi Dinh, thôn Chu Hải, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thích Chân Quang đang là Phó Trưởng ban Kinh tế Tài chính Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Chua-Thien-Ton-Phat-Quang.png

Chùa Thiền Tôn Phật Quang (file photo)

 

Bảng “thành tích” của Thượng tọa Thích Chân Quang khá “khủng”: Tiến sĩ luật học; từng thực hiện hơn 2,000 bài giảng về nhiều đề tài từ văn hóa, giáo dục, đạo đức, khoa học công nghệ, đến y học; là “giảng sư Phật giáo đầu tiên” thuyết pháp tại Nhà hát lớn Hà Nội và Văn miếu Quốc Tử Giám. Thích Chân Quang là tác giả của hơn 130 đầu sách: Kinh bộ, Nghiệp và kết quả, Luận về nhân quả, Giáo trình thiền học, Tâm lý đạo đức, Giáo trình Hoằng Pháp

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Thuong-toa-Thich-Chan-Quang-bao-ve-luan-an-TS-Luat.jpg

Thích Chân Quang bảo vệ luận án tiến sĩ luật (file photo)

 

Ngoài ra, Thích Chân Quang còn biết… chơi nhiều nhạc cụ như guitar, piano; và đã sáng tác gần 150 bài hát về Phật giáo. “Đại sư” Thích Chân Quang cũng gây dựng quỹ từ thiện Thiền Tôn Phật Quang từ năm 2013 đến nay, kêu gọi đóng góp được 307 tỷ đồng. Thích Chân Quang còn thành lập môn phái Phật Quang Quyền – trực thuộc Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Ngày 14 Tháng Tám 2019, Thích Chân Quang được trao bảng vàng vinh danh “Nhân tài đất Việt thời kỳ hội nhập quốc tế”.

 

Trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ Luật học với đề tài “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Thích Chân Quang đã được GS.TS. Hoàng Chí Bảo, người luôn tuyên truyền rao giảng tư tưởng HCM một cách lố bịch, đích thân đến khen ngợi. Chùa Thiền Tôn Phật Quang cũng liên tiếp mở các khóa tu thiền tại nhiều chùa trong Nam ngoài Bắc, đặc biệt chùa được sự ủng hộ nhiệt tình của giới showbiz Việt Nam

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Quan-chuc-chinh-quyen-tham-du-Dai-le-Vu-Lan-2022-tai-chua-Thien-Ton-Phat-Quang-1-1024x683.jpg

Quan chức chính quyền tham dự Đại lễ Vu Lan 2022 tại chùa Thiền Tôn Phật Quang (file photo)

 

Những người được Thượng tọa Thích Chân Quang nhận làm đệ tử gồm ca sĩ Tạ Minh Tâm chuyên hát nhạc đỏ, nghệ sĩ cải lương Kim Tử Long (người mới đây than thở khóc lóc về việc bị đánh rớt khỏi bảng xét duyệt “nghệ sĩ nhân dân”); diễn viên Angela Phương Trinh… Gần đây Angela Phương Trinh đã dẫn lại một đoạn nói về du lịch trong bộ sách “Tâm lý đạo đức” của Thích Chân Quang, với nội dung kỳ quặc: “Nhiều người nhờ có việc làm nơi này nơi kia nên vì công việc mà cũng đi biết thêm nhiều vùng khác. Còn nếu không phải vì công việc cần thiết mà chỉ đi cho vui thì ta bị hao tổn phúc đức dần, rất nguy hiểm.” (trích nguyên văn).

 

Các hoạt động của chùa Thiền Tôn Phật Quang rất sôi nổi. Đại lễ Vu Lan 2022 vừa qua có đến 48,000 người tham dự – về phía chính quyền có Đại tá Nguyễn Tâm Hùng – Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; ông Võ Văn Tư – Trưởng Ban Tuyên giáo Thị ủy Thị xã Phú Mỹ… Thế nhưng bên cạnh những “thành tích” đó, Thích Chân Quang còn tai tiếng không kém với nhiều vụ việc gây xôn xao.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/24a-1024x682.jpg

Chùa Viên Quang một chi nhánh của chùa Thiền Tôn Phật Quang tại Nam Đàn (file photo)

 

Thích Chân Quang từng nổi tiếng với phát ngôn… bênh Trung Quốc. Ông gọi “Trung Quốc là anh, Việt Nam là em”… Ông cho rằng làm em phải lễ phép với anh. Và Lý Thường Kiệt đã… “hỗn” khi dám đem quân đánh Trung Quốc. Bài giảng này xuất hiện ngay thời điểm Trung Quốc đang có những động thái xâm chiếm Biển Đông! Thích Chân Quang cũng gây tranh cãi với việc thả gần 10 ngàn tấn cá phóng sinh xuống… sông Hồng.

 

Luận án tiến sĩ Luật học “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của Thích Chân Quang dù được hội đồng đánh giá là: “Bản nghiên cứu này rất nhân văn, thể hiện vấn đề đạo đức, luân lý nhưng trên quan điểm pháp luật. Luận án toàn diện, bài bản, chuyên sâu về nghĩa vụ con người trong luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam. Luận án này sẽ đóng góp vào kho tàng lý luận về nghĩa vụ con người đối với xã hội”… Tuy nhiên, nó bị nhiều nhà luật học phản bác gay gắt.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Thuong-toa-Thich-Chan-Quang.jpg

Thích Chân Quang (file photo)

 

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cho rằng Thích Chân Quang “nhầm lẫn hoặc cố tình đánh tráo khái niệm quyền với quyền lợi”, và rằng nghiên cứu này “phản khoa học”. Luận án cho rằng người dân phải thực hiện nghĩa vụ trước sau đó mới được hưởng quyền. Chuyên gia về Công pháp Quốc tế Nguyễn Quốc Tấn Trung nhận xét rằng chính quyền Việt Nam từ trước đến nay vẫn tuyên truyền rằng quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ, trong đó có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Đây chính là lý lẽ biện minh cho những vụ đàn áp người bất đồng chính kiến, khi chính quyền chỉ cần tuyên bố những người chỉ trích là những kẻ vi phạm pháp luật, làm nguy hại đến an ninh nhà nước. Cần thấy rằng, quan điểm phải thực hiện nghĩa vụ trước thì mới được hưởng nhân quyền của Thích Chân Quang còn “cực đoan” hơn cả những gì mà chính quyền Việt Nam tuyên truyền.

 

Với cương vị Phó Trưởng ban Kinh tế Tài chính Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thích Chân Quang rất có tài kinh doanh. Ông thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa Pháp Quang, ngang nhiên đưa công ty vào như là một… thành phần của chùa Thiền Tôn Phật Quang ngay trên website chính thức của chùa. Công ty kinh doanh đủ thứ, từ sách báo, băng đĩa ca nhạc của chính Thích Chân Quang, đến trang phục Phật giáo, đến thậm chí các loại dược phẩm Đông y… Thích Chân Quang còn “bắt trend” công nghệ rất nhanh khi công ty Pháp Quang có hẳn ứng dụng (app) cài trên điện thoại và người dân có thể mua vật phẩm Phật giáo bằng hình thức… thẻ cào.

 

Trên mạng, dưới những clip thuyết giảng của Thích Chân Quang luôn có dòng chữ: “Nhằm đảm bảo tính trung thực về nội dung cho các ấn phẩm của Thượng tọa Tiến sĩ Thích Chân Quang như bài giảng, sáng tác nhạc, khí công…  thuộc “Pháp Quang – Sen Hồng” – công ty TNHH Văn hóa Pháp Quang quản lý và phát hành. Xin vui lòng không đăng lại dưới mọi hình thức. Nếu chúng tôi phát hiện có thể dẫn đến khóa kênh của bạn vĩnh viễn.” Sự đe dọa rất xa lạ với tinh thần Phật giáo còn có thể thấy ngay trên Fanpage chính thức của chùa Thiền Tôn Phật Quang, khi kêu gọi các tín đồ trình báo những tài khoản mạng xã hội nào nói xấu thầy Thích Chân Quang để… nhà chùa “report”.

 

Như một cán bộ tuyên giáo đích thực, Thích Chân Quang luôn thực hiện những bài “thuyết giảng” với nội dung ca ngợi chính quyền Việt Nam, ca ngợi tư tưởng HCM, ca ngợi chủ nghĩa xã hội, tỏ rõ thái độ ủng hộ Trung Quốc, hoàn toàn không mang màu sắc Phật giáo. Bài giảng “Sức mạnh dân tộc đến từ đâu” trên YouTube của Thích Chân Quang tại Khu di tích nhà tù Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vào ngày 25 Tháng Tư 2015 có những lời lẽ không khác gì một cán bộ tuyên giáo cộng sản.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Mot-khoa-tu-o-chua-Thien-Ton-Phat-Quang-va-cau-khau-hieu-1024x683.jpg

Một “khóa tu” ở chùa Thiền Tôn Phật Quang (file photo)

 

Bao nhiêu năm nay Thích Chân Quang vẫn ung dung tại vị, thậm chí còn làm được điều mà khó có sư tăng nào làm được, đó là chia sẻ miếng bánh đặc quyền làm kinh tế cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong sự tranh chấp ghê gớm với các vị chức sắc khác. Cần nhắc lại, khi hòa thượng Thích Thanh Tứ trụ trì chùa Bái Đính viên tịch, Thích Chân Quang đã thổ lộ mong muốn được kế nhiệm trụ trì chùa Bái Đính, nhưng khi ấy đại gia Xuân Trường không đồng ý và lobby đưa người của mình là hòa thượng Thích Thanh Nhiễu lên làm trụ trì. Để dàn xếp ổn thỏa đôi bên, Thích Chân Quang sau đó được chia cho chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Tài chính Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cư sĩ Phạm Nhật Vũ (em trai ông Phạm Nhật Vượng) là cố vấn của Ban này.

 

Tên thật của Thích Chân Quang là Vương Tấn Việt. Đương sự từng huy động hàng trăm tín đồ đi trên bốn chiếc xe bus lớn, hộ tống mình về Nam Đàn… để “nhận họ”. Ông cũng tự nhận tên mình là… Hồ Chí Việt. Việc nhận họ rầm rộ này từng có clip đưa lên YouTube nhưng nay đã bị xóa.

 

Thích Chân Quang kể rằng khi ông Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Hồ Chí Minh, lang thang vào Sa Đéc định cư, kiếm sống bằng nghề bốc thuốc, đã đổi thành họ Vương để tránh tai mắt của chính quyền. Tại đây Nguyễn Sinh Sắc chữa khỏi bệnh cho một người dân; và để đền cái ơn đấy, gia đình ông này đã gả cô con gái tên là Mai cho Nguyễn Sinh Sắc. Cô Mai này còn trẻ hơn cả Nguyễn Tất Thành và sinh ra một người con trai đặt tên là Vương Chí Nghĩa.

Thầy Thích Chân Quang tự nhận mình là con của ông Vương Chí Nghĩa, tức là cháu nội Nguyễn Sinh Sắc, cũng là cháu ruột Hồ Chí Minh, cho nên mới có tên là Hồ Chí Việt. Chuyện này được đích thân Thích Chân Quang úp mở tuyên truyền khắp nơi, dù khó mà kiểm chứng được độ xác thực, và lạ nhất là chẳng tờ báo nào dám đặt câu hỏi vấn đề này, không công an nào mời Thích Chân Quang “lên phường làm việc” về việc mạo nhận là cháu ông Hồ.

 

Dựa vào cái danh “cháu ruột Hồ Chí Minh”, Thích Chân Quang được cho là có mối quan hệ thân thiết với Nông Đức Mạnh (cựu Tổng bí thư đảng) và Nguyễn Phú Trọng (đương kim Tổng bí thư đảng). Việc nhà nước Việt Nam xưa nay rất thận trọng và luôn cấm đoán, ngăn chặn những thông tin về đời tư cá nhân, nhưng vẫn lờ đi trường hợp Thích Chân Quang là điều rất không bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ở một đất nước có nhiều người dân và tín đồ Phật giáo u mê vẫn tôn sùng lãnh tụ, thì việc một con cháu của lãnh tụ nay là vị sư tăng “đạo cao đức trọng” hẳn nhiên có tác dụng lôi kéo, dẫn dắt quần chúng cả tin nghe theo.

___________

 

Thời suy tàn khốc liệt của Phật giáo Việt Nam

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats