Ở nhà hàng
trên hồ Thiền Quang, anh nhà báo công an có làm thơ cười bẽn lẽn nói nho nhỏ
vào tai tôi: em thông cảm, báo anh đánh ông Nguyên Ngọc chứ không phải đánh em.
Theo lời một
người làm sách nổi tiếng thời đó, ông nhà báo đảng có viết lý luận phê bình đao
to búa lớn từng phân trần với anh: tôi đánh cái Diệu làm gì, tôi chỉ "xử"
Nguyên Ngọc thôi.
Đó là lời
từ miệng hai người có vị trí to trong hai tờ báo to của nền báo chí hồng thắm lộng
lẫy của nước ta, nói về các bài viết tấn công tập truyện Bóng Đè mà họ đã viết
hoặc duyệt cho in. Còn rất nhiều những đòn bẩn khác. Ví dụ có cô phóng viên trẻ
lên tivi nói rằng những người khen Bóng Đè là nhận tiền làm PR, (nghe đâu cô ấy
bây giờ đã thành "nhà báo nhớn"). Chỉ vì bác Nguyên Ngọc đã viết lời
giới thiệu Bóng Đè.
Họ sợ nhà văn Nguyên Ngọc. Ông giống một vị tướng mặc giáp sắt cầm
gươm uy nghiêm đứng bên kia đường, quay lưng lại tòa nhà tuyên giáo, tòa nhà
ông đã từng sống, từng ngồi trên một trong những chiếc ghế oai phong. Có lẽ vì
đã ngồi trên nó nên ông là người biết rõ nhất chiếc ghế đó sơn phết gì, mối mọt
ra sao, chặn chết bao người. Người ta đang bỉ bôi rằng Nguyên Ngoc "thờ
hai chủ". Chủ nào? Tôi cho rằng ông chủ của Nguyên Ngọc luôn là đất nước
Việt Nam. Chỉ là trước đây, như triệu người khác, ông đồng nhất đất nước với đảng.
Sau này, ông nhận ra đảng không phải cánh rừng, mà là đàn hổ chuyên săn nai săn
hoẵng săn cả vượn tổ tiên trong cánh rừng, xơi ngoạm dưới cánh rừng, gầm rống
tiếng bá chủ vang cánh rừng. Hiểu ra, ông tìm một lối khác, theo con suối nhỏ
chỗ bình lặng chỗ thác ghềnh, chảy mãi chảy mãi ra sông ra bể.
Những năm
50, đa phần văn nghệ sĩ có tên tuổi ở miền Bắc đã xuống nông thôn tiến hành cuộc
cải cách long trời lở đất. Họ làm thư ký, làm anh đội, làm cán bộ tòa án xử địa
chủ. Trong số họ, ai đã nói lời xin lỗi với những địa chủ họ bắt, những địa chủ
bị họ gián tiếp xử chết? Hình như chưa. Từng phỏng vấn nhiều "anh đội"
văn nghệ sĩ, người duy nhất tthừa nhận mình đã ra lệnh xử bắn địa chủ với chúng
tôi là tác giả "Thi sĩ máy". Tôi trân trọng ông Ngô Như Mai vì điều
này. Còn khi viết hồi ký, thầy Nguyễn Đăng Mạnh nói rằng ông đã là "anh đội"
cố hết sức để nhẹ nhàng. Còn nhân vật Bối trong "Ba người khác", đội
phó đội cải cách ruộng đất mà người đọc cho rằng là hóa thân của nhà văn Tô
Hoài thì luôn cố gắng biện minh cho những việc không hay mình đã làm...
Có lẽ
Nguyên Ngọc là người sám hối thành thật nhất, bằng những việc ông làm sau này.
.
No comments:
Post a Comment