Điều
gì xảy ra sau khi thế giới thất bại với COVID-19?
Lê Tây Sơn
20 tháng 9, 2022
https://saigonnhonews.com/doi-song/doei-gi-xay-ra-su-khi-the-gioi-that-bai-voi-covid-19/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/COVID-19-GettyImages-1-1024x682.jpg
Thân
nhân của một người mất vì COVID-19 ôm nhau trong nỗi thương tiếc tại lễ chôn cất
hàng loạt nạn nhân của đại dịch coronavirus (COVID-19) tại nghĩa trang Parque
Taruma vào ngày 19 Tháng Năm, năm 2020 ở Manaus, Brazil. (ảnh: Andre Coelho /
Getty Images)
Tổng kết về đại dịch coronavirus, Ủy
ban Lancet đưa ra phán quyết nghiêm khắc: đây là “một thất bại lớn trên toàn cầu”
(a massive global failure).
Tạp chí y
học uy tín The Lancet vừa công bố báo cáo của của Ủy ban Lancet, nhận định các
chính phủ trên thế giới đã quá “chậm chạp và thận trọng, đối mặt với sự ngờ vực
sâu sắc của công chúng, bị phá hoại bởi thông tin sai lệch và không giúp đỡ được
những người dễ bị tổn thương nhất”. Theo Washington
Post.
Báo cáo nhấn
mạnh: “Kết quả là hàng triệu người chết một cách oan uổng, trong khi có thể
ngăn cản được!”. Nghiên cứu mang tính “xin lỗi” này được thực hiện để cung cấp
động lực giúp thế giới đáp ứng tốt hơn trong tương lai khi xuất hiện các đại dịch
mới.
Để rút ra
“Bài học kinh nghiệm sâu sắc” này, Lancet triệu tập 28 chuyên gia nổi tiếng do
Jeffrey Sachs của Đại học Columbia đứng đầu để kiểm tra lại khả năng chuẩn bị, ứng
phó và phục hồi đại dịch trong hai năm, đồng thời nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng
của đại dịch đến sức khỏe cộng đồng, virus học, chính sách xã hội, kinh tế, tài
chính và địa chính trị.
Báo cáo được
xem là “một trong những nỗ lực cần thiết để rút ra bài học từ thảm họa sức khỏe
cộng đồng nghiêm trọng nhất trong một thế kỷ qua.”
Uỷ ban
Lancet lưu ý: “Những phát hiện mới của nhóm các chuyên viên có thẩm quyền rất
đáng được quan tâm. Trước đó, chúng tôi mong muốn Quốc hội Mỹ và Toà Bạch Ốc sẽ
thành lập một hội đồng quốc gia điều
tra toàn diện về COVID-19, giống như Ủy ban 11 Tháng Chín, nhưng họ vẫn
chưa làm.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/COVID-19-GettyImages-3-1280x853.jpg
Các
nhân viên y tế điều trị cho một bệnh nhân bị coronavirus trong phòng chăm sóc đặc
biệt COVID-19 (ICU) tại Trung tâm Y tế United Memorial (UMMC) vào Tháng Mười Một
năm 2020 ở Houston, Texas. (ảnh: Go Nakamura / Getty Images)
Những bài học
Bài học lớn
đầu tiên là khi một căn bệnh truyền nhiễm cao bùng phát ở một nhóm dân số dễ bị
tổn thương, thì phản ứng nhanh là rất cần thiết, đặc biệt là khi thế giới ngày
càng xuất hiện nhiều bệnh nhiễm trùng không có triệu chứng, như COVID-19. Chỉ một
trường hợp mới cũng tạo ra hàng ngàn ca nhiễm trong vòng một tháng và nhân rộng
lên rất nhiều sau đó. Khả năng của hệ thống y tế công cộng trong việc xác định
người bệnh, theo dõi tiếp xúc và cách ly các cá nhân bị nhiễm thường quá tải chỉ
sau vài tuần xảy ra lây nhiễm không được kiểm soát trong cộng đồng.
Báo cáo của
Uỷ ban Lancet nhấn mạnh: “Đó là những gì đã xảy ra, lặp đi lặp lại nhiều lần với
COVID-19. Trong khi đó phản ứng của các quốc gia thường mang tính “ngẫu hứng”,
đôi khi đi kèm các “giải pháp chống dịch phi lý”. Một số lãnh đạo quốc gia còn
đưa ra những tuyên bố vô trách nhiệm trong vài tháng đầu tiên của dịch bùng
phát, cố tình bỏ qua các bằng chứng khoa học và “liều mạng một cách không cần
thiết” nhằm giữ cho nền kinh tế mở cửa. Bằng cách này, chính phủ đã tự thể hiện
mình là “không đáng tin cậy và kém hiệu quả”.
Sự đối đầu
giữa các cường quốc về cách xử lý đại dịch càng làm suy yếu khả năng và nguồn lực
của các tổ chức quốc tế trong việc phản ứng với đại dịch, đặc biệt là Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO), nơi bị chỉ trích gay gắt vì liên tục sai lầm với chính sách
“phòng thủ hơn là táo bạo chống dịch”. Uỷ ban kêu gọi củng cố WHO và trao cho tổ
chức này quyền lực mạnh mẽ hơn và nguồn tài chính vững chắc hơn.
Bài học thứ
hai rút ra từ COVID-19 là việc không nắm bắt chính xác được cách lây truyền của
coronavirus đã dẫn đến nhiều tính toán sai lầm và tốn kém vô ích. Báo cáo viết:
“Ban đầu khi bùng phát dịch bệnh, các cơ quan y tế hầu như chỉ tập trung vào
lây virus qua đường spray (phun ra) từ mũi miệng, với ý tưởng cho rằng virus chỉ
phát tán khi mọi người phun (hắt) ra những giọt nhỏ trong khoảng cách một hoặc
hai mét rồi người khác hít vào hay chạm vào và đưa tay lên mặt.
Nhận thức
sai lầm này dẫn đến quy định về độ an toàn giả: chỉ cần cách nhau sáu bước
ngoài xã hội, sát trùng các bề mặt và rửa tay thường xuyên. Trên thực tế không
hoàn toàn thế, coronavirus lây lan qua cả các respiratory aerosol, những hạt cực
nhỏ lơ lửng trong không khí, giống như khói thuốc lá. Báo cáo nhấn mạnh: “Việc
không tập trung nhiều hơn vào giao thông hàng không ngay từ đầu đại dịch cũng
gây ra hậu quả khó lường. Sử dụng khẩu trang, thông gió trong nhà và lọc không
khí như biện pháp giảm thiểu rủi ro hiệu quả cũng không được khuyến khích thích
đáng ngay từ đầu. Chính các giả định sai lầm đã cho phép virus lây lan hầu như
không suy giảm suốt nhiều tháng”.
Bài học thứ
ba nghe không thoải mái lắm, nhưng đúng. COVID-19 là một đại dịch đòi hỏi sự hợp
tác cao cả trong nước và quốc tế; nhưng các cá nhân, chính phủ và tổ chức thường
quá xem trọng lợi ích hạn hẹp mang tính cục bộ mà coi nhẹ sức khoẻ công chúng.
Các quốc gia giàu có, gồm cả Hoa Kỳ dễ dàng mua được hàng chục triệu liều
vaccine cứu mạng trong khi các quốc gia quá nghèo chờ đợi tuyệt vọng ở cuối con
đường.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/COVID-19-GettyImages-2-1280x877.jpg
Giám
đốc và người phục vụ tang lễ Sam Deras đưa quan tài của một người đã chết vì
COVID-19 vào xe tang. Hình chụp Tháng Giêng năm 2021 ở El Cajon, California.
Nhà xác ở đây trung bình phải giải quyết khoảng 50 thi thể, nhưng tăng gấp đôi
vào Tháng Giêng 2021, khi California tiếp tục chứng kiến sự gia tăng đột biến về
số ca tử vong do coronavirus. (ảnh:Mario Tama / Getty Images)
Liệu còn mắc sai lầm khi có đại dịch mới?
Thử so
sánh, tính đến Tháng Một, 2022 tỷ lệ dân số được chích ngừa đầy đủ là 71% ở
Liên minh Châu Âu (EU), 63% ở Hoa Kỳ và 10% ở Châu Phi. Ủy ban lưu ý: “Các nhà khoa học Trung Quốc giải
mã được trình tự gene của coronavirus từ rất sớm, và đến Tháng Một, 2020 họ biết
rất rõ thành phố Vũ Hán đang bị đại dịch coronavirus tấn công. Nhưng thật kỳ lạ,
trong ba tuần đầu tiên của Tháng Một, 2020, ban lãnh đạo Bắc Kinh che giấu công
chúng về khả năng lây truyền từ người sang người của coronavirus, một sai lầm cực
kỳ nghiêm trọng tạo điều kiện cho virus lây lan trên toàn thế giới.”
Tuy nhiên,
Uỷ ban Lancet chỉ lướt qua vần đề
này và không giải quyết màn tranh cãi vẫn còn nóng về nguồn gốc crronavirus ở
Trung Quốc, dù nó đến từ sự lây lan từ động vật sang người hay bị vô tình bị “xổng
chuồng” trong phòng thí nghiệm. Uỷ ban kết luận: “Cả hai giả thuyết trên đều hợp
lý” cùng lời kêu gọi “không thiên vị, độc lập, minh bạch và nghiêm túc” điều
tra nguồn gốc đại dịch, gồm cả tại các phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán, nơi từng
có một nghiên cứu rủi ro được gọi là “gain of function”, trong đó các virus
tương tự với chủng gây ra đại dịch được thao tác di truyền.
Trong khi
Sachs kiến nghị Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Institutes of Health)
hãy công khai hơn về vai trò của mình trong việc tài trợ nghiên cứu “gain of
function” ở Trung Quốc, ông và nhóm nghiên cứu của ông cũng nên kiên quyết đòi
Trung Quốc hãy mở cửa thay vì đóng cửa cho các cuộc điều tra thêm về nguồn gốc
coronavirus.
Hai năm rưỡi sau khi khởi phát, đại dịch
đã lấy đi mạng sống 6.9 triệu người theo báo cáo chính thức. Con số thực tế có
thể cao gấp ba lần.
Việc áp dụng những kiến thức và bài học kinh nghiệm Uỷ ban Lancet đúc kết được
là hoàn toàn cần thiết để ngăn chặn những sai lầm lập lại khi thế giới phải đối
phó với đại dịch mới.
No comments:
Post a Comment