Đà Lạt ngày nay, cứ mưa to là ngập!
Lê Thiệt -
Saigon Nhỏ
2 tháng 9, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/da-lat-ngay-nay-cu-mua-to-la-ngap/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/01-Da-Lat-1.jpg
Hẻm trên đường Nguyễn Công Trứ ngập nặng
sau cơn mưa lớn. Ảnh: VNExpress
“Biến đổi khí hậu, xây dựng ồ ạt và
nhà kính có lẽ là nguyên nhân dẫn tới hiện trạng mưa là ngập”.
Đó là nhận
định của nhiều người dân bình thường đang sống ở Đà Lạt. Thế nhưng, bao nhiêu
năm nay, chính quyền Đà Lạt và Lâm Đồng lại không nhìn ra (?)
Ông Nguyễn
Văn Đoàn (58 tuổi, đường Phan Đình Phùng) cho hay, Đà Lạt những năm gần đây hễ
mưa lớn là ngập, nước dâng lên khiến đời sống người dân bị đảo lộn. Trước đây,
thành phố cũng mưa, song chỉ ngập ở một số khu vực vùng thấp trũng, hay gần suối,
nhưng giờ thì tràn vào các tuyến phố trong nội ô.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/01-Da-Lat-2.jpeg
Xe người dân bị ngập trên đường Phan
Đình Phùng chiều ngày 1 Tháng Chín – Ảnh: Tuổi Trẻ
Điều này
được chứng minh trong ngày 1 Tháng Chín, chỉ cần một trận mưa to một tiếng đồng
hồ, đường phố Đà Lạt chìm sâu trong nước, có nơi ngập tới một mét (!)
Điểm ngập
gây chú ý nhất là đường Phan Đình Phùng (đoạn suối Cam Ly đi ngang qua, phường
2, Đà Lạt). Nước từ suối tràn lên khiến một đoạn đường khoảng 100 mét ngập nặng.
Ngoài khu
vực trên, nhiều nơi khác tại thành phố Đà Lạt cũng bị ngập, như: đường Cách Mạng
Tháng Tám, Trạng Trình, Trương Văn Hoàn, Ngô Văn Sở, Tô Ngọc Vân…
Các khu vực
bị ngập trong trận mưa chiều 1 Tháng Chín đều có đặc điểm chung là nằm dọc suối
Cam Ly. Đây là con suối chảy qua nhiều khu vực của Đà Lạt. Khi nước mưa thoát
không kịp, nước sẽ tràn lên vùng ven suối gây ngập.
Tốc độ nước
dâng quá nhanh khiến người dân không kịp di tản đồ đạc dẫn đến thiệt hại nặng.
Các tuyến đường ảnh hưởng bởi trận ngập chiều hôm trước đều nằm ở lân cận khu vực
trung tâm thành phố Đà Lạt và là nơi buôn bán sầm uất.
Bà Nguyễn
Thị Quế (83 tuổi, phường 2, Đà Lạt), nói với báo Tuổi Trẻ:
“Tôi sống ở
đây bao nhiêu năm, thấy nước suối thỉnh thoảng chảy tràn lên đường nhiều lần.
Những năm gần đây thì thường xuyên hơn, nhưng chưa bao giờ tràn vô nhà cho đến
hôm qua. Bà con ở đây đang buôn bán cũng chủ quan không dọn dẹp đồ, đến khi nước
dâng lên thì khỏi chạy luôn nên thiệt hại nhiều”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/01-Da-Lat-3.jpg
Suối Cam Ly, đoạn chảy qua đường Phan
Đình Phùng, không kịp thoát nước vì đầy rác, khiến khu vực hai bên suối ngập – Ảnh:
Tuổi Trẻ
Việc chính
quyền cho phép đặt thêm một số đường ống cấp nước vào trong lòng đường ống
thoát nước làm lòng cống hẹp đi khá nhiều, cũng là nguyên nhân gây ngập. Tình
trạng đổ rác vô tội vạ xuống khu vực thác Cam Ly, làm bít luôn đường thoát nước.
Ông Nguyễn Công Trọng (phường 2, Đà Lạt), nói:
“Cống hẹp,
mưa lớn, kèm theo rác xả ra suối Cam Ly nhiều quá. Nước chảy tới đâu, rác cuốn
theo tới đó nên không thể nào mà thoát nổi. Ngập nước đã đành, dân còn bị ngập
rác nữa. Khó chịu vô cùng. Người dân ở đoạn cuối con suối Cam Ly như chúng tôi
gánh chịu hết mọi thứ rác rưởi”.
Nhà kính lấy hết không gian thoát nước
Theo các số
liệu mới nhất từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tổng diện
tích sản xuất rau hoa của Đà Lạt khoảng 18,000ha nhưng có khoảng 10,000ha nhà
kính.
Diện tích
nhà lưới nhà kính chủ yếu nằm ở những vùng nông nghiệp lớn dọc suối Cam Ly như
Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/01-Da-Lat-5.jpeg
Nhà
kính, nhà ở ken cứng ở nội ô đã lấy đi phần lớn không gian thoát nước của Đà Lạt
– Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo Tiến
sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, mật độ xây dựng
quá lớn ở nội ô, sự bê tông hóa đến mức đất không còn một khoảng thở là yếu tố
khiến mưa lớn ở chỗ nào thì chỗ đó ngập rất nhanh sau đó.
Nhưng,
chuyện ở ngoại ô mới là vấn đề cần phải xử lý. Nhà kính tràn lan từ nội ô đến
ngoại ô là nguyên nhân nghiêm trọng khiến cho hệ thống thoát nước của thành phố
Đà Lạt bị quá tải dù đã cải tạo rất nhiều.
Ông Long
cho rằng Đà Lạt đã thay đổi quá nhiều theo hướng tiêu cực, và giờ đây có thể
nói “khó vãn hồi”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/01-Da-Lat-4.jpg
Đà Lạt giờ trở thành “thành phố bê
tông” – Ảnh: Tuổi Trẻ
Sự thay đổi
kiến trúc chung trong lòng thành phố và vùng vành đai đã tạo nên một cơ hội để
những ảnh hưởng tiêu cực “tấn công” vùng trung tâm thành phố. Ông Long nhận định
rằng Đà Lạt không chỉ bị ngập, mà trong tương lai, lũ và hàng loạt phản ứng
tiêu cực của môi trường như thay đổi nhiệt độ, ô nhiễm nước, không khí… sẽ phá
nát “vùng đất mộng mơ” này.
Việc quản lý đô thị yếu kém, không có
tầm nhìn chiến lược của chính quyền tỉnh Lâm Đồng và TP. Đà Lạt, không loại trừ
tham nhũng, hối lộ, đã khiến thành phố này ngày “nát như tương” theo nghĩa đen
và cả nghĩa bóng.
No comments:
Post a Comment