Chỗ
đứng của trinh thám trong dòng chảy văn học Việt
Thứ bảy,
10/9/2022 12:15 (GMT+7)
https://zingnews.vn/cho-dung-cua-trinh-tham-trong-dong-chay-van-hoc-viet-post1354089.html
Tại sao
độc giả Việt thích đọc trinh thám nhưng làng văn Việt lại ít tác giả viết trinh
thám đến vậy? Nhà văn Di
Li và nhà văn Oystein Torsrud bàn về tương lai của trinh thám Việt.
Ngày 9/9,
tọa đàm “Văn học trinh thám hiện đại: Giao thoa Đông - Tây” diễn ra với sự tham
gia của nhà văn người Na Uy Oystein Torsrud, nhà văn Di Li và nhà văn Đức Anh.
Xuất hiện
tại sự kiện, nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhận
định trinh thám là một dòng văn học đáng được coi trọng hơn. Ông cho rằng ở Việt
Nam, độc giả rất thích đọc trinh thám, thích những loại hình kích thích trí tò
mò, tuy nhiên số lượng nhà văn viết trinh thám Việt chưa nhiều. Ông đặt ra vấn
đề về tương lai của trinh thám Việt.
Gốc rễ văn
học trinh thám Việt Nam lần về những năm 1930 của thế kỷ trước với Phạm Cao Củng,
Thế Lữ. Dòng văn học đặc biệt này đã trải qua thách thức, để đến gần đây, nhiều
tác giả trinh thám Việt bắt đầu được độc giả công nhận hơn.
Từ trái
qua phải: nhà văn Di Li, nhà văn Đức Anh và nhà văn Oystein Torsrud. Ảnh: Minh
Hùng.
Sự chuyển mình của trinh thám hiện đại
Theo nhà
văn Di Li, sáng tác trinh thám, người viết cần có óc sáng tạo, trí tưởng tượng
và tư duy logic chặt chẽ. Đặt trong bối cảnh thế kỷ XX, nhà văn trinh thám đối
mặt với những thách thức chuyển mình với những yếu tố công nghệ 4.0. Sáng tác
trinh thám không còn dựa thuần túy vào suy luận được như thời Conan Doyle hay
Agatha Christie.
Rất khó để
một tác phẩm trinh thám viết trong bối cảnh hiện đại mà không có sự tham gia của
công nghệ. Tác phẩm nào lược bỏ yếu tố công nghệ sẽ trở nên kém thuyết phục
trong mắt độc giả. Tuy nhiên, Di Li cho rằng nhà văn trinh thám cũng cần cẩn trọng
không lạm dụng quá đà yếu tố công nghệ, vẫn cần đảm bảo yếu tố tư duy, suy luận
logic - những đặc trưng của dòng văn học trinh thám. Đó chính là cái khó khi viết
trinh thám hiện đại.
Tác giả Trại
hoa đỏ chia sẻ rằng bản thân bà khi sáng tác cũng phải chủ động nghiên
cứu rất nhiều về kỹ thuật hình sự, giám định pháp y, luật và công nghệ... Đây
là một công việc tốn thời gian.
Di Li cho
biết trinh thám bắt nguồn từ phương Tây và chính tính logic, tư duy duy lý là
điều giúp cho văn học trinh thám phương Tây phát triển mạnh. Trinh thám Bắc Âu
như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch… dù đến từ những quốc gia thưa dân nhưng vẫn có
thể bán được hàng triệu bản.
Trinh thám
phương Đông thì vừa duy lý vừa duy tình, những thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc phát triển mạnh khi các tác giả biết cách đan cài các vấn đề xã hội
vào trinh thám.
Nhà văn
Oystein Torsrud cho biết các nhà xuất bản ở Na Uy rất khắt khe nên để xuất bản
một cuốn sách ở nước ông không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, ông cho rằng đó
là động lực để văn học trinh thám Na Uy phát triển. Theo Oystein Torsrud, để
trinh thám phát triển được theo dòng chảy thời đại, các nhà văn phải quan tâm đến
các vấn đề của xã hội bản địa đương đại, cố gắng truyền tải điều ấy qua tác phẩm.
“Đây là một bài học kinh nghiệm cho các nền văn học khác”, ông nói.
Nền trinh
thám Việt Nam sau một thời gian loay hoay, nay đã xuất hiện những gương mặt trẻ,
thậm chí thuộc gen Z với nhiều ý tưởng táo bạo và cái nhìn thấu hiểu nhu cầu của
độc giả.
https://znews-photo.zingcdn.me/w860/Uploaded/natmts/2022_09_10/thd01e6_193422_16534111921001222.jpg
Hình
ảnh từ phim chuyển thế tác phẩm Trại
hoa đỏ. Ảnh: K+.
Tương lai của trinh thám Việt
Nhà văn Di
Li cho rằng nhà văn trinh thám đương đại phải nghiên cứu, học hỏi nhiều hơn để
bắt kịp thời đại, chứ không chỉ đơn giản xây dựng một nhân vật "tài tử
chuyên phá án" được nữa.
Nhà văn Đức
Anh cho rằng văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn học Phương Tây qua ba yếu tố:
văn phong, cách đặt vấn đề và cách tư duy tổ chức cốt truyện. “Rất nhiều nhà
văn Việt Nam vận dụng kỹ thuật viết trinh thám của phương Tây khi viết văn”.
Nhưng để có một tương lai phát triển mạnh hơn, tác giả Đảo bạo bệnh nghĩ
văn học Việt Nam cần phát huy thêm yếu tố bản địa.
Sau nhiều
lần trao đổi với bạn đọc, nhà văn Đức Anh chia sẻ: “Ngày nay các độc giả trẻ
yêu cầu bối cảnh tác phẩm phải thuần Việt. Hãy cho vào những làng quê”. Theo Đức
Anh, độc giả hiện đại thường yêu cầu nhà văn cho vào tác phẩm những câu chuyện
thời bao cấp, những bí ẩn thời chiến, mô tả không gian của Hà Nội, không gian của
Sài Gòn, tả chút sương mù Pleiku. Và đặc biệt, họ muốn đọc những câu chuyện, những
lời thoại đậm chất Việt Nam.
Đức Anh
nghĩ rằng con đường duy nhất để có thể phát triển văn học trinh thám là phải biết
kết hợp yếu tố bản địa với những kỹ thuật học hỏi được từ phương Tây. Khi đạt
được sự giao thoa Đông-Tây, trinh thám Việt sẽ không còn vẻ xa lạ, ngôn ngữ sẽ
không còn “lậm văn dịch” nữa.
Nhà văn nhận
thấy các tác giả trinh thám Việt đang dần có cách đặt vấn đề khác xưa, đan cài
được các yếu tố lịch sử, yếu tố văn hóa hay. Văn học trinh thám đương đại không
chỉ là một cuộc điều tra phá án thuần giải trí, mà truyền tải nhiều yếu tố nhân
văn khác.
Ông Nguyễn
Quang Thiều cũng cho rằng một tác phẩm trinh thám ngày nay có thể truyền tải những
giá trị nhân văn. "Yếu tố trinh thám đã được các nhà văn, các nhà làm phim
trên khắp thế giới khai thác như một công cụ đắc lực để truyền tải các thông điệp
nghệ thuật".
Chất lượng
tác phẩm nâng cao, độc giả ủng hộ nhiệt tình hơn. Nhiều đầu sách trinh thám bán
chạy và được chuyển thể thành phim điện ảnh/truyền hình ăn khách là minh chứng
cho thấy đà phát triển của trinh thám Việt.
----------------------
BÀI LIÊN QUAN
Những
tác giả trinh thám Việt nổi bật
Kim Tam
Long, Đức Anh, Giản Tư Hải... là một số tác giả nổi bật trong làng trinh thám
Việt hiện nay.
Những
tiểu thuyết lãng mạn pha trộn yếu tố bí ẩn
Nếu ví sách hay như một món ăn ngon thì những tác phẩm thuộc thể loại lãng mạn không chỉ có hương vị ngọt ngào mà còn thêm phần hấp dẫn khi pha trộn yếu tố bí ẩn, trinh thám
===================================================================
Văn
học trinh thám Việt Nam: Khó thành dòng lớn?
Hà
Tuyên
07:56
11/09/2022
http://daidoanket.vn/van-hoc-trinh-tham-viet-nam-kho-thanh-dong-lon-5696256.html
“Văn học
trinh thám ở Việt Nam không phát triển. Lý do cũng dễ hiểu bởi trinh thám là một
thể loại văn học giả tưởng, nó huy động gần như 100% trí tưởng tượng, mà trí tưởng
tượng thì thật sự không phải là sở trường của người châu Á”, nhà văn Di Li nhìn
nhận tại buổi tọa đàm “Văn học trinh thám hiện đại, giao thoa Đông và Tây” được
tổ chức ngày 9/9 tại Hà Nội.
http://image.daidoanket.vn/w640/images/upload/09102022/toadam.jpg
Nhen nhóm
từ thập niên 30 của thế kỷ XX với sự xuất hiện của những nhà văn như Phạm Cao Củng,
Thế Lữ... văn học trinh thám Việt Nam đã xuất hiện và giữ một vị trí nhất định
trong dòng chảy văn học, tuy không phải lúc nào cũng gây được sự chú ý từ độc
giả. Một số ý kiến cho rằng, trong truyền thống sáng tác truyện trinh thám Việt
Nam, các nhà văn đều tiếp nhận chủ động ảnh hưởng từ văn học nước ngoài, bởi vậy
các tác phẩm luôn có sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông và Tây.
Ở thời kỳ
đầu, các tác phẩm hầu hết được viết theo lối suy luận theo kiểu “thầy lang bắt
mạch” mà không có sự can thiệp của các yếu tố công nghệ. Nặng về suy luận chính
là điểm đặc trưng của văn học trinh thám truyền thống. Tuy nhiên, đối với văn học
trinh thám hiện đại thì hiện tượng “thầy lang bắt mạch” không còn và thay vào
đó là những suy luận dựa trên kết quả của công nghệ 4.0.
Nhà văn Di
Li cho rằng, truyện trinh thám hiện đại nếu đi theo lối cũ chỉ có suy luận thì
không còn phù hợp. “Nếu như cách đây 2 - 3 thập niên, các nhà văn trinh thám chỉ
dụng đến kỹ thuật hình sự thì trong những năm trở lại đây, các nhà văn trinh
thám thế kỷ 21 bắt đầu sử dụng biện pháp điều tra bằng công nghệ. Công nghệ 4.0
xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm trinh thám, đặc biệt là trinh thám Bắc
Âu và trinh thám của Mỹ. Với nền trinh thám của Pháp, họ vẫn đưa những câu truyện
mang tính văn hóa, tính nhân văn vào tác phẩm nhưng cơ bản thì kỹ thuật hình sự,
giám định pháp y, công nghệ máy tính để điều tra các tội phạm công nghệ cao là
điển hình của trinh thám hiện đại”, Di Li nói.
Chính bởi
sự thay đổi đó nên để bắc nhịp từ trinh thám truyền thống sang trinh thám hiện
đại các nhà văn cũng gặp phải không ít khó khăn khi viết. “Đứng trên phương diện
cá nhân là một người viết truyện trinh thám, tôi cũng phải nghiên cứu rất nhiều
về kỹ thuật hình sự, giám định pháp y và luật. Đặc biệt luật phải là luật mới
nhất. Bên cạnh đó về phần công nghệ tôi cũng phải nghiên cứu rất nhiều. Vì thế
nên để có thể ra mắt độc giả một tác phẩm trinh thám khoảng 500 - 600 trang,
tôi đã phải viết trong nhiều năm”, nhà văn Di Li chia sẻ thêm.
Có thể thấy,
để một tác phẩm truyện trinh thám ra đời, tác giả phải mất rất nhiều thời gian
thai nghén, ngoài việc nghiên cứu cặn kẽ công nghệ để phù hợp với thời đại, người
viết còn cần phải huy động 100% trí lực để tưởng tượng. Tuy thế, tưởng tượng lại
là một điểm yếu của tác giả người châu Á nói chung khi viết truyện trinh thám.
Theo nhà văn Di Li, lý do mà trí tưởng tượng không phải sở trường của người
châu Á nói chung, người Việt Nam nói riêng, bắt nguồn từ việc giáo dục học đường.
“Khi viết văn, chúng ta thường viết theo một kiểu văn mẫu và đương nhiên tất cả
các thể loại giả tưởng theo đó đều bị triệt tiêu ngay lập tức. Khi trí tưởng tượng
không được phát tác thì không chỉ trinh thám mà các thể loại giả tưởng khác
như: khoa học viễn tưởng, phiêu lưu mạo hiểm, kinh dị, huyền ảo... đều không có
cơ hội được phát triển”.
Cũng trong
buổi tọa đàm, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chỉ ra thêm một
điểm yếu của các nhà văn Việt Nam khi viết truyện, đó là việc các tác giả đã
nghiêm trọng hóa tính chất của văn chương, chính vì thế họ đặt ra các vấn đề đầy
nghiêm trọng, phức tạp và cao siêu nhưng cũng đầy nặng nề trong tác phẩm của
mình.
Để đánh
giá chính xác cơ hội phát triển của dòng văn học trinh thám của Việt Nam, bên cạnh
việc nhìn nhận những điểm mạnh và điểm yếu mang tính chủ quan thì cần phải quan
sát thực tế dòng chảy của văn học trinh thám thế giới để chỉ ra những yếu tố
khách quan còn hạn chế.
Trong khi
đó, ông Oystein Torsrud (nhà văn người Na Uy) chia sẻ: “Các nhà xuất bản Na Uy
thường sở hữu những mặt mạnh về thông tin, họ biết cách tạo sự hấp dẫn cho những
cuốn sách mới ra, điều đó tạo động lực cho các nhà văn viết các tiểu thuyết mới”.
Một trong
những nguyên do khiến dòng văn học trinh thám ở Việt Nam chưa phát triển, có ý
kiến nêu rằng, hiện ít đơn vị xuất bản đầu tư cho dòng truyện này. Đây là điều
cần phải khắc phục trong tương lai nếu muốn thể loại văn học trinh thám Việt
Nam phát triển. Bên cạnh đó, việc chuyển thể các tác phẩm văn học trinh thám
thành phim cũng là một cách khá hay để dòng văn học này tiếp cận gần hơn với độc
giả. Hiện nay, đã có một số tác phẩm tiểu thuyết trinh thám của Việt Nam như tiểu
thuyết “Trại hoa đỏ” hay “Câu lạc bộ số 7” của nhà văn Di Li được chuyển thể
thành kịch bản phim, tuy nhiên số lượng đó vẫn là quá ít ỏi.
Nhận định
tương lai của văn học trinh thám tại Việt Nam, nhà văn Nguyễn Quang Thiều cho rằng,
văn học trinh thám sẽ phát triển hơn nhưng không thể trở thành một dòng văn học
lớn trong nền văn học Việt Nam. Lý giải về điều này, ông Thiều cho rằng, sự
phát triển cần được bắt nguồn từ văn hóa, nếu như các tác phẩm văn học trinh
thám Việt Nam thế kỷ 21 tiếp tục chạy theo những gì mà văn học trinh thám
phương Tây đã và đang làm thì sẽ không thể tiếp cận được với độc giả trong nước
bởi văn hóa người Á Đông nói chung thường nghiêng về những câu chuyện tâm linh.
Bởi vậy người viết cần phải cân bằng hài hoà giữa các yếu tố văn hoá truyền thống
và hiện đại thì mới có thể dễ dàng tiếp cận với hệ tư duy của đối tượng độc giả
mà mình hướng tới.
No comments:
Post a Comment